Hiệp định EVFTA và những thỏa thuận đạt được trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

D.Y| 23/12/2015 06:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) là một hiệp định thương mại mang tính toàn diện, chất lượng và đảm bảo cân bằng lợi ích của cả Việt Nam và EU.

EVFTA là hiệp định đầutiên mà EU đã đạt được với một nước đang phát triển.Hai bên đã đạt được sự tự do hóa và cân bằng, cùngmột giai đoạn chuyển đổi để Việt Nam có thể thích nghi,đã tạo ra nền tảng mới nếu so với cáchiệp định khác của EU với các nước đang phát triển. Hiệp định bao gồm các lĩnh vực: các biện pháp vệ sinhvà kiểm dịch động thực vật, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ vàđầu tư, mua sắm của Chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả chỉ dẫn địa lý,doanh nghiệp nhà nước, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựngnăng lực.

EVFTA có cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, Việt Nam và EU sẽxóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuếcòn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quanmột phần.Không chỉ xóa bỏ thuế quan, ViệtNam cũng sẽ gỡ bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu. Hiệp định cũng tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trườngmới trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Cụ thể, Việt Nam đã đồng ý tự do hóa thương mạitrong lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ máy tính, viễn thông, giao thông, bưuchính và chuyển phát nhanh.

Theođó, trong lĩnh vực viễn thông đưa ra các cam kết về mở cửa thị trường theophương thức chọn cho, tức là liệt kê các dịch vụ cam kết và không mở rộng thêmcác dịch vụ so với WTO. Nội dung các cam kết đã điều chỉnh các biện pháp củacác bên liên quan đến mạng và dịch vụ viễn thông công cộng. Ngoài ra, nó còn quyđịnh một số nghĩa vụ mới so với WTO như chuyển mạng giữ số, bảo mật thông tin,dùng chung hạ tầng, dịch vụ thuê kênh, bóc tách phần tử mạng, giải quyết tranhchấp… Mặt khác, một số nghĩa vụ được bổ sung để tăng cường hiệu quả thực thinhư cơ quan quản lý viễn thông, kết nối,…

Trong lĩnhvực bưu chính, EU và Việt Nam đã có các cam kết về chống các hành vi phi cạnhtranh (bù chéo dịch vụ, hoạch toán rõ ràng,…), cấp phép và cơ quan quản lý bưuchính. Về mức độ mở cửa của thị trường bưu chính, phía Việt Nam bảo lưu đối vớidịch vụ công ích, dịch vụ dành riêng (do doanh nghiệp được Nhà nước chỉ địnhcung cấp), đồng thời duy trì điều kiện liên kết với một nhà cung cấp dịch vụtrong nước đối với các khâu thu gom và phát của các dịch vụ qua biên giới.

Hiệp địnhcũng dành một chương, quy định toàn diện về lĩnh vực thương mại điện tử. Theođó, chương này quy định một số nguyên tắc chung để thúc đẩy sự phát triển củathương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực thông qua cádiễn đàn, đối thoại

Các cam kếtvề dịch vụ công nghệ thông tin, phần liên quan tới dịch vụ máy tính cũng được đưara trong chương Kinh quản lý trong nước. Riêng đối với lĩnh vực báo chí, xuấtbản và phát thanh truyền hình Việt Nam không cam kết mở cửa.

Vớinhững nội dung Việt Nam – EU đã thống nhất, FTA này sẽ thiết lập những cấu trúcchuyên biệt để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, bao gồm cả những cơ chế đảm bảosự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội và môi trường ở cả EU và ViệtNam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hiệp định EVFTA và những thỏa thuận đạt được trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO