Cải cách TTHC giúp Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh, 20 bậc môi trường kinh doanh

Trường Thanh| 24/11/2020 21:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều thủ tục hành chính (TTHC) không cần thiết, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành đã được cắt bỏ, góp phần giúp Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh và 20 bậc cải thiện môi trường kinh doanh toàn cầu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết như vậy tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật để đánh giá tình hình trong 5 năm qua và đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới.

Cải cách TTHC giúp Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh và 20 bậc môi trường kinh doanh - Ảnh 1.

Với tinh thần làm việc "Trung thành - Tận tụy - Đoàn kết - Trí tuệ - Kỷ cương", VPCP đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng với quan điểm coi trọng hoàn thiện thể chế theo hướng thống nhất, đồng bộ; đẩy mạnh cải cách TTHC. Ảnh: VGP

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, trong 5 năm gần đây, bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp với những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng với tinh thần làm việc "Trung thành - Tận tụy - Đoàn kết - Trí tuệ - Kỷ cương", VPCP đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng với quan điểm coi trọng hoàn thiện thể chế theo hướng thống nhất, đồng bộ, đẩy mạnh cải cách TTHC.

Nhờ đó, nhiều TTHC không cần thiết, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành đã được cắt bỏ, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần giúp Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh và 20 bậc cải thiện môi trường kinh doanh toàn cầu.

VPCP cùng các bộ, ngành đã tham mưu trình Chính phủ cắt giảm, đơn giản hóa gần 1.000 TTHC; ban hành 50 Nghị định về điều kiện kinh doanh để hiện thực hóa các phương án cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; ban hành theo thẩm quyền 21 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 danh mục dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, tạo môi trường minh bạch, hướng tới tiêu chuẩn của OECD; tập trung một đầu mối kiểm tra chuyên ngành, giảm chống chéo, phiền hà cho doanh nghiệp (DN). Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Đồng thời đã tổ chức tiếp nhận và đề nghị các bộ, ngành, địa phương xử lý hơn 7.000/8.000 phản ánh, kiến nghị (đạt tỷ lệ 85%).

Đặc biệt, VPCP đã tích cực, chủ động tham mưu trong xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Bằng nỗ lực và hành động quyết liệt, VPCP đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và đưa vào vận hành thành công 4 hệ thống quan trọng phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối với 100% các bộ, ngành, địa phương và nhiều cơ quan, tổ chức khác, tiếp nhận gần 3 triệu văn bản điện tử; tiết kiệm cho ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng/năm; Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-cabinet) - hướng tới Chính phủ không giấy tờ, đã thay thế việc in ấn, phát hành hơn 214.000 hồ sơ, tài liệu giấy, tiết kiệm khoảng 169 tỷ đồng/năm.

Cổng dịch vụ công quốc gia - "Kênh" hữu hiệu nhất để "điện tử hóa" TTHC, đang cung cấp trên 2.300 dịch vụ công/6.700 TTHC, có hơn 87 triệu lượt truy cập, hơn 373.000 tài khoản đăng nhập một lần, trên 24 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái, trên 561.000 hồ sơ được thực hiện, tiết kiệm chi phí xã hội trên 6.700 tỷ đồng/năm.

Cả 3 sản phẩm đều được nhiều tổ chức uy tín bình chọn là 3 sự kiện trong 10 sự kiện nổi bật của năm 2019. Tháng 8/2020, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ đi vào hoạt động, góp phần thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ thông tin, số liệu giấy chuyển sang dữ liệu số thông minh, thời gian thực, chính xác.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đấu giá thành công 2 khối băng tần, thu về cho ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng
    Theo Bộ TT&TT, việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
  • Amazon rót thêm 2,75 tỷ USD vào startup AI Anthropic
    Ngày 27/3, Amazon cho biết đang rót thêm 2,75 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng vốn đầu tư vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) này lên 4 tỷ USD.
  • Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế
    Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội kinh doanh sản phẩm, giải pháp ra nước ngoài, sáng 26/3/2024 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị lần hai về hợp tác số toàn cầu với chủ đề “Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế”.
  • “Kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21” từ góc nhìn của năng lực hiểu biết về truyền thông
    Mạng xã hội đã và đang chứa đầy thông tin sai lệch. Để tồn tại và phát triển tích cực trong một thế giới đầy ắp thông tin và luôn luôn biến động không ngừng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng thẩm định, phân tích thông tin, phân biệt giữa các hình thức truyền thông với những mục đích khác nhau.
  • Phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế số
    Logistics là một ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu cung cấp chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động về nhận hàng, đóng gói, vận chuyển, thủ tục giấy tờ hải quan, kho bãi, giao hàng và quản lý thông tin và ngày càng phát triển mạnh trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.
Đừng bỏ lỡ
Cải cách TTHC giúp Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh, 20 bậc môi trường kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO