Những giải pháp phát triển Bưu điện văn hóa xã trong giai đoạn mới (phần 2)

03/11/2015 21:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2010, thù lao của nhân viên điểm BĐ-VHX được nâng lên 650.000 đồng/tháng cho thời gian mở cửa, duy trì, cung cấp dịch vụ, phục vụ hoạt động văn hóa và bảo vệ tài sản 24/24. Ngoài ra còn được hưởng 10% tổng doanh thu cước (không bao gồm thuế VAT) các dịch vụ BCVT tối thiểu phải mở tại điểm BĐ-VHX và hoa hồng các dịch vụ phát sinh doanh thu khác do Giám đốc Bưu điện tỉnh quy định. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đề xuất nên tăng thù lao cho nhân viên điểm BĐ-VHX lên mức 850.000 đồng/tháng trong thời gian tới.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ BCVT và các dịch vụ khác

Ý kiến này được các đại biểu của Sở TT&TT TP. Hải Phòng, Bưu điện Hòa Bình… đề xuất. Đại diện Sở TT&TT Hải Phòng cho biết các cơ chế cho thuê lại những khoảng trống trong khuôn viên của các Điểm BĐ-VHX làm các cửa hàng, phòng trưng bày, bán hàng lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ… cần được nghiên cứu, đặc biệt là ở một số điểm BĐ-VHX như tại đảo Cát Bà – điểm du lịch cho khách quốc tế và trong nước.

 Bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Bưu điện tỉnh Hòa Bình cho biết, nghiên cứu, khảo sát cụ thể điểm nào có khả năng phát triển dịch vụ nào thì đầu tư vào dịch vụ đó, đảm bảo mang lại hiệu quả ngay như: Mở dịch vụ Internet, văn phòng phẩm, các thiết bị viễn thông, những điểm trung tâm thì tiến hành đa dạng hóa các dịch vụ bưu chính chuyển phát, viễn thông - CNTT, bán SIM, thẻ, bán bảo hiểm, cho thuê địa điểm hoặc quảng online cáo… hóa mạng lưới điểm BĐ- VHX, được tham gia vào khai thác dịch vụ Thu hộ, Chi hộ (Trả lương hưu, trả các chế độ người có công và tiền hỗ trợ hộ nghèo…).

Đãi ngộ cán bộ làm việc tại điểm BĐ-VHX

Đây là yếu tố quan trọng trong phát triển điểm BĐ- VHX trong thời gian tới. Điều này, được nhiều Bưu điện tỉnh, các đại biểu tham luận và Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đặc biệt nhấn mạnh.

 VNPost cho biết nhân viên làm việc tại điểm BĐ- VHX có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Điểm BĐ-VHX. Vì vậy phải có một cơ chế đặc thù lao động hợp lý, các cơ chế đãi ngộ, chính sách xã hội để thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo, trung thực, nhiệt tình, sự gắn bó đối với công việc.

Năm 2010, thù lao của nhân viên điểm BĐ-VHX được nâng lên 650.000 đồng/tháng cho thời gian mở cửa, duy trì, cung cấp dịch vụ, phục vụ hoạt động văn hóa và bảo vệ tài sản 24/24. Ngoài ra còn được hưởng 10% tổng doanh thu cước (không bao gồm thuế VAT) các dịch vụ BCVT tối thiểu phải mở tại điểm BĐ-VHX và hoa hồng các dịch vụ phát sinh doanh thu khác do Giám đốc Bưu điện tỉnh quy định. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đề xuất nên tăng thù lao cho nhân viên điểm BĐ-VHX lên mức 850.000 đồng/tháng trong thời gian tới.

Cán bộ làm việc tại BĐ-VHX được đãi ngộ còn là được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ. Đây là cũng là đề xuất của nhiều đơn vị, đại biểu. Đãi ngộ cán bộ làm việc tại điểm BĐ-VHX, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng là còn cần có cơ chế tuyên dương khen thưởng cán bộ làm việc tại điểm BĐ-VHX, mà cho đến nay vẫn chưa đến được với lao động thủ công.

Các giải pháp đáng chú ý khác

Theo Bưu điện tỉnh Đắk Lắk, thông qua hệ thống các điểm BĐ-VHX, việc đưa ứng dụng CNTT Internet về phục vụ nông thôn, nhằm phổ biến, tuyên truyền kiến thức khoa học công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ KHKT về các vấn đề như trồng trọt, chăn nuôi, y tế, giáo dục… được thực hiện nhanh chóng hơn. Nhân viên BĐ-VHX có thể truy cập và in những thông tin được truyền tải có thể là văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy, chính quyền địa phương, các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đem đến tận tay các già làng, trưởng thông bản để họ phổ biến, tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân.

Bưu điện tỉnh Hòa Bình, tỉnh Trà Vinh lại có một sáng kiến đáng chú ý khác. Để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho nhân viên BĐ-VHX, góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ, đặc biệt khâu phát cuối cùng tới các bản làng, thôn xóm, đồng thời mở rộng kênh tiếp thị, bán hàng, tiết kiệm tối đa chi phí, Bưu điện tỉnh Hòa Bình và Trà Vinh đã tổ chức lại sản xuất, thực hiện ghép 2 lực lượng nhân viên điểm BĐ-VHX và bưu tá xã làm một, kết hợp giữa việc vừa phục vụ tại điểm BĐ-VHX, vừa kiêm luôn việc phát thư báo, thu cước điện thoại, bán các sản phẩm bảo hiểm, bán tem thẻ, phát tờ rơi và tham gia vào công tác tuyên truyền pháp luật tới các gia đình và người dân trong thôn, bản. Điều này giúp giảm về nhân sự và các chi phí cần thiết, tăng thu nhập cho nhân viên BĐ-VHX.

Sở TT&TT Quảng Trị đề xuất mô hình kết hợp giữa nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn để tổ chức cung cấp các dịch vụ tại các xã chưa có điểm BĐ-VHX.

Triển khai xây dựng nhà cột cao phục vụ cho việc lắp đặt trạm thông tin di động (BTS) cung cấp dịch vụ viễn thông tại các điểm BĐ-VHX là đề xuất của Bưu điện tỉnh Long An. Việc cho thuê nhà trạm và cột cao tại các điểm BĐ-VHX mang lại doanh thu tương đối khá và rất ổn định. Việc đầu tư trạm BTS với chi phí đầu tư từ 310 đến 400 triệu đồng/trạm, thời gian thu hồi vốn trong vòng 4 năm, doanh thu mang lại từ việc cho thuê nhà trạm BTS trong thời gian qua (đã loại trừ phần BTS dùng chung với VNPT Long An): Năm 2008 là 2.078,14 triệu đồng, năm 2009 là 3.887,56 triệu đồng, năm 2010 là 4.514,72 triệu đồng và năm 2011 là 4.689,95 triệu đồng.

Chuyển đổi sang mô hình khác hoạt động hiệu quả hơn là đề xuất của Agromonitor. Theo đó, những điểm BĐ-VHX nằm trong khu vực các phường thuộc các thành phố (thành phố cấp 1, 2 trực thuộc tỉnh) mới được thành lập; các thị trấn được chuyển đổi từ các xã lân cận với các khu công nghiệp, làng nghề… nên được xem xét chuyển đổi. Cơ sở hạ tầng xã hội tại các khu vực này đã phát triển. Người dân có khả năng nhất định về kinh tế, rất nhiều gia đình có Internet, đa số có điện thoại di động và các phương tiện truyền thông khác, nên số người truy cập Internet, đọc sách báo tại điểm BĐ-VHX là không đáng kể. Hầu như các điểm thuộc nhóm này có doanh thu rất thấp (dưới 150.000 đồng). Nhiều điểm BĐ-VHX thậm chí không có doanh thu. Đối với những điểm BĐ-VHX có doanh thu thấp, tần suất sử dụng dịch vụ ít có thể chuyển đổi sang hình thức thùng thư công cộng độc lập hoặc các hình thức khác để giảm chi phí.

(Tham khảo: Tài liệu và báo cáo hội nghị Điểm BĐ-VHX tháng 1/2012)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Những giải pháp phát triển Bưu điện văn hóa xã trong giai đoạn mới (phần 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO