Nền kinh tế số của ASEAN dự kiến đạt hơn 300 tỷ USD vào năm 2025

Minh Thiện| 28/02/2020 10:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Lần đầu tiên nền kinh tế số của ASEAN đã đạt 100 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 300 tỷ USD vào năm 2025.

Với chủ đề “Xin chào, Thế giới thông minh”, Hội nghị chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu, được tổ chức trực tuyến đầu tuần này đã kết nối các nhà lãnh đạo ngành và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Vương quốc Anh, Thụy Sĩ, Mỹ, Đức, Ý và ASEAN để cùng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của họ về chuyển đổi kỹ thuật số.

Hội nghị đã xem xét năm xu hướng của một thế giới thông minh trong 10 năm tới và đề xuất một nền tảng được xây dựng trên các loại kết nối, điện toán, nền tảng và hệ sinh thái mới.

TS. Aladdin D. Rillo, Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), phát biểu tại Hội nghị: “Thành công của chuyển đổi kỹ thuật số của ASEAN cần sự hỗ trợ của khu vực tư nhân và các công ty trên thị trường trong việc xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và giải quyết các vấn đề liên quan đến các ý tưởng lớn và quyền riêng tư dữ liệu”.

“Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN đã tăng vọt lên 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2019, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 300 tỷ USD vào năm 2025. Đối với các chính phủ, các doanh nghiệp (DN) và xã hội, chuyển đổi kỹ thuật số không còn là một lựa chọn mà là một con đường bắt buộc để thúc đẩy phát triển kinh tế và các DN”.

Tiến sĩ Aladdin D. Rillo, Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

TS. Rillo cho rằng, để tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong ASEAN, các sáng kiến mới hiện đang được triển khai như phát triển hệ sinh thái 5G, xây dựng khung khổ về chuyển vùng di động quốc tế, sản xuất thông minh và một mạng lưới đổi mới sáng tạo ASEAN.

Các chuyên gia tham dự Hội nghị đã nhất trí rằng các luồng thông tin với các công nghệ ICT mới, như 5G, AI và IoT, sẽ giúp xây dựng nền tảng để từ đó mọi thứ khởi nguồn, cho phép phát triển thông minh nhiều ngành, lĩnh vực, bao gồm phát triển đô thị, sản xuất, năng lượng, tài chính, giao thông vận tải…

Ông Ma Yue, Phó chủ tịch Nhóm Kinh doanh giải pháp doanh nghiệp (DN) của Huawei cho biết: "Thập kỷ tới sẽ chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ICT mới. Huawei tin rằng các loại kết nối, điện toán, nền tảng và hệ sinh thái mới sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho một thế giới thông minh vào năm 2030. Mạng siêu băng thông rộng và tốc độ cao được xây dựng bằng 5G, Wi-Fi 6, và truyền thông lượng tử sẽ kết nối thế giới vật lý và kỹ thuật số, tạo nền tảng cho thế giới thông minh”.

Điện toán mới sẽ cung cấp một giải pháp trọn vẹn cho mọi kịch bản bao gồm các con chip lớp dưới cùng, mọi con đường đến các thuật toán lớp trên, trải rộng từ người tiêu dùng đến DN và tạo nên hạt nhân của chuyển đổi thông minh. Một nền tảng hội tụ, chia sẻ và kỹ thuật số với tính hiệu quả và độ mở cao sẽ giúp khách hàng tập trung vào các lợi thế độc đáo và sự sáng tạo dịch vụ của riêng họ, do đó nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số của các ngành, lĩnh vực.

“Dựa trên Chiến lược, Kiến trúc, Chính sách và Hoạt động kinh doanh của DN (SAPO), hệ sinh thái mới cung cấp một không gian chuyên môn duy nhất liên kết với nhiều kỹ năng và được tích hợp sâu sắc, có thể cung cấp các giải pháp kinh doanh theo định hướng khách hàng toàn diện hơn”, ông Ma Yue khẳng định.

Chuyển đổi kỹ thuật số khu vực ASEAN có một điểm thuận lợi đặc trưng là có một cơ sở hạ tầng ICT rất phát triển và đầy tính sáng tạo. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng, nền kinh tế Internet đang phát triển nhanh chóng, cộng đồng DN khởi nghiệp tràn đầy năng lượng và lượng dân số trẻ khổng lồ khiến Đông Nam Á trở thành một khu vực đầy hứa hẹn để nhảy vọt trong làn sóng kỹ thuật số.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nền kinh tế số của ASEAN dự kiến đạt hơn 300 tỷ USD vào năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO