Thúc đẩy phát triển du lịch nhờ ví điện tử

TH| 13/02/2019 15:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Ví điện tử đang dần trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia Đông Nam Á với nhiều loại ví, ứng dụng ngân hàng, tài chính như hiện nay.

Nhộn nhịp thị trường ví điện tử

Internet đã và đang làm thay đổi cuộc sống của hầu hết chúng ta.Thông qua các đổi mới công nghệ liên quan đến Internet như Internet của vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và thương mại điện tử, rất nhiều công việc hàng ngày đã được thực hiện dễ dàng hơn.Những đổi mới này cũng góp phần thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp, giúp những người tham gia các loại hình kinh doanh dễ dàng và thuận lợi hơn.

Sự bùng nổ của ví điện tử ở châu Á - đặc biệt là Đông Nam Á - hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tiềm năng mới cho ngành du lịch.Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng như một chiếc ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh toán và giao dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên Internet mà có liên kết và cho phép thanh toán bằng ví điện tử.  giao dịch điện tử không tiền mặt.Ví điện tử giúp thanh toán trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời giúp kiểm soát tài khoản tiền trong ví qua truy vấn tài khoản và sự biến động trong tài khoản tiền của khách hàng. Ví điện tử thường được liên kết với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng của bạn và thậm chí một số có thể lưu trữ tiền điện tử.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2017, ngành Du lịch trong khu vực đã đóng góp một con số khổng lồ 135,8 tỷ USD Mỹ cho kinh tế khu vực và con số này được dự đoán sẽ đạt mức 245,5 tỷ USD vào năm 2028, chiếm 5,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn khu vực.

Với ví điện tử, hầu hết các rắc rối liên quan đến thanh toán khi đi du lịch, đặc biệt là ngoại hối, có thể được giải quyết dễ dàng hơn. Việc tìm kiếm một máy ATM và một địa tiểm đổi tiền có thể mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ví điện tử, quy trình tốn thời gian này sẽ trở nên không cần thiết.

Tại Đông Nam Á, tính tới thời điểm hiện tại, ví điện tử từ các công ty Trung Quốc đang xâm nhập mạnh mẽ vào đây khi họ đang tìm cách mở rộng thị trường. AliPay và WeChat Pay đang cung cấp ví điện tử cho khách hàng của họ tại các nước Đông Nam Á, mà trước hết là khách du lịch Trung Quốc. Sự "tấn công" của AliPay và WeChat Pay vào Đông Nam Á là một trong các động lực làm cho ứng dụng thanh toán địa phương nổi lên. Số lượng các ứng dụng ví điện tử địa phương ngày càng gia tăng, người ta bắt đầu nghe nhiều đến TaPay ở Malaysia, PromptPay ở Thái Lan và PayNow ở Singapore.

Thúc đẩy phát triển du lịch

Sự phát triển của ngành công nghiệp ví điện tử trong khu vực đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch - đặc biệt là ở Thái Lan. Thái Lan hiện là điểm đến hàng đầu cho khách du lịch từ Trung Quốc, những người sử dụng ví điện tử rộng rãi trong các chuyến du lịch của họ ở Đông Nam Á.

Năm 2018 đánh dấu năm đầu tiên Thái Lan đón hơn 10 triệu du khách Trung Quốc. Trung Quốc hiện là thị trường du lịch lớn nhất của Thái Lan và du khách Trung Quốc chiếm 1/3 tổng số du khách đến Thái Lan. Đây là nguồn đóng góp doanh thu lớn nhất cho ngành du lịch với hơn 103 tỷ USD từ hơn 9,8 triệu khách du lịch trong năm 2017.

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang tích hợp các hệ thống WeChat Pay và Alipay để phục vụ những du khách này. WeChat hiện có 1,08 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng và 900 triệu người trong số họ sử dụng WeChat Pay.

Một cách để các doanh nghiệp (DN) và chính quyền địa phương có thể cải thiện trải nghiệm du lịch ở Đông Nam Á bằng cách sử dụng ví điện tử là tích hợp chúng vào các hệ thống giao thông vận tải địa phương. Hiện tại, hầu hết các hệ thống giao thông công cộng ở Đông Nam Á đều có hệ thống thanh toán riêng bao gồm vé xe buýt, thẻ tàu và vé thông thường. Nếu ví điện tử được tích hợp vào các hệ thống này, du khách sẽ dễ dàng di chuyển hơn trong chuyến đi trong ngày hoặc chuyến thăm ngắn do không cần phải mua vé. Ngoài ra, vì nhiều du khách phương Tây đến khu vực có xu hướng đến thăm một số nước ASEAN tại một thời điểm nên việc tích hợp các hệ thống như vậy sẽ thuận tiện hơn cho họ.

Tuy nhiên, một vấn đề mới cũng nảy sinh từ sự bùng nổ của các loại ví điện tử khác nhau. Du khách sẽ phải cài đặt một loạt các ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào loại ví điện tử nào phổ biến nhất tại một quốc gia hoặc thành phố cụ thể. Các DN cũng cần phải có các hệ thống thanh toán đáp ứng được tất cả các loại ví điện tử khác nhau. Việc này sẽ gây khó khăn cho các DN nhỏ và các loại ví điện tử địa phương. Các thương hiệu lớn như Apple Pay, WeChat Pay và Alipay có thể sẽ độc quyền thị trường trong khi các thương hiệu ví điện tử nhỏ hơn có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

Vì thế, các DN cần nắm bắt được các xu hướng mới nổi từ sự bùng nổ của thị trường ví điện tử. Họ cần nhanh chóng thích nghi để tận dụng ví điện tử và khai thác những tiềm năng của nó đối với ngành du lịch. Tuy nhiên, các DN cũng cần nhận thức được nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn mà bất kỳ công nghệ mới nào mang lại, đó là vấn đề bảo mật, quyền riêng tư, lừa đảo.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thúc đẩy phát triển du lịch nhờ ví điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO