Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vẫn chưa đuổi kịp các đối thủ khác trên toàn cầu

Anh Học| 08/08/2019 16:18
Theo dõi ICTVietnam trên

•Các nhà phân tích cho biết, Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) đồng thời là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vẫn đứng sau các đối thủ khi nói đến công nghệ.

  • Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ vẫn tiếp tục.
  • Nhưng công nghệ chip SMIC đã chậm hơn một vài năm so với đối thủ lớn hơn là Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC).

GP: Close up of semiconductors

Các nhà phân tích cho biết nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vẫn chậm hơn nhiều năm so với các đối thủ của mình khi nói đến công nghệ mới nhất.

Đánh giá đó được đưa ra khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan và tăng khả năng tự cung cấp chất bán dẫn khi cuộc chiến thương mại với Washington đang tiếp tục.

Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) ở Hồng Kông là một xưởng đúc chip. Nó tạo ra các con chip được thiết kế bởi công ty khác và là đối thủ của Samsung và công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC).

Chính phủ Trung Quốc đã biến chất bán dẫn trở thành trụ cột chính trong kế hoạch được gọi là “Made In China 2025”, một sáng kiến nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 70% chất bán dẫn mà họ sử dụng vào năm 2025 và kế hoạch đó được hỗ trợ bởi hàng tỷ đô la đầu tư của chính phủ.

Trên hết, Hoa Kỳ gần đây đã đe dọa các công ty công nghệ chủ chốt của Trung Quốc như việc Huawei bị cắt khỏi các sản phẩm của Mỹ, do đó, Bắc Kinh đang tập trung vào việc phát triển ngành công nghiệp chip nội địa, theo ý kiến của các nhà phân tích khi trả lời phỏng vấn với CNBC.

Nhưng khi SMIC chuẩn bị công bố kết quả quý hai vào cuối tuần này, điều đáng chú ý là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vẫn ở đằng sau các đối thủ.

Hồi tháng 5, công ty phân tích Fubon Research có trụ sở tại Đài Loan cho biết, “một vài năm tới SMIC vẫn sẽ đi sau đối thủ với sự phát triển lợi nhuận hạn chế”.

Lý do cho quan điểm đó liên quan đến loại chip mà SMIC chỉ mới bắt đầu sản xuất. Đó là một con chip được gọi là 14 nanomet (14nm). Quan điểm đó đề cập đến kích thước của con chip và đó là thứ mà cả Samsung và TSMC đã thực hiện trong những năm qua. Cả hai công ty này hiện đang sản xuất chip 7nm, về cơ bản thì nhỏ hơn và mạnh hơn.

Công ty phân tích China Renaissance ước tính SMIC chậm hơn TSMC khoảng 17 quý khi nói đến chip 14nm và 16nm.

Nếu các xưởng đúc của Trung Quốc không thể sản xuất các cỡ chip mới nhất, điều đó có nghĩa là các công ty như Huawei, công ty tự thiết kế chip, phải tìm đến các đối thủ. Ví dụ, loạt bộ vi xử lý Huawei của dòng sản phẩm Kirini dành cho điện thoại thông minh có thiết kế 7nm và được sản xuất bởi TSCM.

SMIC vẫn chưa đưa ra thêm bình luận gì tới CNBC.

Chất bán dẫn đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, đội ngũ nhân sự tài năng và chuyên môn phù hợp để thực hiện. Các công ty Trung Quốc sẽ cần phải vượt qua một số khó khan đó để thách thức các đối thủ ở các quốc gia khác.

Thu hẹp khoảng cách

Nhưng một số nhà phân tích cho rằng SMIC có thể bắt kịp các đối thủ nhờ một số yếu tố. Lý do là, theo China Renaissance, tốc độ thu hẹp chip đang chậm lại, điều này sẽ cho phép SMIC thu hẹp khoảng cách. Công ty nghiên cứu cũng cho biết Liang Mong Song, một trong những đồng giám đốc điều hành của SMIC, đồng thời là cựu giám đốc nghiên cứu và phát triển của TSMC, đã tăng cường cho công ty công nghệ cải tiến ngay từ khi ông bắt đầu điều hành vào cuối năm 2017.

Và đối thủ lớn nhất của SMIC là TSMC gần đây đang gặp khó khan, điều này có thể giúp công ty Trung Quốc. Vào tháng 1, một số chip TSMC đã bị nhiễm một hóa chất làm gián đoạn sản xuất.

Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và tham vọng của Bắc Kinh là tạo ra nhiều chip trong nước cũng có thể giúp SMIC.

Hồi tháng 7, Renaissance Trung Quốc cho biết “Hình ảnh của TSMC gần đây và sự quan tâm của khách hàng Trung Quốc trong việc phát triển hệ sinh thái sản xuất chip nội địa trong bối cảnh các cuộc xung đột thương mại Trung-Mỹ đóng vai trò như một làn gió cho hành trình phát triển của SMIC”.

Hiện tại, chỉ có 16% chất bán dẫn sử dụng ở Trung Quốc được sản xuất tại nước này và chỉ một nửa trong số đó được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy tỷ lệ này có thể thay đổi.

Cơ quan sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc đang phát triển nhanh nhất thế giới, theo cơ quan công nghiệp SEMI.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã nói với CNBC rằng Trung Quốc sẽ không thu hẹp được khoảng cách với các nước khác trong ít nhất một thập kỷ nữa.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc vẫn chưa đuổi kịp các đối thủ khác trên toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO