Chính quyền phải làm gì để tạo ra các thành phố thông minh dễ sống hơn?

Anh Học| 14/09/2019 10:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Cách tốt nhất để xây dựng thành phố thông minh là tham khảo ý kiến của những người sẽ sống trong thành phố thông minh đó.

Citizens must be involved in conversations about smart cities. Source: Shutterstock

Các nhà quản lý và doanh nghiệp đã chi rất nhiều tiền để xây dựng thành phố thông minh thuận tiện và thoải mái, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các thành phố thông minh có dễ sống hơn không.

Trên thực tế, các chuyên gia tin rằng các sáng kiến ​​của thành phố thông minh không còn về mô hình giao thông được tối ưu hóa, quản lý bãi đậu xe, chiếu sáng hiệu quả và cải tiến các công trình công cộng. Thay vào đó, họ cho rằng quan trọng là sự tham gia của người dân.

Đối với những công dân thông minh, nhu cầu chính không chỉ là việc sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy móc thông minh, mà nó còn là nâng cao dịch vụ và trải nghiệm.

Do đó, đối thoại giữa người dân và chính phủ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được giải quyết.

Để theo kịp nhu cầu thay đổi của người dân và sự phát triển của doanh nghiệp mới, các thành phố của tương lai cần phải được đổi mới. Ví dụ: một số chính phủ đang sử dụng chatbot để tương tác với người dân và sử dụng AI và IoT để quản lý tài sản công.

Các thành phố đang xây dựng chính sách kinh doanh và công nghệ để đánh giá các công nghệ có khả năng đột phá như AI cho công tác chăm sóc người già, xe tự lái và bot giao hàng.

Ví dụ, Singapore đang thử nghiệm các xe tự lái đưa đón ở Sentosa khi đặt qua một ứng dụng và từ đây sẽ mở đường cho việc vận chuyển tốt hơn, thuận tiện hơn trong thành phố.

Rõ ràng, để làm việc với công dân, các nhà quản lý phải thay đổi suy nghĩ và tạo ra các diễn đàn và cơ hội để tham gia tốt hơn với họ.

Dưới đây là một số lời khuyên cho các cơ quan chính phủ đang tìm cách tương tác với công dân  và để họ tham gia vào việc tạo ra các thành phố trong tương lai vừa thông minh vừa dễ sống:

1. Xác định và ưu tiên

Các cơ quan chính phủ và hội đồng thành phố thông minh phải hiểu các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và áp dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề này.

Chẳng hạn, họ phải sắp xếp dữ liệu và thông tin được thu thập thông qua AI và học máy để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của người dân và doanh nghiệp.

2. Suy nghĩ thấu đáo

Các cơ quan chính phủ nên chú ý đến sự phân chia kỹ thuật số và suy nghĩ thấu đáo đối với các vấn đề của người dân khi mà họ chưa có nhiều kĩ năng về CNTT.

Kết hợp các công nghệ như sử dụng trợ lý cá nhân ảo với ngôn ngữ tự nhiên là một cách làm tốt trong việc này.

 3. Phát triển tính minh bạch

Các cơ quan chính phủ liên quan đến các dự án thành phố thông minh cần tạo ra chiến lược dữ liệu mở đảm bảo quyền truy cập cho tất cả các bên quan tâm trong một thành phố.

Cổng dữ liệu mở cho phép các ngành công nghiệp và trường đại học và người dân có thể truy cập mà không gặp bất kì cản trở nào.

Bằng cách này, các doanh nghiệp cũng sẽ tham gia và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho mọi người để chia sẻ suy nghĩ của họ về các dịch vụ người dân sẽ cần trong tương lai.

 4. Nói về sự tiến bộ

Chìa khóa để hợp tác với người dân là xây dựng mục tiêu và phát triển các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) để phát hiện các ưu tiên của các bên liên quan và đo lường thành công và tác động. Sau đó truyền đạt về tiến trình để giữ khách hàng tham gia

Giờ đây, khi thế giới có kế hoạch đầu tư 80 tỷ đô la vào công nghệ cho các thành phố thông minh và có kế hoạch chạm mốc 135 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021, các nhà quản lý thành phố thông minh cần phải chú ý nhiều hơn đến kế hoạch và chiến lược ngoài sự đầu tư.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chính quyền phải làm gì để tạo ra các thành phố thông minh dễ sống hơn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO