54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online

Thực hiện: Trương Nhung| 23/06/2021 16:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhóm bảo mật của Tập đoàn IBM vừa công bố kết quả mới nhất từ khảo sát hành vi người tiêu dùng trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 cũng như sự thay đổi hành vi tiêu dùng về lâu dài để đánh giá sự ảnh hưởng lên an toàn an ninh mạng.

54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online - Ảnh 1.

Nhóm bảo mật của Tập đoàn IBM vừa công bố kết quả mới nhất từ khảo sát hành vi người tiêu dùng trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 cũng như sự thay đổi hành vi tiêu dùng về lâu dài để đánh giá sự ảnh hưởng lên an toàn an ninh mạng.

Theo đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng thích nghi hơn với các tính năng và giao dịch trực tuyến.

54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online - Ảnh 2.

Cụ thể, có tới hơn 54% người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương giờ đây chỉ muốn đặt hàng qua mạng thay vì tới các cửa hàng hoặc gọi trực tiếp tới cửa hàng để đặt hàng. Các ghi nhận nổi bật từ kết quả khảo sát dành riêng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương đó là: Sự bùng nổ kỹ thuật số sẽ tiếp tục kéo dài ngay cả khi đại dịch đã được khống chế. Người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát này cho biết đã tạo trung bình 17 tài khoản trực tuyến mới trong thời gian đại dịch.

Và tỷ lệ này còn lên tới 60% đối với thế hệ millennials (những người sinh năm từ 1981 tới 1995). Với những người dùng này, nhiều khả năng họ thường bỏ qua các lo ngại về bảo mật để thuận tiện cho việc đặt hàng trực tuyến.

Thêm vào đó, 37% người được hỏi cho rằng họ không có kế hoạch xóa hoặc hủy kích hoạt bất kỳ tài khoản mới nào mà họ đã tạo sau khi xã hội trở lại chuẩn mực trước đại dịch. Ngoài ra, những người tiêu dùng này cũng cho biết sẽ tiếp tục gia tăng sử dụng các phương tiện và giao dịch trực tuyến trong nhiều năm tới, kể cả khi đại dịch đã kết thúc.

Tuy nhiên, mua hàng trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online - Ảnh 3.

Người tiêu dùng không thể tìm hiểu trực tiếp về sản phẩm trước khi mua hàng: Khác với hình thức mua sắm truyền thống (người tiêu dùng có thể nhìn, cầm, đánh giá trực tiếp sản phẩm), mua sắm trực tuyến hạn chế người tiêu dùng trong việc đánh giá sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ có thể nhìn hình ảnh sản phẩm qua thiết bị kết nối mạng – thường tiềm ẩn rủi ro là không giống với sản phẩm thật.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận các thông tin về an toàn/cảnh báo của sản phẩm cũng khó khăn hơn so với hình thức mua sắm truyền thống, đặc biệt khi người tiêu dùng xem sản phẩm qua thiết bị có màn hình nhỏ như điện thoại. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng thậm chí bỏ qua phần điều kiện và điều khoản vì màn hình quá nhỏ, trong khi đó, phần này bao gồm những nội dung rất quan trọng liên quan đến đổi – trả sản phẩm, giao nhận, bảo hành…

Kênh phân phối cũng là một vấn đề đối với mua hàng trực tuyến: Với hình thức mua sắm truyền thống, hàng hóa được phân phối đến cửa hàng, thì với mua sắm trực tuyến, hàng hóa lại được phân phối qua các sàn giao dịch điện tử, trang web đấu giá, mạng xã hội – người tiêu dùng rất khó xác định nhà sản xuất, nhà phân phối. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thị trường cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý sản phẩm không an toàn. Tình trạng này không chỉ xảy ra với sản phẩm mới, mà còn rất phổ biến ở những sản phẩm đã qua sử dụng (second-hand products)

Mua hàng từ các cá nhân qua mạng xã hội thậm chí còn tồn tại nhiều rủi ro hơn. Trong một số trường hợp phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng cho biết không thể liên hệ được với cá nhân qua điện thoại/địa chỉ được cung cấp.

Việc hiểu biết hạn chế về các nguy cơ an ninh mạng của người tiêu dùng, cùng với tiến trình chuyển đối số nhanh và mạnh của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch, đã tạo ra những kẽ hở không tưởng cho các nhóm tấn công mạng vào mọi ngành nghề.

54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online - Ảnh 4.

Cũng trong báo cáo của IBM, việc thất thoát dữ liệu cá nhân gây ra thiệt hại tới 3,86 tỷ USD mỗi năm. Bùng nổ các tài khoản, hoạt động giao dịch trực tuyến cũng đồng nghĩa với các doanh nghiệp liên quan có thêm nhiều dữ liệu nhạy cảm của khách hàng cần phải bảo vệ.

Tại Việt Nam, kể từ năm 2018, giao dịch mua sắm trực tuyến đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đến năm 2021, hình thức mua sắm này lại tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết. Các kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu là các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), kế đến là mạng xã hội. Chính những tiện ích vốn có của TMĐT đã nhanh chóng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển thuận lợi.

54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online - Ảnh 5.

Cụ thể, việc tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ thông qua internet sẽ nhanh chóng và chi phí thấp hơn khá nhiều. Việc sử dụng internet cũng sẽ giúp người tiêu dùng có thể khám phá ra nhiều loại hàng hoá hơn đồng thời tìm kiếm được những loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với bản thân hơn. Trong khi đó, mua sắm truyền thống lại gặp nhiều khó khăn ở chi phí và tốn khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, khả năng tương tác với khách hàng thông qua việc mua sắm trực tuyến cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với hình thức mua sắm truyền thống.

Tuy nhiên, hình thức mua sắm trực tuyến này cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Theo đó, phần lớn người tiêu dùng khi được hỏi đều sẽ lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm trực tuyến trong khi lựa chọn thanh toán bằng thẻ và ví điện tử chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Nguyên nhân là do người tiêu dùng lo lắng chất lượng sản phẩm khi nhận được sẽ không đúng như quảng cáo, hay uy tín của người bán chưa được đảm bảo, hàng giao chậm, không nhận được hàng hay thông tin cá nhân bị tiết lộ…

54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online - Ảnh 6.

Top Sàn TMĐT Việt Nam lớn nhất 2020

Theo các chuyên gia, bởi đa số người tiêu dùng thường có thói quen sử dụng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản trực tuyến, nên việc bổ sung các bước xác định chủ tài khoản là vô cùng cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp tài khoản.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sớm thích nghi và đặt quyền lợi bảo mật người sử dụng lên hàng đầu.

Bộ phận bảo mật của IBM đưa ra các gợi ý cho doanh nghiệp và tổ chức nhằm cân nhắc và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài liên quan tới an toàn an ninh mạng cho người sử dụng như áp dụng phương pháp tiếp cận Zero Trust, liên tục xác nhận các điều kiện kết nối giữa người dùng, dữ liệu và các nguồn lực để xác định ủy quyền và nhu cầu sử dụng dữ liệu cá nhân. Đồng thời hiện đại hóa công tác quản lý quyền truy cập và đặt yêu cầu kiểm soát bảo mật dữ liệu lên hàng đầu, từ các tác vụ đơn giản như theo dõi đường đi của dữ liệu, cho tới nghi vấn các tác vụ bất thường, mã hóa dữ liệu nhạy cảm…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
54% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương mua hàng online
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO