Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của các doanh nghiệp

14/08/2020 08:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuối năm 2019, công ty Dữ liệu quốc tế (IDC) ghi nhận 2/5 doanh nghiệp (DN) nhỏ tại châu Á đã triển khai thực hiện kế hoạch hành động chiến lược cho chuyển đổi số.

Theo thông tin của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế châu Á chiếm hơn 90% tổng số DN và hơn một nửa lực lượng lao động, góp phần đáng kể vào cả GDP và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ cho sự liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Các ''SMB tương lai" nên hoạt động dựa trên dữ liệu, lấy khách hàng làm trung tâm, ứng dụng tự động hóa cao để không ngừng chủ động học hỏi và thử nghiệm liên tục.

Bên cạnh đó, SMB cũng là một trong những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Sẵn đã phải đối mặt với sự thiếu hụt kỹ năng và gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nhiều DN cũng không có đủ công nghệ để hỗ trợ họ cắt giảm chi phí, tự động hóa quy trình và thích nghi với việc hỗ trợ nhân viên và khách hàng từ xa.

Để giải quyết những vấn đề trên, nhiều DN đã bắt đầu công cuộc chuyển đổi số. Vào cuối năm 2019, IDC ghi nhận rằng 2/5 DN nhỏ tại châu Á đã triển khai thực hiện kế hoạch hành động chiến lược cho chuyển đổi số. Chính phủ các nước trên thế giới cũng đã và đang đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ SMB vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.

Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động, IDC đề xuất rằng các ''SMB tương lai" nên hoạt động dựa trên dữ liệu, lấy khách hàng làm trung tâm, ứng dụng tự động hóa cao để không ngừng chủ động học hỏi và thử nghiệm liên tục.

Vậy các SMB có thể làm gì để duy trì hoạt động trong tương lai?

Dữ liệu là tất cả

Việc giao tiếp qua mạng chiếm ưu thế hơn so với tiếp xúc trực tiếp trong giai đoạn giãn cách hiện nay khiến dữ liệu trở thành chìa khóa để DN xây dựng niềm tin của khách hàng, lòng trung thành với thương hiệu và duy trì kinh doanh. Từng văn bản, email, giao dịch hoặc liên hệ đều có thể mang ý nghĩa nhất định, đặc biệt khi nó được cập nhật theo thời gian thực.

Theo đó, giải pháp cho việc chuyển đổi số của các SMB chính là những công nghệ đám mây. Với bản chất thông tin nhanh chóng, dễ dàng cùng mức chi phí phải chăng, công nghệ này cung cấp cho SMB những khả năng trước đây chỉ các DN lớn mới có.

Ví dụ, việc được truy cập vào cơ sở đám mây đáng tin cậy, linh hoạt và bảo mật đã cho phép Vitarich – công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Philippines – hiện đại hóa hoạt động kinh doanh, có thể truy cập dữ liệu của mình theo thời gian thực và an toàn.

Ngoài ra, công nghệ này còn giúp Vitarich tối ưu chi phí, giảm thiểu sự phụ thuộc vào chuyên gia tư vấn từ bên thứ ba và tập trung vào việc thiết lập, phát triển nội bộ. Bây giờ, họ có thể lập báo cáo nhanh chóng để đưa ra những đánh giá sắc bén dựa trên những dữ liệu quản lý về hoạt động chăn nuôi, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và sự biến động của giá gia cầm. Nền tảng này cũng cung cấp một cơ sở để Vitarich có thể duy trì sự liên tục trong hoạt động kinh doanh của mình khi nhân viên làm việc tại nhà một cách thuận tiện trên Oracle Cloud.

Đổi mới (trên đám mây) để tồn tại

Dựa theo nghiên cứu của Gartner, trong tình hình của năm 2020 hiện nay, việc duy trì sự tồn tại là ưu tiên hàng đầu của DN, hơn cả nhiệm vụ phát triển, tuy nhiên, việc đổi mới vẫn cần được lưu tâm. Thực tế, những thời kỳ mang tính cách mạng thường mang tới những cơ hội để DN phát triển, cũng như là giải quyết những thách thức.

Nếu có thể, SMB nên tận dụng sự nhanh nhẹn và sáng tạo của mình để khai thác những công cụ mới cho DN. Công nghệ điện toán đám mây có thể cung cấp môi trường kiểm thử khả thi cho các DN phát triển, thử nghiệm và triển khai những sáng kiến mới, ví dụ như là trang web đặt hàng trực tuyến. Thông qua nền tảng đám mây phù hợp, DN có thể đẩy nhanh chu kỳ phát triển/thử nghiệm và triển khai của họ.

Trong thời điểm các DN gặp khó khăn với những thay đổi trong quy định, thì trợ lý kỹ thuật số ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là một giải pháp cung cấp hình thức liên tục kinh doanh tới khách hàng và phản hồi các câu hỏi dựa trên quy trình vận hành tiêu chuẩn hoặc các câu hỏi thường gặp. Bộ phận dịch vụ khách hàng có thể ưu tiên trả lời các phản hồi của khách hàng mà trò chuyện tự động không thể trả lời.

Rủi ro bảo mật vẫn là một thách thức

Bảo mật cũng là một thách thức của các DN, kể cả những DN lớn. Theo báo cáo thường niên thứ ba của Oracle và KPMG về mối đe dọa trên nền tảng đám mây, 92% các chuyên gia CNTT cho biết họ không tin rằng trung tâm dữ liệu của công ty mình có sự chuẩn bị tốt hơn so với những dịch vụ đám mây công cộng. Bên cạnh đó, những thách thức và rủi ro sẽ tăng lên đối với các hoạt động trước đây được bảo mật hoàn toàn bằng tường lửa và các dịch vụ giám sát an ninh phía sau các bộ định tuyến của người tiêu dùng.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam, là minh chứng điển hình cho công dụng của công nghệ đám mây. Sử dụng bộ công nghệ đám mây hoàn chỉnh và thống nhất, IPPG đã có được hệ thống tích hợp cho phép họ quản lý lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tồn kho và kho chứa hàng hóa của các công ty con một cách hiệu quả và an toàn. Hệ thống này chứa đựng dữ liệu tài chính của những công ty con thuộc IPPG được chạy trên Ứng dụng Hoạch định Nguồn lực DN trên đám mây của Oracle (Oracle Fusion Cloud Enterprise Resource Planning - ERP). Nó cung cấp cho IPPG cái nhìn thống nhất, chính xác và theo thời gian thực.

Chắc chắn công nghệ hiện nay không thể giải quyết được mọi vấn đề nhưng có thể hỗ trợ những "SMB tương lai" thích nghi tốt hơn trong bối cảnh mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng. Điện toán đám mây và những công nghệ mới nổi khác sẽ giúp các DN tự động hóa quy trình, và cho phép DN luôn mở, thông tin rõ ràng, minh bạch và gắn kết tới khách hàng, nhân viên và các bên liên quan.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của các doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO