ASEAN cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các Mục tiêu SDG

Ánh Dương | 31/03/2020 15:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, Ủy ban Kinh tế và Xã hội về châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (ESCAP) đã công bố “Báo cáo tiến độ SDG châu Á và Thái Bình Dương 2020”.

Theo đó, Báo cáo đã phác thảo hiệu suất của khu vực trong việc đạt được Chương trình nghị sự 2030 cho các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), được thiết kế để trở thành một "kế hoạch chi tiết để đạt được một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người".

Nhiều quốc gia được đánh giá đang cho thấy sự tiến bộ tích cực trong việc cải thiện chất lượng giáo dục cũng như cung cấp năng lượng sạch. Tuy nhiên, báo cáo cũng đã chỉ ra tỷ lệ năng lượng tái tạo ở khu vực Đông Nam Á đang giảm dần.

Tổng Thư ký và Thư ký điều hành của ESCAP, Armida Salsiah Alisjahbana cho biết: "Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phải giải quyết nhiều nhất hai mục tiêu: Thúc đẩy tiêu dùng, sản xuất có trách nhiệm và hành động vì khí hậu. Trên thực tế, khu vực này có những lúc chưa đáp ứng".

Báo cáo cũng nhấn mạnh một khái niệm quan trọng của tiến bộ mà không thể chỉ dựa vào tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, mặc dù tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của khu vực châu Á -Thái Bình Dương tăng hơn gấp đôi so với mức trung bình của thế giới năm 2017. Để đạt được sự bền vững, tăng trưởng kinh tế cần phải được kết hợp với sức khỏe của con người và môi trường lành mạnh. Đây là khía cạnh đang còn chưa được quan tâm lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

ASEAN cần nỗ lực để hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh 1.

Các nhà hoạt động Indonesia chụp ảnh với những tấm bảng và biểu ngữ khi họ tham gia cuộc biểu tình trong chiến dịch chống biến đổi khí hậu toàn cầu ở Jakarta vào ngày 20/9/2019. (Ảnh: AFP)

Báo cáo cho biết, với tốc độ này khu vực dự kiến sẽ "bỏ lỡ tất cả các mục tiêu SDG có thể đo lường được liên quan đến giảm nghèo, bình đẳng giới và thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa các quốc gia vào năm 2030". 

Tuy nhiên, những cải tiến được ghi nhận trong khía cạnh an ninh lương thực, vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định và tiếp cận các dịch vụ vệ sinh cơ bản có thể tạo nền tảng vững chắc cho các quốc gia thực hiện các biện pháp tăng tốc trong tương lai.

ASEAN cần nỗ lực để hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh 2.

(Nguồn: Ủy ban Kinh tế và Xã hội về châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc)

Những chỉ tiêu môi trường

Tổng diện tích rừng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tăng nhẹ kể từ năm 2000. Tuy nhiên, 35% các quốc gia đã báo cáo về việc mất rừng liên tục - tất cả đều ở khu vực Đông Nam Á. Mặc dù chiếm tỷ lệ diện tích rừng lớn nhất (48%) nhưng đây cũng là khu vực duy nhất có diện tích rừng giảm dần; cụ thể là Campuchia, Myanmar, Indonesia và Đông Timor.

Ô nhiễm không khí cũng là một vấn đề nghiêm trọng trong khu vực ASEAN với nồng độ hạt bụi trong không khí cao (PM) 2.5 - còn được gọi là ô nhiễm bụi mịn - có thể xâm nhập vào máu qua phổi và có liên quan đến các cơn hen suyễn, đau tim và các vấn đề về hô hấp.

Ngoài ra, khối lượng chất thải nguy hại trong khu vực ASEAN có xu hướng tăng, đạt gần 40 triệu tấn, tăng gấp 5 lần từ năm 2000 đến 2015.

"Những phát hiện này báo động cho khu vực cần khẩn trương thúc đẩy việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện việc quản lý hóa chất và chất thải, tăng khả năng chống chịu thiên tai và thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu thông qua các chính sách tích hợp", Armida nói thêm.

Đây là một số khía cạnh khiến Đông Nam Á đang bị tụt lại phía sau. Chúng ta chỉ còn 10 năm nữa để hoàn thành 5 mục tiêu SDG. Các nước ASEAN có thể có nguy cơ mất đi vị thế của mình trên trường quốc tế nếu những nỗ lực đạt được sự bền vững được đặt ra cho các lợi ích khác mà không đóng góp cho quốc gia và khu vực theo hướng bền vững.

ESCAP cảnh báo rằng nếu không có sự phối hợp và nỗ lực hơn từ tất cả các bên liên quan, khu vực này sẽ không đáp ứng được bất kỳ mục tiêu nào trong số 17 mục tiêu SDG vào năm 2030.

Ủy ban này cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của thương mại như một phương tiện để khu vực đạt được các mục tiêu SDG. Đông Nam Á đã nhận được khoảng 30% của tất cả các khoản tài trợ thương mại châu Á - Thái Bình Dương trong 5 năm qua. Chưa kể lợi ích lớn từ kiều hối cá nhân, chiếm 2,8% GDP năm 2017 (hơn 60 tỷ USD).

Điều này cho thấy các nguồn lực có thể được phân bổ một cách hiệu quả hơn để thực hiện tốt hơn các bước nhằm đạt được các mục tiêu SDG vào năm 2030.

Các bên liên quan như các quan chức chính phủ, nhà phân tích khu vực và chuyên gia quốc gia có thể rút ra được những phương pháp để giải quyết các vấn đề ưu tiên cũng như phát triển các chính sách phù hợp. Mặc dù kỳ vọng là thấp, nhưng vẫn có thể giúp khu vực tăng tốc thực hiện các biện pháp hiệu quả nhằm đạt được Chương trình nghị sự 2030 cho các mục tiêu phát triển bền vững.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
ASEAN cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các Mục tiêu SDG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO