Tương lai của tiêu dùng số tại ASEAN

TH| 05/11/2020 14:14
Theo dõi ICTVietnam trên

ASEAN là khu vực kinh tế đông dân thứ ba thế giới và được dự báo sẽ còn phát triển trong thập kỷ tiếp theo để vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030. Tiêu dùng nội địa hiện đang chiếm khoảng 60% GDP và dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 4.000 tỉ USD.

Trong bối cảnh chung của toàn thế giới, ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức lớn do đại dịch Covid-19 gây ra. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng tại Đông Nam Á xuống 1% cho năm 2020. Tuy nhiên, tăng trưởng hàng năm được dự báo sẽ phục hồi lên 5% trong năm tới.

Tương lai của tiêu dùng số tại ASEAN - Ảnh 1.

Theo báo cáo "Tương lai tiêu dùng tại những thị trường tiêu dùng phát triển nhanh: ASEAN 2030" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong 10 năm tới, ASEAN sẽ đón nhận thêm 140 triệu người tiêu dùng, chiếm 16% người tiêu dùng mới trên thế giới.

WEF cho biết, xu hướng ứng dụng kỹ thuật số nhanh chóng tại ASEAN sẽ còn tiếp tục gia tăng, với động lực là người tiêu dùng số bản địa, nguồn vốn của các nhà đầu tư rót vào những cải tiến kỹ thuật số và chương trình hỗ trợ chuyển đổi số của chính phủ. Đến năm 2030, sẽ có gần 575 triệu người dùng Internet trong khu vực. Khi số hóa vươn tới những cộng đồng người thu nhập thấp và ở khu vực nông thôn, nó sẽ phá tan những rào cản gây trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ, đồng thời thúc đẩy các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục và dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN về mức độ và tốc độ phát triển. Trong báo cáo nói trên của WEF, 10 quốc gia được phân thành 3 nhóm khác nhau. Nhóm đầu là 3 quốc gia phát triển: Singapore, Malaysia và Thái Lan. Nhóm cuối là 4 nền kinh tế Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei. Ở giữa là ba nền kinh tế mới nổi Indonesia, Philippines và Việt Nam. Đây là nơi có 70% dân số ASEAN sinh sống, đóng góp vào hơn 50% GDP của khu vực.

Theo WEF, sự phát triển của các quốc gia này và ASEAN sẽ được thúc đẩy bởi 4 động lực chính: xu hướng nhân khẩu học mạnh mẽ; mức thu nhập gia tăng; những chuyển dịch địa chính trị và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật số.

Động lực thúc đẩy tiêu dùng số trong tương lai

Như đã nêu trước đó, WEF xác định 4 động lực sẽ thúc đẩy tương lai tiêu dùng số trong khu vực. Thứ nhất là nhân khẩu học. Dân số trẻ, hiểu biết về công nghệ, tham gia lực lượng lao động và di cư đến các thành phố lớn và nhỏ, sẽ thúc đẩy tiêu dùng ở các nước ASEAN mới nổi - Indonesia, Việt Nam và Philippines.

Ông Yendamuri, công sự của Bain & Company, cho biết: "Hành vi tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng. Các khách hàng trẻ, thuộc tầng lớp trung lưu tại khu vực thành thị của năm 2030 sẽ hướng đến trải nghiệm cá nhân hóa, đáng giá đồng tiền và tích hợp trên cả các kênh bán hàng trực tuyến và trực tiếp. Mỗi thị trường trong nội khối ASEAN có hướng phát triển khác nhau".

Dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN sẽ tăng thêm 40 triệu người vào năm 2030, trong đó Indonesia đóng góp hơn một nửa trong số đó. WEF nhận định: "Sự bùng nổ này của tầng lớp lao động trung lưu sẽ thúc đẩy đáng kể năng suất và chi tiêu mà ảnh hưởng đến mức tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN".

Ngoài ra, chi phí lao động ở các nước ASEAN mới nổi cũng thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của châu Á, ví dụ chi phí lao động của Việt Nam được cho là chỉ bằng 50% của Trung Quốc. Sự kết hợp giữa lực lượng lao động ngày càng mở rộng, chi phí lao động thấp và năng suất tăng là những điểm hấp dẫn đối với đầu tư và tăng trưởng.

Thứ hai là mức thu nhập tăng. Theo báo cáo của WEF, mức thu nhập sẽ tăng hàng năm từ 6 đến 8% ở các nước ASEAN mới nổi. Dự kiến, mức tăng thu nhập cao nhất sẽ là ở Việt Nam

Những chuyển dịch địa chính trị toàn cầu và các quy định địa phương cũng sẽ mở ra cánh cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các cơ hội khác. Tuy nhiên, nó cũng sẽ tạo ra những thách thức như chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. WEF dự đoán ASEAN sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của FDI khi các công ty đa quốc gia tái cơ cấu chuỗi cung ứng để giảm thiểu hóa rủi ro địa chính trị và tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ.

Động lực cuối cùng thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN đó là việc áp dụng kỹ thuật số. WEF cho biết: "Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN sẽ trở nên thực sự bao trùm, khi người tiêu dùng chấp nhận kỹ thuật số, các nhà đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp kỹ thuật số sáng tạo và chính phủ hỗ trợ các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quan trọng".

Bài liên quan
  • Tấn công giả mạo tài chính tăng cao ở Đông Nam Á
    Philippines ghi nhận 163.279 số vụ giả mạo tài chính cao nhất trong năm 2023. Tiếp theo là Malaysia với 124.105 vụ, Indonesia cũng ghi nhận 97.465 cuộc tấn công, trong khi đó, số vụ tấn công tại Việt Nam là 36.130. Thái Lan và Singapore là hai quốc gia có số lượng tấn công ít nhất, lần lượt là 25.227 và 9.502.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tương lai của tiêu dùng số tại ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO