ASEAN công bố 17 nhà khoa học và công nghệ giai đoạn 2018 - 2019

LP| 11/07/2018 09:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, ASEAN vừa công bố danh sách 17 nhà khoa học và công nghệ giai đoạn 2018 - 2019, trong đó có 2 nhà khoa học Việt Nam.

Quỹ ASEAN hợp tác với Ban Thư ký ASEAN và Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố danh sách 17 nhà khoa học và công nghệ ASEAN 2018 - 2019. Các nhà khoa học được lựa chọn đến từ các nước Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam dựa trên những thành tựu và khả năng thúc đẩy hoạch định chính sách khoa học trong ASEAN.

Việc công bố các nhà khoa học công nghệ ASEAN mang đến những cơ hội cho các nhà khoa học cấp trung từ các nước thành viên ASEAN về ứng dụng tri thức và các kỹ năng phân tích để giải quyết các thách thức chính sách công.

Các nhà khoa học này sẽ được gửi đến các bộ, các cơ quan khác nhau trong nước mình trong giai đoạn 1 năm nhằm tăng cường năng lực kỹ thuật của các cơ quan này để ra các quyết định chính sách có đầy đủ thông tin, dựa trên dữ liệu, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp mà ASEAN phải đối mặt. Những nhà khoa học này sẽ phải dành thời gian, tri thức và kỹ năng của họ để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách ứng dụng các thành tựu khoa học trong việc hoạch định chính sách và ra quyết định. Việc công bố danh sách các nhà khoa học gắn với Chương trình hành động về khoa học công nghệ và đổi mới của ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 bằng cách tập trung vào 3 ưu tiên: biến đổi khí hậu; năng lượng bền vững; khoa học công nghệ và chính sách đổi mới.

Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN đã chọn lựa các nhà khoa học thông qua một quy trình với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các nước thành viên ASEAN, Bộ phận khoa học và công nghệ của Ban thư ký ASEAN, USAID và Phái đoàn Hoa Kỳ tại ASEAN. Hoạt động đầu tiên của các nhà khoa học là dự một hội thảo định hướng vào cuối tháng 7 vừa qua tại Jakarta, Indonesia.

Dưới đây là danh sách các nhà khoa học ASEAN giai đoạn 2018/2019 :

Nhà khoa học Andery Lim đến từ Brunei Darussalam

TS. Lim có bằng tiến sỹ của Đại học (ĐH) Brunei Darussalam, hiện làm việc tại đây với tư cách là trợ lý nghiên cứu và giám đốc phòng thí nghiệm. Nghiên cứu của TS. Lim tập trung vào năng lượng bền vững, đặc biệt là pin năng lượng mặt trời. Trong nhóm đặc trách hợp tác năng lượng tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2013, TS. Lim đã hỗ trợ các nhà nghiên cứu chính thuộc Viện Nghiên cứu năng lượng quốc gia Brunei trong thu thập dữ liệu.

Nhà khoa học Kong Chuuon đến từ Campuchia

TS. Kong Chuuon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu nước và môi trường tại Viện công nghệ Campuchia tại Phnom Penh. Trong luận văn nghiên cứu sinh của mình, TS. Kong Chuuon đã đánh giá khả năng các nguồn nước sẵn có để đáp ứng các nhu cầu cho cuộc sống thường ngày, nông nghiệp, phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường nhờ sử dụng sự tiếp cận đường phân nước, một cơ cấu hợp tác cùng quản lý môi trường ở Campuchia. Các lĩnh vực nghiên cứu của TS. Kong Chuuon là thủy học môi trường và sinh thái nguồn nước nội địa.

Nhà khoa học Fidero Kouk đến từ Campuchia

TS. Fidero Kouk là Trưởng khoa hóa học và kỹ thuật thực phẩm tại ĐH Công nghệ Campuchia ở Phnom Penh. TS. Fidero Kouk dẫn dắt và giám sát các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về di truyền học, quản lý rác thải và phụ trách nhóm công tác về tăng cường sinh thái, hoạt động hệ sinh thái đất cũng như nhóm công tác về bảo vệ môi trường cho hồ Tonle Sap của Campuchia.

Nhà khoa học Muhammad Makky đến từ Indonesia

TS. Makky là Phó giáo sư tại ĐH Andalas. Ông cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học ở Nhật Bản, Hà Lan và Hy Lạp. Ông hiện nay đang là một điều phối viên tại Trung tâm Bảo đảm chất lượng nghiên cứu và các dịch vụ cộng đồng của Đại học Andalas. Ông cũng là một cố vấn cho các công ty dầu cọ ở Indonesia.

Nhà khoa học Ahmad Agus Setiawan đến từ Indonesia

TS. Setiawan là phó giáo sư về các hệ thống năng lượng tái tạo và quy hoạch tại bộ môn Vật lý kỹ thuật và hạt nhân, Khoa Kỹ thuật, ĐH Gadjah Mada. TS. Setiawan cũng là một chuyên gia cho Ngân hàng thế giới về năng lượng sạch tại Dự án cải thiện cung cấp năng lượng của Bộ các nguồn lực năng lượng và khai khoáng về chính sách năng lượng quốc gia. Ông hiện đang đóng góp cho việc hình thành dự thảo các quy định về năng lượng tái tạo cho chính quyền tỉnh Yogyakarta, Indonesia.

Nhà khoa họcVimontha Khieovongphachanh đến từ Lào

TS. Khieovongphachanh là Trưởng bộ môn CNTT thuộc Khoa Kỹ thuật máy tính và CNTT tại ĐH quốc gia Lào. TS. Khieovongphachanh cũng tham gia quản lý trong các dự án hỗ trợ CNTT ITSD và phát triển phần mềm. Ngoài các hội thảo và đào tạo quốc tế khác nhau, TS. Khieovongphachanh đã công bố nghiên cứu về xử lý thị giác và hình ảnh.

Nhà khoa học Sengphet Keokangdong đến từ Lào

TS. Keokangdong là Trưởng khoa Khoa học vật liệu và kỹ thuật ứng dụng tại ĐH quốc gia Lào. Lĩnh vực nghiên cứu của TS. Keokangdong là kỹ thuật khoa học vật liệu và công nghệ. TS. Keokangdong đã có những công trình nghiên cứu lớn được xuất bản về gốm và vật liệu đất sét. Ông đã nhận bằng tiến sỹ năm 2014 của ĐH kỹ thuật vật liệu và khai khoáng, ĐH Khoa học Malaysia.

Nhà khoa học Haslenda Hashim đến từ Malaysia

TS. Hashim là Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật hệ thống xử lý và là trưởng nhóm nghiên cứu năng lượng xanh, quy hoạch môi trường của Khoa Hóa học và kỹ thuật năng lượng, ĐH Công nghệ Malaysia. Các hoạt động nghiên cứu khoa học của TS. Hashim tập trung về quy hoạch năng lượng và môi trường, lĩnh vực carbon thấp, năng lượng tái chế và bảo tồn nguồn lực. TS. Hashim cũng tham gia đào tạo và tư vấn kỹ thuật cho các tổ chức chính phủ và ngành.

Nhà khoa học Hazlina Selamat đến từ Malaysia

TS. Selamat là Giám đốc Trung tâm Trí tuệ nhân tạo (AI) và Robotics tại ĐH Công nghệ Malaysia và Giám đốc, đồng sáng lập công ty Apt Touch. Với một nhóm các kỹ sư điều khiển, TS. Selamat đã đồng sáng lập Tổ chức các kỹ sư điều khiển tự động hóa Malaysia. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của TS. Selemat là điều khiển thích ứng, định vị và mô hình hóa hệ thống cũng như trí tuệ nhân tạo.

Nhà khoa học Thein Min Htike đến từ Myanmar

TS. Htike là Phó Giáo sư của khoa kỹ thuật cơ khí, ĐH Công nghệ Yangoon. TS. Htike tiến hành nghiên cứu về các turbin gió quy mô nhỏ để phát điện ở nông thôn và cũng là người quản lý một dự án thúc đẩy năng lượng gió và phổ biến các công nghệ năng lượng gió cho những người quan tâm với sự hỗ trợ của Quỹ hợp tác Mekong - Hàn Quốc 2017.

Nhà khoa học Kay Lwin Tun đến từ Myanmar

TS. Tun là phó giáo sư của Khoa động vật học, ĐH giáo dục từ xa Mandalay. Các nghiên cứu của TS. Tun chuyên về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và khả năng gây bệnh của cá, động vật có vỏ, đặc biệt là các động việc làm lây nhiễm cá tự nhiên và nuôi trồng thương mại quan trọng, những động vật quan trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản ở Myanmar.

Nhà khoa học Joey D. Ocon đến từ Philippines

TS. Ocon là phó giáo sư và nhà khoa học được bổ nhiệm tại ĐH Diliman Phillipines. Được ASEAN lựa chọn, TS. Ocon sẽ làm việc với Ủy ban Phillipine về Công nghiệp, năng lượng, nghiên cứu - phát triển công nghệ mới để cập nhật nghiên cứu, thiết kế lộ trình, cân đối danh mục năng lượng tái tạo, dự trữ năng lượng và các công nghệ năng lượng thay thế.

Nhà khoa học Micheal Angelo B.  Promentilla đến từ Philippines

TS. Promentilla là Trưởng Bộ phận quản lý hóa học và rác thải của Trung tâm nghiên cứu phát triển kỹ thuật và bền vững của ĐH De La Salle. TS. Promentilla đã có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu về mô hình hóa quyết định và phân tích rủi ro liên quan đến các hệ thống năng lượng và môi trường. Ông là người sáng lập và đứng đầu nghiên cứu geopolymer, vật liệu mới mà bản chất cơ bản của nó  một polymer vô cơ và kỹ thuật vật liệu tiên tiến cho phòng lab bền vững.

Nhà khoa họcNuwong Chollacoop đến từ Thái Lan

TS. Chollacoop là trưởng phóng thí nghiệm năng lượng tái tạo tại Trung tâm Công nghệ kim loại và vật liệu của Cơ quan phát triển công nghệ và khoa học quốc gia Thái Lan. TS. Chollacoop đã có hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về tính di động bền vững với trọng tâm về năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng trong ngành vận tải đường bộ.

Nhà khoa học Nipon Pisutpaisal đến từ Thái Lan

TS. Pisutpaisal là trưởng phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo tại Trung tâm Công nghệ kim loạt và vật liệu quốc gia thuộc Cơ quan phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia. Nghiên cứu của TS. Pisutpaisal  tập trung vào công nghệ nâng cấp diesel sinh học đã được thông qua trong Kế hoạch Phát triển năng lượng thay thế của Thái Lan (2015 - 2036). Ông là một chuyên gia về năng lượng tái tạo, hiệu suất năng lượng trong nhiều Ủy ban quốc gia và là một sáng lập viên Hiệp hội xe điện điện của Thái Lan.

Nhà khoa học Dung Duc Tranđến từ Việt Nam

Dung Duc Tran là một nghiên cứu sinh của Nhóm quản lý nguồn lực nước và thủy học tại Đại học Wageningen ở Hà Lan. Trước đó, Dung Duc Tran là Phó bộ môn và là nhà nghiên cứu của Bộ phận các tài nguyên Tây Thái Bình Dương cho khu vực Đông Nam Bộ và các lĩnh vực lân cận. Dung Duc Tran cũng là nghiên cứu viên chính tại Trung tâm Quản lý tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu tại Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của Dung Duc Tran tập trung vào các hệ thống thông tin địa lý và giám sát từ xa ứng dụng cho mô hình hóa khoa học nước, thủy lực học.

Nhà khoa học Nguyễn Trịnh Minh Anhđến từ Việt Nam

TS. Nguyễn Trịnh Minh Anh giảng dạy tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của TS. Nguyễn Trịnh Minh Anh tập trung về sự hội tụ của văn hóa nhân loại (đặc biệt là sự vận động giữa các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, các nguồn lực tự nhiên và môi trường). TS. Nguyen Trinh Minh Anh tốt nghiệp tiến sỹ về Khoa học Môi trường tại đại học Okayama, Nhật Bản năm 2016 với luận văn tiến sĩ về “Chuyển đổi tổ chức của các dân tộc thiểu số ở miền Trung Việt Nam - bàn về sinh kế trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống”.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
ASEAN công bố 17 nhà khoa học và công nghệ giai đoạn 2018 - 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO