Kế hoạch triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam

Anh Học| 18/09/2019 09:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Công nghệ 5G sẽ thay đổi nhiều ngành công nghiệp, bao gồm các nhà máy và thành phố thông minh và các ngành vận tải, y tế và nông nghiệp.

Vietnam’s 5G rollout plan

Việt Nam đã tạo ra một kế hoạch đầy tham vọng để trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm 5G, được gọi là ‘đường cao tốc của nền kinh tế kỹ thuật số”, một thông cáo báo chí chính thức cho biết.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ 5G sẽ thay đổi nhiều ngành, bao gồm các nhà máy và thành phố thông minh và các ngành vận tải, chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp.

Công nghệ 5G cũng sẽ phát triển như một ngành công nghiệp mới sản xuất hàng tỷ thiết bị và cũng sẽ kích hoạt sự đổi mới trong hầu hết mọi ngành công nghiệp, tạo ra kết nối không giới hạn cho tất cả mọi người.

Kết quả từ việc triển khai kết nối chính thức đầu tiên trên mạng 5G của Viettel (được thiết lập vào đầu năm nay) cho thấy tốc độ truyền dữ liệu thực tế đạt 1,5-1,7 gigabyte mỗi giây (Gb/s), vượt xa giới hạn tốc độ lý thuyết của công nghệ 4G, và tương đương với tốc độ của mạng cáp thương mại hiện nay. Đây là một tiền đề quan trọng đối với việc thương mại hóa công nghệ vào năm 2020.

Theo các nhà cung cấp viễn thông châu Âu, việc nâng cấp mạng 4G và triển khai 5G có thể khiến chi phí tăng lên 60% trong giai đoạn 2020-2025.

Với sự đầu tư lớn vào công nghệ 3G và 4G, doanh thu từ dịch vụ dữ liệu của cả nước của ba nhà khai thác mạng di động lớn nhất chỉ chiếm chưa đến 30% tổng doanh thu dịch vụ di động.

Bản thông cáo báo chí cho biết, sản lượng dữ liệu của VinaPhone đã tăng gấp đôi, nhưng doanh thu chỉ chiếm 24% doanh thu dịch vụ di động. Còn đối với MobiFone và Viettel, doanh thu từ dữ liệu chỉ chiếm 27%.

Phó giám đốc điều hành của Viettel, nhà điều hành mạng di động lớn nhất nước, cho biết thử nghiệm này sẽ cung cấp thông tin cho Viettel về băng thông, vùng phủ sóng và các ứng dụng trước khi bắt đầu thương mại hóa vào năm 2020.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng có kế hoạch thí điểm 5G từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.

Ước tính có 13 triệu thuê bao di động có kết nối dữ liệu, chiếm 30% tổng số thuê bao di động. Kết nối dữ liệu được sử dụng chủ yếu để giải trí, đặc biệt là các mạng xã hội.

Thuê bao sử dụng các ứng dụng thông minh như thư điện tử, mua sắm và đặt phòng, có thể được thoả mãn nhu cầu với công nghệ 3G và 4G. Do đó, các nhà phân tích cho rằng để chạy 5G thành công, cần có các ứng dụng liên quan như xe tự lái, phẫu thuật từ xa hoặc IoT. Ở Việt Nam, nhu cầu về những công nghệ  vẫn còn khiêm tốn.

Một số người tin rằng việc triển khai 5G là không cần thiết. 4G được mô tả là một sự trình diễn công nghệ, thay vì khai thác thương mại. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đã quyết định phát triển 5G tại Việt Nam để phát triển chiến lược kinh tế số, bản thông cáo lưu ý.

Công nghệ 5G không chỉ là phiên bản nâng cấp từ các công nghệ cũ mà là một cuộc cách mạng cho các dịch vụ kết nối như MIC đã tuyên bố trước đó. Do đó, chiến lược triển khai công nghệ mới này sẽ không giống với chiến lược 4G trước đây (đồng thời được thực hiện trên toàn quốc). Thay vào đó, trước tiên, nó sẽ ưu tiên các khu vực có mức sử dụng cao hoặc các vị trí cần thay thế mạng cáp.

Các chuyên gia trong ngành ước tính rằng nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam, trị giá 3 tỷ đô la Mỹ năm 2015 và 9 tỷ đô la Mỹ năm 2018, sẽ đạt trị giá 30 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Kế hoạch triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO