Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại: Khi làm được thì hống hách, khi vấp ngã thì tự ti, dù không có dịch bệnh cũng chẳng thể "cất cánh" thành công

Lưu Ly| 13/04/2020 17:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Người tài năng thường thất bại vì quá tự mãn. Coi bản thân tài giỏi hơn người, bạn sẽ không chỉ mất đi sự giúp đỡ của người khác mà ngay cả cơ hội tiến lên cũng không còn.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, rất nhiều công ty phải tạm ngừng hoạt động. Có những công ty chỉ có thể hoạt động cầm chừng, đối với người lãnh đạo lúc này, việc quyết định ai đi ai ở thật sự vô cùng khó khăn. Sa thải một nhân viên nghĩa là khiến anh ta mất đi nồi cơm trong một thời gian. Một vị quản lý của công ty A nói: "Khi buộc phải lựa chọn, tôi phải thanh lý những người tự cao tự đại, luôn cho rằng bản thân tài giỏi rồi làm việc gì cũng qua loa đại khái. Nếu còn giữ những người này, cả công ty không thể nào gánh được. Tôi thà cấp dưới không có ai cũng không cần người như vậy".

Bạn có thể là người rất tài năng, cũng có thể chỉ là người bình thường. Nhưng dù thế nào, bạn nên hiểu rằng "một người càng tự giác thì càng thành công; càng kín đáo thì càng đi xa". Đừng bao giờ khoe khoang, đừng tự cao tự mãn. Một người càng thể hiện điều gì, thì càng dễ mất đi điều đó. Cho dù là một người tài năng, bạn vẫn cần phải kiên trì học hỏi và tích lũy kiến ​​thức để chuẩn bị mọi tình huống trong sự nghiệp.

Trong Chu Dịch giảng: "Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn", nghĩa là: khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích mà tự mãn thì bị mất đi. Một người nếu như tự cao tự đại, thì cho dù đi tới bất cứ đâu cũng đều không nhận được sự chào đón của người khác. Cho nên thất bại lớn nhất của đời người là tự cao, tự đại.

Người tự tin biết nhìn lại bản thân từ ý nghĩ, lời nói, cho tới hành động. Trong khi đó, người tự cao, tự đại coi cái tôi của mình là trên hết. Họ thường so sánh hơn thua, đúng sau với người khác và không chịu nhún nhường bất cứ một ai. Họ sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy họ đang tài giỏi hơn mọi người. Từ đó là dễ dẫn đến quyết định sai lầm do quá hiếu thắng, không suy nghĩ chín chắn.

Người sống tự cao quá mức dễ thất bại vì không có sự tìm tòi, học hỏi từ thành công của người khác. Tự cao, tự đại thường coi thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán, cho rằng bản thân tài giỏi hơn người. Như vậy, họ sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính mình tạo ra. Bởi người ta có thể yêu thương, san sẻ với người biết nhìn nhận sai lầm của bản thân sau khi vấp ngã, chứ không ai chia sẻ với người luôn cho mình giỏi hơn hết.

Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại: Khi làm được thì hống hách, khi vấp ngã thì tự ti, dù không có dịch bệnh cũng chẳng thể cất cánh thành công - Ảnh 1.

Người tự cao khi làm được việc gì đó thành công thì lên mặt hống hách, tự cho bản thân là người tài ba, giỏi giang nhất. Nhưng khi vấp ngã, họ lại dễ lâm vào sự tự ti, che giấu lỗi lầm bản thân vì khó chấp nhận sự thật. Tự cao là một trong 6 thứ phiền não cơ bản của đời người, bao gồm tham-sân-si-mạn-nghi-ác.

Tuổi trẻ thường có thái độ chủ quan, bảo thủ, sai lầm nên dễ tự cao, tự đại. Tâm niệm bản thân không bệnh thì dễ phát sinh tham vọng. Do đó, người không bệnh dễ sinh tâm lý bám víu vào thân thế, cho rằng nó sẽ khỏe mạnh mãi mãi, cuối cùng dẫn đến cậy rằng sống lâu mà làm việc tổn hại đến người và vật.

Mỗi người chúng ta ai cũng có những suy nghĩ, hành động khác nhau, tùy theo năng lực. Có người tự ti, không phấn đấu vươn lên mà chấp nhận số phận an bài. Có người thì tự đại cho rằng bản thân hơn người nên chẳng cần tìm tòi, học hỏi, do đó vấp phải sai lầm đáng tiếc. Đó đều là 2 căn bệnh trầm kha của đời người.

Dù trong hoàn cảnh nào, thành công hay thất bại, sự khiêm tốn không thể thiếu. Bạn phải luôn hiểu rằng cuộc sống luôn có những thăng trầm. Điều quan trọng là dù vấp ngã, mất phương hướng cũng đừng bao giờ chấp nhận buông tay. Hãy tự đứng lên và tiếp tục chiến đấu để lấy làm lại sự nghiệp, cuộc sống của mình. Muốn trở thành người thành công, trước hết phải học cách làm người và biết cách làm người.

Vì thế, mỗi người chúng ta cần học hỏi, trau dồi trí tuệ thường xuyên, nhìn lại bản thân mình để hiểu rõ bản chất của cuộc sống. Nhất là khi còn trẻ, trong giai đoạn trải nghiệm, phát triển bản thân. "Khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ", người hiểu lễ nghĩa, biết hạ thấp mình hơn để đón nhận cũng giống như biển cả bao la, thấp mình chờ đợi, khiến trăm sông từ thượng nguồn cũng đem nước đổ về.

Tổng hợp


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại: Khi làm được thì hống hách, khi vấp ngã thì tự ti, dù không có dịch bệnh cũng chẳng thể "cất cánh" thành công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO