“Đầu tư khôn ngoan cho chuyển đổi số là đầu tư vào con người”

Tú Ân| 18/11/2020 12:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Đó là khuyến nghị của ông Dwayne Ong, Chuyên gia tư vấn chuyển đổi số Qnet - Nhà sáng lập Casugol, Tổ chức chứng nhận quốc tế về Chuyển đổi số và Công nghệ 4.0.

Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Ông đánh giá như thế nào cơ hội của doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với Đề án này trong việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu của Đề án?

Theo nhìn nhận của tôi, đây là một chính sách sẽ mang lại cho các tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam một cam kết rõ ràng về các định hướng phát triển của Chính phủ đang được triển khai thực hiện nghiêm túc theo đó sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các tổ chức.

“Đầu tư khôn ngoan cho chuyển đổi số là đầu tư vào con người” - Ảnh 1.

Ông Dwayne Ong, Chuyên gia tư vấn chuyển đổi số Qnet, Nhà sáng lập tổ chức chứng nhận quốc tế Casugol về Chuyển đổi số và Công nghệ 4.0

Bên cạnh đó, chương trình này cũng có thể sẽ góp phần mang lại những sáng kiến mới về các ác chương trình hỗ trợ thân thiện và đơn giản tới các tổ chức doanh nghiệp nhằm giúp đỡ quá trình triển khai chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ từ mô hình truyền thống sang mô hình kinh doanh trên nền tảng số và vận hành bằng các công cụ kỹ thuật số.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh kinh doanh công bằng và bình đẳng đối với cả các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp với lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về những tổ chức doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình, luôn chủ động linh hoạt trong đổi mới, nhạy bén trong các quy trình thử nghiệm và nhanh chóng ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới.

Chuyển đổi số là vấn đề mà tổ chức, doanh nghiệp chưa từng biết đến, chưa có tiền lệ. Vậy, lời khuyên của ông là họ nên bắt đầu từ đâu, ở vị trí nào, con người nào? Ông kể ra ví dụ cụ thể một trường hợp thành công từ chuyển đổi số cho mô hình kinh doanh?

Có một tình huống khá phổ biến hiện nay tại các tổ chức doanh nghiệp đó là các kế hoạch mua sắm liên tục những công cụ công nghệ mới nhất nhằm phục vụ mục đich hiện đại hoá và chuyển đổi số. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, khi yêu cầu của tổ chức thay đổi theo thời gian, các công cụ vừa được trang bị lại trở thành một yếu tố làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp do chậm trễ phân bổ nguồn lực để điều chỉnh những công cụ đó theo yêu cầu mới. Trước tình huống này, phần lớn các lãnh đạo đều cố gắng tạo áp lực lên toàn bộ hệ thống của mình sao cho chuyển đổi được diễn ra nhanh chóng. Điều này luôn gây ra sự căng thẳng và làm tổn thương tới các thành viên trong tổ chức.

Chuyển đổi số là một quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh. Một lãnh đạo không phải là một chuyên gia CNTT vẫn có thể dẫn dắt được quá trình chuyển đổi này thành công nếu họ có trong tay chiếc chìa khóa với khả năng bao quát cùng kỹ năng quản trị kinh doanh sắc bén. Khi ấy họ sẽ có thể có được một “Chiến lược Số” khai thác hiệu quả các công cụ công nghệ, thực hiện chuyển đổi và tạo lập được mô hình kinh doanh mới bền vững.

Trong chiến lược này, việc thiết lập các điểm chạm số với khách hàng để thu thập dữ liệu và tiến hành phân tích các dữ liệu thu được sẽ đóng một vai trò  chuẩn bị quan trọng. Thiết lập điểm chạm số là cách ghi nhận lại dữ liệu và thông tin trên nền tảng số như trên website, trang bán hàng điện tử, fanpage…

Bằng cách phân tích dữ liệu hành vi mua sắm sản phẩm hay trải nghiệm dịch vụ của khách hàng từ các điểm chạm số, doanh nghiệp sẽ có thể hiểu được hành trình số của khách hàng, từ đó sẽ triển khai được các kế hoạch cá nhân hoá các chương trình bán hàng…

Bằng việc sử dụng các công cụ và bộ kỹ năng công nghệ 4.0 đơn giản và phù hợp, những dữ liệu thu thập được có thể được chuyển thành thông tin chi tiết để hiểu rõ hơn về khách hàng. Các công ty cũng có thể sử dụng phân tích dự đoán để ra quyết định dựa trên điều kiện và điều này sẽ góp phần làm giảm thời gian chết gây ra do sự chậm trễ phân bổ nhân sự phân tích, dự báo, kế hoạch.

Ông có lời khuyên gì dành cho tổ chức, doanh nghiệp trong vấn đề phân bổ nguồn kinh phí, bài toán đầu tư cho chuyển đổi số sao cho hiệu quả?

Một hướng đầu tư khôn ngoan và tối ưu cho Chuyển đổi số chính là việc đầu tư vào con người. Các tổ chức nên bắt đầu bằng một kế hoạch đào tạo thấu đáo và toàn diện cho các cấp lãnh đạo và các nhân sự chủ chốt của mình về tư duy lãnh đạo số, các kỹ năng quản trị kinh doanh số cùng kiến thức và hiểu biết về cách các công nghệ 4.0 vận hành và những lợi ích mang lại trong bối cảnh nền kinh tế số. Một bước chuẩn bị thứ hai quan trọng nữa đó là việc các tổ chức doanh nghiệp cần lùi lại một bước để tìm hiểu  và xem xét tệp khách hàng cốt lõi, áp dụng một tư duy cởi mở để tìm ra vấn đề của khách hàng và lắng nghe phản hồi của khách hàng.

Khi đã được trang bị một sự hiểu biết cụ thể về công nghệ và ứng dụng công nghệ và nhìn nhận thấu đáo về khách hàng trong hoàn cảnh kinh doanh mới, các lãnh đạo doanh nghiệp mới có thể chủ động trước đổi mới và đưa ra các quyết sách nhạy bén có thể phá vỡ các quy trình hiện có để nâng cao trải nghiệm của khách hàng và đột phá.

“Đầu tư khôn ngoan cho chuyển đổi số là đầu tư vào con người” - Ảnh 2.

Lớp học đào tạo về chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp tại Qnet.

Theo Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu  đến năm 2025 đào tạo được 1. 000 chuyên gia chuyển đổi số: 10.000 lượt cán bộ tại các cơ quan nhà nước được đào tạo ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số; Đào tạo 5.000 kỹ sư, cử nhân chất lượng cao về các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số…Theo ông, muốn đạt được mục tiêu này và tháo gỡ điểm nghẽn thì Chính phủ cần phải làm gì?

Chuyển đổi số là một chủ đề lớn bao gồm nhiều nội dung. Các con số dự kiến luôn là một thước đo tốt về quy mô và số lượng nhân lực và chuyên gia cần thiết. Tuy nhiên, theo tôi, chính phủ cần làm chi tiết hơn về lộ trình học tập và lộ trình nghề nghiệp đối với từng lĩnh vực ngành nghề của đào tạo chuyển đổi số để tạo nên một bức tranh rõ rệt hơn về nguồn nhân lực. Từ đó tạo sức hút mạnh mẽ hơn về một nền giáo dục lấy phát triển công nghệ làm trung tâm. Chính phủ cũng nên tổ chức thường xuyên các chiến dịch tuyên truyền và quảng bá mục tiêu này tới các tổ chức đào tạo, các trường đại học lớn, các hiệp hội nghề uy tín trong và ngoài nước để tạo sự thu hút mạnh mẽ với những nguồn tài năng kỹ thuật số tiềm năng.

Để  giúp các tổ chức  doanh nghiệp không còn bị giới hạn của mô hình vận hành truyền thống đã lạc hậu trong thời đại số và kịp nắm bắt thời cơ, tối ưu bộ máy vận hành để gia tăng tốc độ phản ứng và nhanh nhạy phát triển, Qnet (Qnet.edu.vn) và các đối tác  công nghệ quốc tế triển khai chương trình Đào tạo Chuyển đổi số dành cho các Tổ chức, Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Đây là chương trình đào tạo với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng trước làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tòan thế giới.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
“Đầu tư khôn ngoan cho chuyển đổi số là đầu tư vào con người”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO