Hà Tĩnh: Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả mạng xã hội

Thúy Hạnh| 26/11/2020 15:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh đã tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành và đơn vị địa phương để tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả mạng xã hội (MXH).

Thành lập tổ phản ứng nhanh thông tin báo chí

Để nâng cao vài trò, năng lực quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thông tin trên MXH, dịch vụ internet, thuê bao di động. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh đã thành lập tổ phản ứng nhanh thông tin báo chí, giao nhiệm vụ theo dõi thông tin trên các báo, trên các kênh truyền thông mạng xã hội, trang thông tin điện tử; phân tích, dự báo xu hướng truyền thông trước các vụ việc, sự vụ diễn ra trên địa bàn; nắm dư luận xã hội, nhận định, đánh giá và tham mưu phương án ngăn chặn, xử lý khủng hoảng truyền thông.

Thường xuyên phối hợp với cơ quan Công an, các địa phương, sở, ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức xác minh, xử lý hoặc tham mưu (đối với vụ việc có tính chất phức tạp, vượt thẩm quyền) phương án xử lý các vụ việc vi phạm về thông tin báo chí, mạng xã hội theo quy định của pháp luật; thường trực công tác xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực thông tin báo chí, mạng xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Sở.

Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả mạng xã hội - Ảnh 1.

Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên môi trường mạng, đặc biệt là các hành vi đã được quy định rõ trong Luật An ninh mạng và Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Tham mưu, kiến nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ TT-TT đấu tranh trực tiếp, kiên quyết với đơn vị chủ quản các MXH, buộc gỡ bỏ các nội dung xấu, độc khi có yêu cầu. Tham mưu tỉnh đầu tư xây dựng Trung tâm giám sát an ninh mạng, ứng dụng các phần mềm tầm soát, kiểm duyệt nhằm nhanh chóng nắm bắt, phát hiện các thông tin xấu độc, bịa đặt lan truyền trên không gian mạng để có sự định hướng, xử lý kịp thời.

Xử lý thông tin để bảo đảm sự cân bằng, minh bạch, khách quan

Với lượng người kết nối internet, tham gia mạng xã hội như hiện nay của Việt Nam (khoảng 60 triệu tài khoản facebook, hơn 40 triệu tài khoản zalo và các mạng xã hội khác) thì mọi người dân đều có thể tiếp cận bất kỳ thông tin tin nào từ cơ quan báo chí và trên môi trường mạng xã hội; đồng thời cũng dễ dàng trở thành nguồn phát thông tin. Bên cạnh nguồn thông tin đáng tin cậy từ báo chí và những trang mạng xã hội cá nhân có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thì vẫn có không ít thông tin từ các trang mạng xã cá nhân do người dùng tự tìm kiếm, đăng tin nên nội dung vẫn mang tính chất chủ quan của cá nhân, thiếu tính khách quan trong cách tiếp nhận, phản ánh và phần lớn chưa được kiểm chứng dấn đến không ít thông tin sai sự thật, thậm chí có những nguồn thông tin xuyên tạc sự thật, thông tin cổ xúy cho cái xấu, cái ác, kích động mâu thuẫn, thù hằn thù hằn dân tộc, tôn giáo, thông tin trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc .v.v. Chính vì thế, đây chính là một trong những vấn đề cần phải có sự định hướng tiếp nhận, hướng dẫn xử lý thông tin từ cơ quan chức năng đối với người dân khi tham gia mạng xã hội.

Trong thời gian qua, STTTT đã phối hợp với lực lượng Công an rà soát, triệu tập làm việc với 56 đối tượng thông tin sai sự thật trên không gian mạng, xử phạt 16 trường hợp với số tiền 112,5 triệu đồng (trong đó Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp xử phạt 05 trường hợp với số tiền 35 triệu đồng). Đã đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT xử lý 06 Báo điện tử, trang Thông tin điện tử đưa tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống Covid tại Hà Tĩnh( ). Xử phạt 02 trang thông tin điện tử tổng hợp thực hiện sai quy định. Kết quả sơ kết đợt phòng chống Covid-19,

Lập hồ sơ gửi Cục PTTH và TTĐT để ngăn chặn gỡ bỏ 07 Fanpage ẩn danh, trang giả mạo, trang có thông tin xấu độc, xuyên tạc, chống phá. Phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn, buộc gỡ bỏ trên 90 tài khoản Facebook, Zalo cá nhân vì đã có thông tin không kiểm chứng, thông tin trái chiều.

Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác xử lý thông tin vi phạm trên báo chí, trên môi trường mạng xã hội vừa đảm bảo tính tuyên truyền, giáo dục vừa có tính răn đe để nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân đối với cộng đồng, xã hội, quê hương, đất nước và bảo đảm sự cân bằng, minh bạch, khách quan đối với tất cả các nguồn tin trên môi trường mạng xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân và mục đích phát triển của đất nước.

Bài liên quan
  • Báo chí có nên trở thành mạng xã hội?!
    Với độ phủ toàn cầu của các mạng xã hội xuyên biên giới như hiện nay, báo chí đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Nếu không được nhận diện, và có cách thích ứng kịp thời, những thách thức này thậm chí có thể đe doạ đến sự tồn vong của từng cơ quan báo chí chứ không chỉ dừng lại ở việc làm lung lay vị thế.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO