Thành phố Seoul thông minh nhất thế giới?

Lan Phương| 03/09/2017 23:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc được đánh giá là một điển hình về sự phát triển thành phố thông minh và vừa là một nơi triển khai các thử nghiệm công nghệ.

Gần như mọi mặt cuộc sống công cộng ở Seoul đều có sự hỗ trợ của công nghệ, từ hệ thống vận tải công cộng tích hợp tới hệ thống cảnh báo khẩn cấp của chính phủ.

Các công ty công nghệ trong và ngoài nước đã đưa công nghệ hiện diện mọi nơi ở thủ đô của Hàn Quốc. Đây là một quá trình phát triển liên tục và khi bạn nghĩ về một công nghệ “thành phố thông minh” mới, thì Seoul là thành phố tiên phong và đã có thể triển khai một thời gian dài trước đây.

Khó có thể so sánh sự “thông minh” của một thành phố này với sự “thông minh” của một thành phố khác. Dưới đây là một vài ví dụ về các công nghệ đã làm cho Seoul trở thành thành phố thông minh nhất thế giới.

Thiết bị thông minh mọi nơi

Theo một báo cáo năm 2013, Seoul đã có một quá trình lâu dài hỗ trợ người dân được kết nối tới công nghệ. Năm 2012, Seoul đã bắt đầu phân phối các thiết bị thông minh đã qua sử dụng (second-hand) tới các hộ gia đình thu nhập thấp và những người có nhu cầu. Các công dân được khuyến khích ủng hộ các thiết bị cũ của họ khi mua các thiết bị mới, nhờ chính sách giảm trừ thuế khoảng 50 - 100 USD/thiết bị ủng hộ.

Seoul đã đang thực hiện các khóa học về các công nghệ khách hàng thông minh kể từ năm 2009, với các bài giảng do thành phố chủ trì nội dung và các lớp học do thành phố tài trợ thông qua các tổ chức giáo dục tư nhân. Các lớp học dành cho những người nhập cư, người thu nhập thấp và người già sử dụng các thiết bị thông minh lần đầu tiên. Các lớp học như thế này đã thu hút được hơn 47.000 người tham dự từ 2009 – 2011. Mặc dù đáp ứng được các kiến thức cơ bản để sử dụng công nghệ thông minh, các lớp học này sau đó sẽ giảng dạy nhiều kỹ năng tiên tiến hơn, và cho phép nhiều công dân hơn tiếp cận các công cụ để nâng cao các dịch vụ của thành phố Seoul thông minh.

Những vạch đường cấp điện cho phương tiện công cộng

Công nghệ xe điện trực tuyến (Online electric vehicle technology - OLEV) thực hiện cấp nguồn điện cho các phương tiện theo phương thức di động từ bề mặt đường phố trong khi xe di chuyển qua những vạch đường áp dụng công nghệ này. Khi một chiếc xe bus đi băng qua một trong những vạch đường đánh dấu có sự hỗ trợ của công nghệ này, nguồn điện từ các cáp điện nằm dưới bề mặt đường phố, tạo ra các từ trường. Có một thiết bị thu được lắp đặt bên trong OLEV sẽ chuyển đổi các từ trường này thành điện. Độ dài của các dải nguồn điện này được lắp đặt dưới mặt đường thường khoảng 5 - 15% độ dài của toàn bộ một con đường, chỉ cần một vài phần của con đường được làm lại với các đường cáp bên trong.

Công nghệ cấp nguồn tự động cho xe công cộng

Phần đường có loại cáp cũng có thể phân biết các xe bus OLEV với các phương tiện thông thường, có nghĩa là khả năng cấp nguồn của vạch đường công nghệ này sẽ tắt khi không sử dụng. Vì loại xe bus đã không cần lưu đủ nguồn cho toàn bộ các hành trình, nguồn cho các xe này thường thấp hơn 3 lần nguồn của phần lớn các xe điện.

Dịch vụ an toàn mọi nơi ở Seoul (u-Seoul Safety Service)

Dịch vụ an toàn ở mọi nơi ở thủ đô Seoul đã đi vào vận hành kể từ tháng 4/2008, kết hợp các dịch vụ dựa trên vị trí và các công nghệ giám sát, quan sát CCTV (Closed Circuit Televison) để thông báo cho các cơ quan chức năng và các thành viên gia đình các trường hợp khẩn cấp liên quan đến trẻ em, người tàn tật, người già và những ai bị bệnh Alzheimer, tất cả những ai tình nguyện muốn được trang bị một thiết bị thông minh. Khi một người sở hữu thiết bị này rời khỏi một vị trí an toàn được thiết kế trước hoặc nhấn nút khẩn cấp, một thông báo khẩn cấp sẽ được gửi tới những người bảo vệ, cảnh sát, bộ phận phòng cháy chữa cháy và các trung tâm kiểm soát CCTV.

Quản trị mở và dữ liệu công cộng

Chiến lược quản trị mở của Seoul đã thúc đẩy việc quản trị của thành phố thông suốt và giao tiếp mở giữa chính quyền thành phố và mọi người dân. Các công dân và khu vực tư nhận thường được khuyến khích tận dụng các thông tin hành chính của thành khố để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới và kinh doanh. Tháng 3/2013, sử dụng GPS được nhúng trong các smartphone, Chính quyền thành phố Seoul đã bắt đầu cung cấp “thông tin xung quanh cá nhân trên các bản đồ” (Information around myself on maps), một tính năng cung cấp thông tin về các địa điểm của các khu vực WiFi miễn phí, các phương tiện hỗ trợ người tàn tập, thiết bị phát hành chứng chỉ tự động, phòng vệ sinh và các công trình xây dựng.

Seoul còn có Trung tâm dữ liệu Dansan, một tổ chức 24/7 của chính quyền thành phố giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến các dịch vụ của thành phố. Các hộ dân cũng có thể đặt chỗ các dịch vụ công và các dịch vụ tiện ích công cộng khác thông qua mạng Internet 24/7.

Quận Eunpyeong của thành phố thông minh

Eun-pyeong là một quận của Seoul, và kế hoạch Eun-pyeong u‑City, bắt đầu vào năm 2006 và được hoàn thành vào tháng 3/2011. Eunpyeong u-City  có lẽ là một ví dụ điển hình của một thành phố thông minh. Đó là kết quả của một dự án kéo dài 7 năm và hiện nay có 45.000 người dân sinh sống trong diện tích 862 mẫu Anh (hơn 344 ha).

Người dân quận Eunpyeong không cần phải truy cập Internet hay thiết bị thông minh riêng để sử dụng các dịch vụ của thành phố, mà thay vào đó họ nhận các thông tin thực tế nhờ các thiết bị thông minh trên các bức tường của phòng khách. Về sự an toàn của người dân, các camera CCTV thông minh được lắp đặt mọi góc phố sẽ tự đồng giám sát con người đi qua ở những nơi ít người.

Những đèn đường công nghệ cao của thành phố làm giảm năng lượng tiêu thụ và giúp người dân truy cập Internet. Dịch vụ u-Green (Xanh mọi nơi) của quận này có một mạng lưới các bộ cảm biến đánh giá các yếu tố như nước và chất lượng không khí, truyền tải thông tin này trực tiếp tới các không gian công cộng và các thiết bị ở các phòng khách của công dân.

Các cửa hàng ảo

Chuỗi cửa hàng tạp phẩm quốc tế Tescos đã có các cửa hàng ảo ở các không gian công cộng của Seoul kể từ năm 2011. Các sản phẩm được bày đặt giống như tại một cửa hàng truyền thống. Các giá của cửa hàng có các mã QR (Quick response code) để người đi lại có thể dùng điện thoại di động quét thanh toán, thực hiện một rổ mua sắm trong vài phút trước khi xe công cộng tới. Nếu xe công cộng của bạn đến trước khi rổ mua sắm hoàn thành, bạn có thể thực hiện mua sắm mà không cần hình ảnh và mã quét.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thành phố Seoul thông minh nhất thế giới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO