Địa phương tích cực phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

N.N| 26/05/2020 17:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều năm qua, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương đã có nhiều giải pháp để phát triển văn hóa đọc. Phòng giáo dục huyện cũng tập trung xây dựng phong trào đọc sách trong trường học, tạo tiền đề cho sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Chú trọng hiệu quả hoạt động của thư viện các trường học

Hiện nay, huyện Thạch Hà đã xây dựng được 47 thư viện trên tổng số 45 trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS) có diện tích từ 80m2 trở lên. Các thư viện này được trang thiết bị, hệ thống máy tính kết nối mạng Internet, máy chiếu, tivi. Những thư viện này được xây dựng theo tiêu chí thư viện xanh thân thiện đảm bảo tốt không gian đọc cho học sinh. Tổng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp phòng thư viện hiện nay đã lên đến 14 tỷ đồng.

Ngành giáo dục huyện Thạch Hà đã chú trọng xây dựng cơ sở vật chất đi đôi với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động thư viện hiệu quả. Cụ thể, các cán bộ quản lý các trường học được tham quan một số mô hình thư viện tiến tiến của các dự án, các giáo viên đồng thời là thủ thư nắm vững phương pháp quản lý thư viện và thực hiện các hoạt động đọc sách phong phú như: Tiết đọc thư viện, tiết kể chuyện thư viện, giới thiệu, chia sẻ sách cho toàn thể giáo viên.

Hoạt động thư viện được xem là một nhiệm vụ trong các năm học. Các tiết đọc sách được đưa vào thời khóa biểu với thời lượng 1 tiết/lớp/tuần theo 4 hình thức đọc chính: đọc to nghe chung, cùng đọc, đọc cặp đôi và đọc cá nhân. 

Hoạt động đọc được mở rộng với các hình thức: sắm vai, viết, vẽ, thảo luận. Các lớp 1, 2 có thêm mỗi tuần 1 tiết kể chuyện. Ngoài ra, mỗi tuần các trường sử dụng tối thiểu 4 buổi sinh hoạt đầu giờ để học sinh chia sẻ, giới thiệu sách trước lớp.

Địa phương tích cực phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng - Ảnh 1.

các em học sinh giới thiệu sách

Các hoạt động giới thiệu sách trong giờ chào cờ, hoạt động tập thể được triển khai thường xuyên trong các trường học. 

Đồng thời nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức ngày đọc sách gia đình, hội thi kể chuyện, thi đọc. Tổ chức trưng bày, giới thiệu sách nhân Ngày sách Việt Nam, tuần lễ học tập suốt đời.

Các thư viện trường học ở đây cũng xây dựng lịch mượn, trả cho từng lớp. Mỗi trường đều có sổ theo dõi đầy đủ, đảm bảo đủ số sách quay hiệu quả các hoạt động thư viện. Việc đọc sách đã trở thành thói quen, nhu cầu của học sinh. 

Hiện nay đã có hơn 112.564 lượt học sinh mượn sách về nhà đọc, với tổng số sách là 584 245 quyển, bình quân trong năm học mỗi học sinh đòng để đáp ứng nhu cầu đọc cho học sinh, giáo viên. Hàng tuần, các trường có tổng hợp kết quả để biểu dương những em đọc nhiều sách. Các phụ huynh mượn nhiều sách và động viên những em ít đọc mượn sách về nhà để đọc.

Hiện tại, 100% học sinh trong trường học tại Thạch Hà đã thực hiện đọc trên 80 quyển sách mỗi năm. Có nhiều em đọc hơn 100 cuốn. Đã có 36.954 quyển sách được cha mẹ học sinh, cộng đồng mượn đọc, 54.273 lượt học sinh chia sẻ sách tại thư viện, 186.845 lượt học sinh giới thiệu, chia sẻ sách trước lớp, hàng nghìn lượt giáo viên, nhân viên giới thiệu sách trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt tập thể, trong thư viện,…

Trong dịp hè, thư viện các trường vẫn thường xuyên mở cửa đón bạn đọc là học sinh, phụ huynh, cộng đồng với mức bình quân mỗi ngày có khoảng 30-60% học sinh đến với mỗi thư viện.

Bên cạnh hoạt động của thư viện các trường phổ thông, hoạt động thư viện đã được triển khai hiệu quả đến các trường mầm non. Hình thức học sinh đọc sách thành tiếng to để bạn nghe cùng và hoạt động mở rộng như vẽ, sắm vai được giáo viên mầm non vận dung hiệu quả vào hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 100% trường mầm non thực hiện hiệu quả việc đọc sách cho học sinh nghe trước giờ ngủ trưa. Hoạt động này tạo thói quen đọc sách cho các em.

Những cách làm hay để cùng phát triển văn hóa đọc

Để việc đọc sách của các em học sinh phát triển thì phải có sự vào cuộc của cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội tam gia các hoạt động đọc sách. Điều đáng mừng là năm học 2018-2019, huyện Thạch Hà đã có các hoạt động như Ngày đọc sách gia đình, Hội thi kể chuyện, thi đọc; trưng bày, giới thiệu sách nhân ngày sách Việt Nam, tuần lễ học tập suốt đời, … đã được phụ huynh, các tổ chức, đoàn thể hưởng ứng, tham gia tích cực.

Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn sách, tạp chí; hệ thống thư viện điện tử cũng được chú trọng tại địa phương này. 

Để đảm bảo nguồn sách luôn được làm mới, phát huy hết hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bạn đọc, các trường thực hiện hiệu quả việc trao đổi sách, tạp chí giữa các trường trong cụm để đảm bảo phục vụ cho bạn đọc. Phòng GD-ĐT Thạch Hà phối hợp tốt với Thư viện tỉnh để trao đổi sách, triển khai sử dụng xe lưu sách lưu động, tổ chức các hoạt động khuyến đọc.

Địa phương tích cực phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng - Ảnh 2.

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc cuẩ các em học sinh Thạch Hà

Thư viện điện tử ở các nhà trường được phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, giáo viên trong việc tra cứu thông tin, tìm hiểu thêm các tài liệu, sách, báo mà thư viện chưa có.

Thạch Hà cũng là địa phương thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Lãnh đạo ngành Giáo dục chú trọng thực hiện việc động viên, khuyến khích học sinh, giáo viên, cộng đồng tham gia đọc sách, tham gia tổ chức các hoạt động thư viện, tạo sức lan tỏa rộng rãi. Các hoạt động thư viện ở Thạch Hà đã được Trung tâm văn hóa Truyền thông huyện, Đài phát thanh, Truyền hình tỉnh, các báo xây dựng các phóng sự, bài viết phát trên các trang truyền hình, truyền thanh tỉnh tạo sức lan tỏa rộng lớn trong nhân dân.

Năm học 2018-2019, Thạch Hà có 45/45 thư viện được công nhận đạt chuẩn trở lên, trong đó có 18 thư viện xuất sắc, 21 thư viện tiên tiến, 6 thư viện đạt chuẩn.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Địa phương tích cực phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO