Hơn 100 cán bộ CNTT, ATTT tại miền Nam diễn tập kỹ năng ứng cứu sự cố ATTT

PV| 28/11/2018 17:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Điểm mới của chương trình diễn tập lần này là được thiết kế dưới dạng một cuộc thi để các cán bộ kỹ thuật có dịp giao lưu, cọ xát, nâng cao kỹ năng.

Ngày 28/11/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) chủ trì tổ chức cuộc diễn tập an ninh mạng với chủ đề “Nâng cao kỹ năng phân tích, điều tra, ứng cứu và xử lý sự cố an toàn thông tin mạng”. Cùng với VNCERT, các đơn vị đồng phối hợp tổ chức cuộc diễn tập gồm Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) Việt Nam; Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG; Cục Bưu điện Trung ương; Cục Tần số Vô tuyến điện và Văn phòng Bộ TTTT.

Chương trình diễn tập thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu là các cán bộ phụ trách, cán bộ kỹ thuật CNTT, an toàn thông tin (ATTT) đến từ các cơ quan, đơn vị là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia, các Sở TTTT, các tổ chức, doanh nghiệp đang vận hành hệ thống thông tin quan trọng tại khu vực miền Nam.

Đông đảo các cán bộ CNTT, ATTT khu vực miền Nam đã tham dự cuộc diễn tập

Tại buổi diễn tập, các đơn vị tham gia thực hiện phân tích điều tra một cuộc tấn công APT (“Advanced Persistent Threat” - tấn công có chủ đích). Các đội phải thể hiện khả năng phân tích, điều tra sự cố, từ đó xác định được nguồn gốc kẻ tấn công, danh sách các địa chỉ IP mà mã độc kết nối đến, các lỗ hổng, kỹ thuật tấn công đã được sử dụng để xâm nhập hệ thống, cũng như mức độ, phạm vi ảnh hưởng của cuộc tấn công. Với kịch bản diễn tập bám sát thực tế, sẽ cung cấp cho các đội tham gia những kỹ năng quan trọng mang tính ứng dụng cao.

Phó Giám đốc VNCERT Nguyễn Khắc Lịch, Trưởng ban tổ chức diễn tập cho biết: ”Điểm mới của chương trình diễn tập lần này là được thiết kế dưới dạng một cuộc thi để các cán bộ kỹ thuật có dịp giao lưu, cọ xát, nâng cao kỹ năng và giành được những giải thưởng ý nghĩa từ Ban tổ chức. Thông qua hệ thống đánh giá, tính điểm tự động, Ban tổ chức sẽ tìm ra 3 đội có thành tích xuất sắc nhất đại diện cho 3 miền  để nhận giải”.

Bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn 2010-2011 cho đến nay, tấn công APT luôn nằm trong tốp đầu về hiểm họa an toàn, an ninh mạng do phương thức tấn công tinh vi, liên tục khác nhau từ kỹ thuật cao đến kỹ thuật khai thác tâm lý xã hội (social engineering) tạo ra các biến thể qua mặt các giải pháp an toàn, an ninh và gây thiệt hại to lớn đặc biệt là đối với các hạ tầng quan trọng quốc gia.

Theo ghi nhận của VNCERT, tính đến hết quý III năm 2018, đã có 8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 03 loại hình lừa đảo (phishing), mã độc (malware) và thay đổi giao diện (deface), trong đó tấn công mã độc là 1.575 trường hợp; tấn công thay đổi giao diện là 4.829 trường hợp và tấn công lừa đảo là 1.915 trường hợp.

Toàn cảnh cuộc diễn tập

Giám đốc VNCERT Nguyễn Trọng Đường cho biết thêm: Thực hiện chức năng điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố trên toàn quốc, VNCERT thường xuyên chú trọng tới các hoạt động tập trận, diễn tập quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ kỹ thuật về ATTT tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp».

Các hoạt động có thể kể đến như tập trận, diễn tập quốc tế giữa các CERT trong khu vực Đông Nam Á - ASEAN CERTs Incident Drill (ACID); Diễn tập giữa thành viên Hiệp hội các Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính châu Á - Thái Bình Dương (APCERT Drill); Diễn tập ASEAN - Japan, được VNCERT tổ chức hàng năm trên quy mô quốc gia ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Gần đây nhất là chương trình diễn tập Ứng cứu sự cố ATTT mạng khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2018 lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đấu giá thành công 2 khối băng tần, thu về cho ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng
    Theo Bộ TT&TT, việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
  • Amazon rót thêm 2,75 tỷ USD vào startup AI Anthropic
    Ngày 27/3, Amazon cho biết đang rót thêm 2,75 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng vốn đầu tư vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) này lên 4 tỷ USD.
  • Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế
    Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội kinh doanh sản phẩm, giải pháp ra nước ngoài, sáng 26/3/2024 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị lần hai về hợp tác số toàn cầu với chủ đề “Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế”.
  • “Kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21” từ góc nhìn của năng lực hiểu biết về truyền thông
    Mạng xã hội đã và đang chứa đầy thông tin sai lệch. Để tồn tại và phát triển tích cực trong một thế giới đầy ắp thông tin và luôn luôn biến động không ngừng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng thẩm định, phân tích thông tin, phân biệt giữa các hình thức truyền thông với những mục đích khác nhau.
  • Phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế số
    Logistics là một ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu cung cấp chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động về nhận hàng, đóng gói, vận chuyển, thủ tục giấy tờ hải quan, kho bãi, giao hàng và quản lý thông tin và ngày càng phát triển mạnh trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.
Đừng bỏ lỡ
Hơn 100 cán bộ CNTT, ATTT tại miền Nam diễn tập kỹ năng ứng cứu sự cố ATTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO