Điểm sáng kinh doanh giữa dịch COVID-19: Các dịch vụ "đi chợ online" bùng nổ

Bảo An| 19/03/2020 15:23
Theo dõi ICTVietnam trên

19, UBND Tp.HCM những ngày gần đây cũng liên tục phát đi thông báo "đề nghị người dân ưu tiên mua sắm trực tuyến", doanh nghiệp cũng tích cực gia tăng khuyến mãi mua hàng online nhằm kích cầu.

Từ sau ca nhiễm thứ 17, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp với liên tiếp các trường hợp dương tính mới. Trước bối cảnh này, phía chính quyền cũng như doanh  nghiệp khuyến khích người dân tăng cường mua sắm online, hạn chế ra đường để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Ghi nhận tại khảo sát hành vi người tiêu dùng được thực hiện bởi Nielsen và Infocus Mekong Mobile Panel, trong tổng số 500 đáp viên sinh sống ở Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, đến 25% cho rằng họ đã tăng cường mua sắm trực tuyến và giảm các hoạt động mua sắm bên ngoài.

Ông Mohit Agrawal, Giám Đốc bộ phận Thấu hiểu Hành vi Người tiêu dùng nhận xét: "Người Việt Nam hiện nay đang dành nhiều thời gian hơn trên mạng và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Việc này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến".

Điểm sáng kinh doanh giữa dịch COVID-19: Các dịch vụ đi chợ online bùng nổ - Ảnh 1.

"be đi chợ" nhận hàng trăm lượt yêu cầu chỉ sau 1 tuần ra mắt

Về phía doanh nghiệp, nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới, beGroup ra mắt tính năng "Đi chợ hộ" (Shopping) để mua đồ giùm, phục vụ các khách hàng hạn chế tiếp xúc và ra ngoài trong bão dịch.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chỉ sau một thời gian ngắn (đầu tháng 3/2020), dịch vụ "be đi chợ" được khách hàng hưởng ứng nhiệt tình, đặc biệt tại Hà Nội và Tp.HCM.  Sau gần 1 tuần triển khai dịch vụ, be nhận được hàng trăm lượt yêu cầu dịch vụ.

Với tính năng này, sau khi nhập điểm mua hàng, khách hàng sẽ tự tay nhập món đồ cần mua, be sẽ tính toán tổng số tiền khách hàng phải thanh toán. Be lưu ý với khách hàng khi sử dụng tính năng "Đi chợ hộ", cần thanh toán đúng giá trị theo hóa đơn bán lẻ mà tài xế đưa lại khi giao hàng, tài xế cũng có quyền từ chối các đơn hàng giá trị trên 500.000 đồng. Tổng số tiền hiển thị trên ứng dụng là phí dịch vụ "đi chợ hộ", chưa bao gồm tiền hàng.

Đơn hàng trực tuyến tại Saigon Co.op tăng 10 lần chỉ trong ngày đầu ghi nhận ca nhiễm thứ 17

Hay thống kê bởi hệ thống Saigon Co.op (bao gồm Co.opmart, Co.opmart SCA, Co.op Food); chỉ sau ngày 7/3 wesbite thương mại điện tử đã đón tiếp hàng triệu lượt tương tác mỗi ngày; đơn hàng thông qua kênh giao dịch trực tuyến này tăng gấp 10 lần so với ngày bình thường.

Tính đến nay, khách hàng mua sắm trực tuyến và qua điện thoại tăng đột biến gấp 4 - 5 lần so với trước đây. Theo đó, Saigon Co.op đã lên kế hoạch điều phối nhân sự kênh giao hàng, đảm bảo thời gian giao hàng tận nhà từ 1 - 2 tiếng đối với đơn hàng đặt mua hộ qua điện thoại và từ 24 - 48 tiếng đối với đơn hàng mua trên trang mua sắm điện tử.

BigC đạt 1.000 đơn hàng đặt giao trong hơn 10 ngày

Tương tự, hệ thống BigC cũng đã nhanh chóng làm việc với các nhà cung cấp tăng cường tần suất giao hàng, huy động và tăng cường nhân viên làm việc tối đa; mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn đến 11h đêm, và thậm chí mở cửa hoạt động đến khi hết khách hàng.

Từ tháng 2/2020, BigC cũng lên chương trình giao hàng miễn phí cho hoá đơn từ 200.000 đồng trở lên, trong phạm vi 10km. BigC quy định không nhận giao các mặt hàng tươi sống, sản phẩm đông lạnh và sản phẩm từ sữa.

Thống kê chỉ hơn 19 ngày từ đầu tháng 3/2020 đến ngày 12/3/2020, đạt trên 1.000 đơn hàng, theo đó dự kiến trong tháng 3/2020 sẽ đạt khoảng 3.000 đơn hàng; mức tăng trưởng khoảng trên 200% so với tháng 2/2020.


Đại hiện hệ thống Vinmart, Vinmart+: Dịch COVID-19 là cơ hội cho bán hàng online

Hay hệ thống Vinmart, Vinmart+ cũng đã đẩy mạnh chương trình bán các gói hàng nhu yếu phẩm theo hai cách, người tiêu dùng có thể đến cửa hàng, hoặc ngồi ngay tại nhà sẽ được giao đến.

Thực tế, truyền thống mua sắm của người Việt Nam vẫn là thích đến tận siêu thị hay cửa hàng, nhìn thấy người bán hàng, chạm vào hàng hóa để yên tâm hơn. Nhưng ngày hôm nay, người ta sợ đến nơi đông người, đấy chính là cơ hội cho bán hàng online.

"Khủng hoảng luôn là động lực để kích hoạt sự thay đổi, giúp chúng ta phát triển mạnh mẽ hơn. Bán hàng online là xu thế tất yếu của tương lai, và tôi tin rằng khủng hoảng do COVID-19 sẽ đẩy xu thế này phát triển nhanh hơn. Các doanh nghiệp về công nghệ nên đi đầu để nhanh chóng đón bắt vấn đề này", đại diện hệ thống nhấn mạnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Điểm sáng kinh doanh giữa dịch COVID-19: Các dịch vụ "đi chợ online" bùng nổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO