Cuộc chiến thanh toán di động bắt đầu ở Đông Nam Á và thị trường Việt Nam

VNT | 13/10/2020 10:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Vào ngày 28 tháng 7, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent vừa cung cấp nền tảng thanh toán WeChat Pay ở Thổ Nhĩ Kỳ để khách du lịch Trung Quốc có thể thanh toán trực tiếp.

Các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như Ant Group và Tencent, đã bắt đầu cuộc cạnh tranh về lĩnh vực thanh toán di động ở nước ngoài. Alipay và WeChat Pay đã và đang thâm nhập vào hàng trăm thành phố ở ngoài Trung Quốc, cho phép khách du lịch Trung Quốc mua sắm hàng hóa trực tiếp mà không cần phải trao đổi với đồng nội tệ ở nước đó.

Chỉ phục vụ khách du lịch Trung Quốc là không đủ, do đó, những gã khổng lồ như Ant Group và Tencent muốn tiếp cận nhiều người dùng địa phương hơn ở nước sở tại và thị trường đầu tiên mà họ cố gắng nắm bắt là thị trường Đông Nam Á.

Sự thâm nhập Internet ở Đông Nam Á đang tăng với tốc độ cao, thị trường thanh toán di động còn nhiều tiềm năng, thu hút rất nhiều công ty tham gia vào thị trường này. Chiến lược được Ant Group áp dụng là đầu tư vào các công ty kinh doanh ví điện tử tại địa phương, mang kinh nghiệm và công nghệ của mình đến địa phương đó và "sao chép" mô hình Alipay ở Trung Quốc áp dụng cho các nước Đông Nam Á. Trong khi WeChat Pay chọn cách xin giấy phép thanh toán tại chính các quốc gia Đông Nam Á này để thúc đẩy thanh toán di động trên nền tảng của riêng mình.

Sau 5 năm nỗ lực, cuộc chiến giữa WeChat Pay và Alipay ở Đông Nam Á đã gần như kết thúc và châu Âu sẽ trở thành chiến trường tiếp theo của 2 công ty này.

Cp nht nhanh th trường Đông Nam Á

Ant Group không có kế hoạch cung cấp dịch vụ thanh toán bằng đồng nội tệ ở thị trường nước ngoài, thay vào đó hợp tác với các công ty địa phương để cung cấp dịch vụ cho khách du lịch Trung Quốc. Trong khi đó, Ant cũng liên doanh với các đối tác địa phương để cung cấp dịch vụ thanh toán di động.

Cuộc chiến thanh toán di động bắt đầu ở Đông Nam Á và thị trường Việt Nam - Ảnh 1.

Trên thực tế, từ năm 2015, Ant Group luôn tìm kiếm các đối tác ở nước ngoài để xây dựng một mô hình "Alipay" địa phương, đã có mặt tại Ấn Độ, Thái Lan và các nơi khác, và dần hình thành một mô hình chiến lược mang tính toàn cầu hóa là "1 + 9". Trong đó 1 là Trung Quốc và 9 là các thị trường nước ngoài, bao gồm 4 quốc gia Đông Nam Á.

Vào tháng 7 năm 2016, Ant Group và các quỹ đã đầu tư vòng Series D cho M-Daq, một công ty công nghệ tài chính (fintech) của Singapore.

Vào tháng 4 năm 2017, Ant Group đã thành lập liên doanh với tập đoàn truyền thông Emtek của Indonesia và đã cùng nhau ra mắt DANA vào tháng 3 năm 2018, một sản phẩm thanh toán số, cung cấp dịch vụ tài chính cho BBM, chatbot địa phương lớn thứ hai. Cùng năm đó, họ cũng đồng thời đầu tư vào Mynt, một công ty fintech thuộc sở hữu của nhà điều hành viễn thông Globe của Philippines, sử dụng công nghệ để nâng cấp dịch vụ GCash của Mynt.

Vào tháng 9 năm 2017, Ant Group và Ngân hàng Kasikorn đã thiết lập quan hệ đối tác để thúc đẩy thanh toán bằng mã QR tại Thái Lan. Ant trước đó cũng đã đầu tư vào công ty fintech Thái Lan là Ascend Money vào năm 2016, được cho là đã có kế hoạch mua lại 20% cổ phần của Ascend Money.

Đến tháng 9 năm 2018, Ant đã để mắt đến thị trường Malaysia. Với sự chấp thuận của Ngân hàng Negara Malaysia, Ant đã chọn thành lập liên doanh với Touch›n Go Sdn Bhd (TNG) để vận hành và cung cấp các dịch vụ thanh toán di động. Với ví điện tử Touch›n Go, người dùng có thể quét mã QR đi sử dụng tàu điện ngầm, đưa Malaysia trở thành quốc gia lớn thứ hai trên thế giới về sử dụng mã QR trên điện thoại di động.

Cuối năm 2019, Reuters đưa tin Ant đã mua tới 50% cổ phần của eMonkey, một ví điện tử của Việt Nam, trước đó đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp toàn bộ giấy phép hoạt động.

Ant cũng đang từng bước hướng tới mục tiêu mở rộng người dùng ra thị trường nước ngoài. Năm 2017, công ty đã công bố chiến lược toàn cầu hóa của mình, với kế hoạch phục vụ 2 tỷ người dùng toàn cầu trong 10 năm tới, 60% trong số đó sẽ đến từ nước ngoài. Theo dữ liệu công khai vào cuối năm 2019, Ant có hơn 1,2 tỷ người dùng thanh toán tích cực trên toàn thế giới và hiện có khoảng 300 triệu người dùng ở nước ngoài.

Đối với Tencent, WeChat Pay là chìa khóa để giới thiệu toàn bộ hệ sinh thái WeChat, nhưng ở thị trường nước ngoài, hoạt động kinh doanh WeChat Pay chủ yếu phục vụ cho khách du lịch Trung Quốc hơn là người bản địa.

Vào năm 2018, nhóm WeChat Pay cho biết họ sẽ không tìm cách cung cấp thêm dịch vụ thanh toán tại địa phương cho người tiêu dùng bản địa mà sẽ tập trung vào việc phục vụ khách du lịch Trung Quốc. Yin Jie, người đứng đầu WeChat Pay ở nước ngoài, cũng đã nói rằng WeChat không có nhiều người dùng ở nước ngoài, vì vậy rất khó để cung cấp cho họ các công cụ thanh toán.

Tuy nhiên, WeChat Pay cũng đang dần lấn sân sang thị trường địa phương, nhưng chiến lược họ muốn dựa nhiều hơn vào thương hiệu WeChat và WeChat Pay và thường chọn xin giấy tại cac quốc gia địa phương để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Thực ra việc xin giấy phép ở các nước Đông Nam Á không hề dễ dàng và việc WeChat Pay chọn con đường này để thâm nhập thị trường nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tốc độ thâm nhập.

Theo chiến lược như vậy, vào tháng 3 năm 2018, WeChat Pay đã được cấp giấy phép thanh toán di động tại Malaysia. Vào tháng 8 năm 2018, WeChat Pay đã ra mắt tính năng thanh toán có tên 'My WeChat Pay' tại Malaysia, là thị trường châu Á đầu tiên bên ngoài Trung Quốc và Hồng Kông được cấp phép cho thanh toán. Vì vậy, WeChat Pay có thể cung cấp dịch vụ thanh toán địa phương cho khách hàng trên nền tảng mà không cần phải trao đổi tiền tệ.

Vào tháng 1 năm 2020, WeChat Pay đã nhận được sự chấp thuận của ngân hàng trung ương Indonesia để hoạt động tại quốc gia này. Con đường để có được giấy phép không phải là dễ dàng và vào cuối năm 2019, Achmad Baiquni, giám đốc điều hành của Bank Negara Indonesia, cũng đã nói rằng rất có thể họ sẽ từ bỏ quan hệ đối tác với WeChat Pay và Alipay. Nếu họ muốn kinh doanh ở Indonesia, chính phủ Indonesia yêu cầu cả hai phải hợp tác với Bank of Indonesia, đó là một điều khoản bắt buộc.

Là một điểm đến quan trọng đối với khách du lịch Trung Quốc ở Đông Nam Á, Thevaros, một nhà hàng ở Chiang Mai, Thái Lan, đã giới thiệu thanh toán WeChat Pay vào đầu năm 2016. Vào cuối năm 2018, Royal Chen, phó chủ tịch phụ trách công nghệ tài chính của Tencent, thậm chí còn cho biết rằng sẽ mở rộng WeChat Pay ở Thái Lan, ông nói rằng, 'Chúng tôi đang xem xét cách tốt nhất để triển khai WeChat Pay tại Thái Lan, cho dù là tự xin giấy phép hay phải hợp tác với các đối tác tại địa phương".

Rt nhiu đối th cnh tranh đang để mt đến th trường thanh toán

Không giống như hai gã khổng lồ Alipay và WeChat Pay đang thống trị thị trường thanh toán di động Trung Quốc, sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp thanh toán di động ở Đông Nam Á đang gay gắt hơn bao giờ hết. Các ngân hàng bản địa, công ty công nghệ, công ty viễn thông, ... đều tham gia và nhiều công ty cũng đã rời cuộc chơi với thất bại thảm hại.

Ví dụ ở Thái Lan, các ngân hàng địa phương đã tung ra các ứng dụng công nghệ tài chính di động của riêng họ, như SCB Easy của Ngân hàng Thương mại Siam, K Plus của Kasikornbank và PromptPay của Ngân hàng Thái Lan. TrueMoney, một công ty fintech đóng tại Bangkok vào năm 2003, cũng đang cung cấp dịch vụ thanh toán di động cho Đông Nam Á.

Không chỉ các ngân hàng và các công ty fintech, mà cả các công ty gọi xe Đông Nam Á, các nền tảng mạng xã hội ở nước ngoài, các công ty thương mại điện tử địa phương, các nhà sản xuất trò chơi và những công ty khác cũng đang triển khai dịch vụ thanh toán. Vào tháng 3 năm 2016, LINE, gã khổng lồ mạng xã hội Nhật Bản, đã hợp tác với Rabbit, một nhà cung cấp thẻ thông minh thanh toán điện tử ngoại tuyến cho các lĩnh vực bán lẻ và giao thông công cộng của Thái Lan, để ra mắt Rabbit Line Pay nhằm mở ra thị trường tiêu dùng offline.

Sea Group của Đông Nam Á sở hữu trang thương mại điện tử Shopee và nền tảng phát hành game là Garena, trong khi ví điện tử AirPay của tập đoàn này ban đầu được ra mắt vào năm 2014 chỉ tập trung cho các giao dịch trực tuyến cho game thủ của Garena. Thị trường lớn nhất trong khu vực của Garena, mà có sử dụng AirPay chính là Thái Lan.

Tại thị trường Malaysia, ứng dụng gọi xe Grab cũng đã ra mắt GrabPay vào cuối năm 2016 và đến năm 2018, nó trở thành một trong những nền tảng thanh toán di động lớn nhất Đông Nam Á. Hiện tại, GrabPay đang được sử dụng ở sáu quốc gia, trong khi đó, siêu ứng dụng Gojek của Indonesia cũng đã cung cấp dịch vụ thanh toán, ra mắt GoPay vào năm 2015.

Ngay cả các công ty nhà nước cũng đã bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh thanh toán di động và vào tháng 7 năm 2019, một số công ty thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia đã đầu tư ra mắt LinkAja, một nền tảng thanh toán với mục tiêu trở thành nhà cung cấp thanh toán số lớn nhất trong Khu vực.

Tháng 3 năm 2018, mPay, một sản phẩm thanh toán của AIS, một trong ba nhà khai thác viễn thông lớn của Thái Lan và Rabbit Line Pay đã ký kết một thỏa thuận liên doanh. AIS đặt mục tiêu đưa Rabbit LINE Pay trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động số một tại Thái Lan trong vòng ba năm.

Kỳ lân về lĩnh vực thanh toán tại Indonesia là OVO, được thành lập vào năm 2017, là nhà cung cấp thanh toán số tại quốc gia này đang được xem là đang dẫn đầu dựa trên khối lượng giao dịch.

Tuy nhiên, giữa thị trường thanh toán di động Đông Nam Á, có một số công ty thất bại và rút lui khỏi thị trường. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động Vcash của Digi, một trong

những ví điện tử đầu tiên ở Malaysia, đã đóng cửa vào tháng 11 năm 2019.

Trong lĩnh vực thanh toán, cũng đã có sự liên minh giữa các quốc gia khác nhau ở Đông Nam Á. Năm 2017, như một phần của sáng kiến thúc đẩy chương trình Quốc gia thông minh, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã đồng ý hợp tác giữa PayNow của Singapore và PromtPay của Ngân hàng Trung ương Thái Lan để công dân hai quốc gia có thể sử dụng điện thoại di động chuyển tiền qua lại cho nhau.

Cnh tranh khc lit trên th trường thanh toán di động Đông Nam Á

Ở Đông Nam Á, mức độ thâm nhập của thẻ tín dụng thấp hơn so với châu Âu và Mỹ, người dân thường sử dụng tiền mặt và chuyển khoản nhiều hơn, điều này cũng góp phần vào sự phát triển của các phương thức thanh toán như ngân hàng trực tuyến và ví điện tử. Theo Khảo sát người tiêu dùng toàn cầu của PwC năm 2019, các quốc gia Đông Nam Á chiếm sáu trong số 10 khu vực có tỷ lệ thâm nhập thanh toán di động cao nhất.

Mức độ thâm nhập cao của điện thoại thông minh là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thanh toán di động. Theo công ty nghiên cứu Euromonitor của Anh, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh ở 6 quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ vượt qua 70% vào năm 2021, tiến gần tới mức bão hòa 80% mà Nhật Bản và Mỹ đã đạt được.

Thị trường thanh toán di động địa phương cũng có tiềm năng lớn. Google, Temasek và Bain đã dự đoán rằng thị trường thanh toán số tại Đông Nam Á sẽ tăng hơn gấp năm lần lên 114 tỷ đô la trong tổng số giao dịch từ năm 2019 đến năm 2025. Và thanh toán qua Internet cũng đã tăng đáng kể, với số lượng và giá trị giao dịch được thực hiện qua thanh toán di động tăng gần 200% và 22% lần lượt vào tháng Giêng năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, khi chi tiêu tiền mặt ngày càng tăng, các ví điện tử không có hệ sinh thái mạnh và chiến lược giữ chân khách hàng có thể gặp phải các vấn đề lớn.

Các nhà đầu tư hiện không có khả năng chịu đựng các khoản lỗ dài hạn và sẽ gây áp lực lên các nhà khai thác ví điện tử để sáp nhập hoặc exit. Số lượng ví điện tử được cấp phép ở Philippines và Thái Lan đã giảm kể từ cuối năm 2019.

Cạnh tranh cũng vẫn còn gay gắt. Một số công ty ví điện tử đã nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ . Vào ngày 14 tháng 1 năm 2020, Malaysia đã khởi động chương trình e-Tunai Rakyat của mình để khuyến khích sử dụng ví điện tử, với việc chính phủ dành 450 triệu ringgit (khoảng 105 triệu đô la) để cung cấp tín dụng miễn phí cho những công dân đủ điều kiện, để thúc đẩy ngành thanh toán số còn non trẻ này. Và kết quả là gần ba triệu người Malaysia đã đăng ký tham gia, với tổng số khoảng 66 triệu ringgit đã được giải ngân chỉ trong tháng Giêng.

Theo ngân hàng trung ương Malaysia, chính phủ đã chọn Grab, Boost và Touch 'n Go trong số hàng chục nhà cung cấp ví điện tử được cấp phép tại nước này, chắc chắn sẽ hỗ trợ các công ty này có một khởi đầu thuận lợi tại thị trường nội địa.

Hai gã khổng lồ internet Trung Quốc cũng có khả năng đối mặt với nhiều đối thủ ở Đông Nam Á, nơi các nền tảng do Grab và Gojek hậu thuẫn đang gây áp lực lên Alibaba và Tencent trong khu vực.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á, thống trị thị trường bằng ví điện tử GoPay do Gojek dẫn đầu. Và với các khoản đầu tư mới từ Facebook và PayPal, thật khó để lay chuyển vị trí thống trị của nó tại quốc gia này

Vào tháng 10 năm 2019, có thông tin cho rằng Grab đang thảo luận để hợp nhất các khoản đầu tư của mình vào công ty thanh toán di động OVO của Indonesia và DANA của Ant Group, điều này sẽ giúp Grab mạnh hơn, có thể thống trị trong thị trường thanh toán và thay đổi bối cảnh thanh toán di động tại indonesia. Việc sáp nhập dự kiến sẽ vượt qua quy mô của GoPay và giành vị trí thống trị tại đây.

Ngoài ra, các chính phủ ở Đông Nam Á đang cố gắng thúc đẩy số hóa kinh tế và bao gồm ngành tài chính, vốn muốn thúc đẩy các công ty địa phương thống trị toàn bộ hệ sinh thái này vì nhiều lý do.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính sách thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện trong thời kỳ dịch bệnh đã góp phần thúc đẩy giao dịch không dùng tiền mặt tăng nhanh trong 4 tháng đầu năm nay.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã chỉ đạo nhanh chóng triển khai thí điểm Mobile Money, được vận hành bởi các nhà mạng viễn thông Việt Nam (Viettel, Mobifone, Vinaphone) để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, và có thể phủ đến 100% dân số.

Theo mỗi báo cáo vào tháng 3/2020 thì Moca, ZaloPay và Momo chiếm hơn 90% thị phần ví điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên cơ hội cho các startup ví điện tử khác vẫn rất lớn do tỉ lệ thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam chưa cao. Và các công ty vận hành ví điện tử tại Việt Nam được các quỹ rót vốn rất lớn. 300 triệu USD cho VNPay và 120 triệu cho M_Service, công ty chủ quản của Momo.

Tính đến tháng 8/2019, 5 ví có số dư lớn nhất chiếm hơn 80% số dư toàn thị trường là Payoo, MoMo, SenPay, Moca và Airpay. Trong khi đó, Airpay, MoMo, Senpay, Moca và VTC Pay là các ví điện tử có số lượng phát hành luỹ kế lớn nhất.

Tỉ lệ 86% số giao dịch thanh toán tiền mặt tại Việt Nam vẫn còn là cao so với Singapore (10%) và các nước phát triển khác trong khu vực Đông Nam Á (47% - 65%), theo báo cáo "Số hóa tiền mặt ở ASEAN" của Ngân hàng Standard Chartered xuất bản tháng 5/2019.

Từ đó có thể thấy, thị trường ví điện tử nói riêng và thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam vẫn hoàn toàn rộng mở và còn đủ chỗ cho các startup mới nhưng vẫn vô cùng khóc liệt khi có sự tham gia của Mobile Money trong thời gian sớm nhất từ nhà mạng.

(Bài đăng ấn phẩm in tạp chí TT&TT số 11+12 tháng 9/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cuộc chiến thanh toán di động bắt đầu ở Đông Nam Á và thị trường Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO