Covid-19: Cú hích tạo ra đột phá mới cho quá trình phát triển kinh tế số

NK| 11/11/2020 14:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Covid-19 là cơ hội chưa từng có, là cú hích trăm năm tạo ra đột phá mới cho quá trình phát triển kinh tế số, xã hội số. Trên cơ sở đó, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong ASEAN sẽ từ mức chiếm 7% GDP tăng lên 100 tỷ USD vào 10 năm tới.

Kinh tế số trở thành xu hướng tất yếu

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) chuyển đổi số Việt Nam 2020 với chủ đề "Thoát hiểm và bứt tốc trong COVID-19" ngày 11/11, ông Chử Văn Lâm, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho biết, năm 2020 là một năm bão táp với toàn thế nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã tác động và để lại hệ lụy nghiêm trọng đối với hầu hết các nền kinh tế.

Covid-19 là cú hích tạo ra đột phá mới cho quá trình phát triển kinh tế số - Ảnh 2.

Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam: Kinh tế số trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Ảnh: Vneconomy

Theo Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam, kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Chưa kể đến, Covid-19 cũng là nguyên nhân đưa cả thế giới vào cuộc khủng hoảng, nhưng cũng chính là mệnh lệnh khiến cả thế giới phải thay đổi.

Do đó, mục tiêu của Diễn đàn chính là đặt câu chuyện chuyển đổi số của DN Việt Nam vào trung tâm bàn thảo của Diễn đàn nhằm nhận diện, phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động chuyển đổi số của DN, từ đó hiến kế các giải pháp giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của DN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của bối cảnh mới, góp phần đạt được mục tiêu của chính phủ đã đề ra.

Quá trình chuyển đổi số giúp cộng đồng ASEAN gắn kết chặt chẽ hơn

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, Covid-19 là cơ hội chưa từng có, là cú hích trăm năm tạo ra đột phá mới quá trình phát triển kinh tế số, xã hội số.

Bên cạnh đó, cuộc số hoá, chuyển đổi số, tổ chức sản xuất thương mại dịch vụ diễn ra mạnh mẽ thế giới, cả ASEAN và Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nhận rõ chuyển đổi số là cơ hội để Việt Nam bứt phá nhằm rút ngắn khoảng cách với các quốc gia thế giới.

Covid-19 là cú hích tạo ra đột phá mới cho quá trình phát triển kinh tế số - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Minh Vũ: 2-3 năm tới việc phổ cập 5G sẽ tạo ra sự phát triển quy mô cao và tốc độ cao hơn của chuyển đổi số. Ảnh: Vneconomy

Quá trình chuyển đổi số giúp cộng đồng ASEAN gắn kết chặt chẽ hơn, thay đổi vị thế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP.

Theo số liệu từ Diễn đàn kinh tế thế giới, 10 năm tới là giai đoạn quyết định chuyển đổi số nhanh, chứng kiến đột phá chuyển đổi số thế giới. Đồng thời, 2 - 3 năm tới, việc phổ cập 5G sẽ tạo ra sự phát triển quy mô cao và tốc độ cao hơn của chuyển đổi số.

Hiện tại, kinh tế số ASEAN chiếm 7% GDP, 10 năm tới sẽ góp 100 tỷ USD. Vì thế, ông Vũ cho rằng, xuất phát điểm thấp của ASEAN lại đang chính là lợi thế của khu vực này.

"Chính phủ đang rất quyết liệt chuyển đổi số và đang làm gương cho người dân. Đặc biệt sự tạo thuận lợi của Chính phủ cho rằng đây là thuận lợi để phát triển công nghệ số. Đại dịch đã tác động tiêu cực đến kinh tế, với lòng tự hào dân tộc, Việt Nam đang cố gắng vượt qua khó khăn, các DN cần tận dụng hơn nữa từ cơ hội chuyển đổi số", ông Vũ chia sẻ thêm.

Diễn đàn DN chuyển đổi số Việt Nam được tổ chức ngày 11/11 là một sự kiện chào mừng Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN và tuần lễ cấp cao ASEAN 37 đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Diễn đàn cũng hướng tới chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh đầu tư và kinh doanh ASEAN với chủ đề "ASEAN số: Bền vững và bao trùm" do VCCI và ASEAN-BAC chủ trì tổ chức tới đây.

Với mục tiêu đặt câu chuyện chuyển đổi số của DN Việt Nam là trung tâm bàn thảo của Diễn đàn nhằm nhận diện, phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động chuyển đổi số của DN theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ đó hiến kế các giải pháp giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của DN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của bối cảnh mới, góp phần đạt được mục tiêu của chính phủ đã đề ra.

Vấn đề chuyển đổi số đã được Diễn đàn đề cập qua các bài tham luận phân tích tổng hợp và chuyên sâu, bao gồm: chuyển đổi số trong ngành sản xuất công nghiệp; Chuyển đổi số trong ngành thương mại điện tử; Nguồn nhân lực trong nền kinh tế số: cơ hội và thách thức của Việt Nam.

Diễn đàn cũng diễn ra Phiên thảo luận với các DN, chia sẻ và phân tích câu chuyện thực tiễn chuyển đổi số tại DN. Kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Đến năm 2025, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm, thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới, sáng tạo.

Chuyển đổi số không chỉ là hoạt động đầu tư và vận hành công nghệ số mà là quá trình ứng dụng công nghệ để tạo ra hoặc thay đổi các quy trình quản trị DN, phương thức kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Điều này đòi hỏi lãnh đạo DN phải có khả năng thúc đẩy đổi mới, hiểu đúng về năng lực số, có chiến lược chuyển đổi số phù hợp và hiệu quả với hiện trạng của DN. DN cũng cần đảm bảo và duy trì một tinh thần sáng tạo, một tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới của toàn bộ người lao động trong DN.

Bài liên quan
  • Để báo chí luôn đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội
    Mấy năm gần đây, Bắc Giang liên tục dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kính tế, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động báo chí truyền thông. Báo chí thực sự đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quảng bá hình ảnh, tiềm năng, vị thế tỉnh Bắc Giang cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Covid-19: Cú hích tạo ra đột phá mới cho quá trình phát triển kinh tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO