AI sẽ trở thành công nghệ được sử dụng hàng ngày

Chu Thanh Hòa, Lâm Thị Nguyệt| 12/06/2019 11:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) khởi nguồn từ những năm 1950 khi AI được hình thành và trong thập kỉ qua đã phát triển mang tính đột phá. Dựa trên những tính năng kỳ diệu mà AI mang lại, không có gì khó để tin rằng, công nghệ này sẽ được chuyển từ thung lũng Silicon đến cuộc sống hàng ngày.

Năm 2019 là năm khởi đầu cho một bước tiến mới. AI đã trải qua một sự một sự phát triển đáng chú ý trong những năm gần đây khi đã loại bớt rào cản và tung ra một loạt các sản phẩm, dịch vụ, tài nguyên và bài học thực tiễn tốt nhất. Và thay vì AI nói chung, chúng ta cuối cùng cũng tập trung vào tác động mà AI có thể mang lại cho doanh nghiệp, câu hỏi không còn là công nghệ này hoạt động như thế nào, mà là nó có thể làm gì cho con người.

Nói cách khác, chúng ta đang bước vào thời đại của AI. AI không chỉ là kỹ thuật mà còn là kỹ năng chia sẻ tầm nhìn. Các chuyên gia kỹ thuật luôn đóng vai trò quan trọng. Nhưng trong thời đại triển khai AI, tầm nhìn sẽ dẫn lối và đóng vai trò quan trọng nhất. AI có thể giải quyết vấn đề gì và phương án giải quyết đòi hỏi loại dữ liệu gì? Thành công được đo lường bằng những số liệu nào? Và làm sao để kết quả được tích hợp hiệu quả nhất với con người và quy trình đã có tại bất kỳ doanh nghiệp nào? Đây là những câu hỏi lớn và câu trả lời sẽ không tới từ bất kỳ bên liên quan nào. Mọi tiếng nói đều giúp cho việc triển khai AI - giống nhau về kỹ thuật và phi kỹ thuật - và điều quan trọng là các doanh nghiệp thiết lập quy trình công việc mà mọi người đều có thể tham gia.

Một ví dụ điển hình nổi tiếng về những ứng dụng của AI trong cuộc sống hàng ngày mới đây đã được cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ. Đó là ví dụ đến từ Đại học Carnegie Mellon (gọi tắt là CMU) – Mỹ. Một sinh viên đã đệ trình lên một dự án trí tuệ nhân tạo để giúp cho em gái mình là người điếc bẩm sinh có thể giao tiếp được. Cô sinh viên đó muốn giúp cho em mình cũng như các bạn bè dễ dàng hơn trong việc học những kiến thức cơ bản của Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ, vì thế cô đã phát triển một công cụ sử dụng AI theo dõi chuyển động và cung cấp phản hồi tự động khi họ học các dấu hiệu mới. Và phần hay nhất là: cô ấy không phải là sinh viên khoa máy tính hay là học sinh mới tốt nghiệp ngành này - cô ấy là một chuyên gia lịch sử, và tham gia lớp học máy tính chỉ để giải trí.

Thật khó để tưởng tượng AI sẽ được triển khai mạnh mẽ và dễ tiếp cận như thế nào – và khó để biết được liệu công nghệ này đã sẵn sàng để giải quyết các vấn đề cho mọi doanh nghiệp chưa, trong mọi ngành công nghiệp, ngày nay.

Theo các nhà phân tích, câu hỏi quan trọng nhất là: AI thật sự hoạt động như thế nào? Điểm sơ bộ chính là nó tạo ra một tác động thực tế có thể đo lường được. Nói một cách đơn giản, một dự án AI được triển khai mang lại sự tự động hóa mạnh mẽ cho  doanh nghiệp của bạn, giải quyết các vấn đề thực sự cho khách hàng hoặc nhân viên - đôi khi cả hai – với cách làm mới. Thời gian gần đây cho thấy vô số dự án AI bắt đầu bằng việc tìm kiếm thứ gì đó thông minh để giải quyết dữ liệu hay thuật toán với hy vọng sẽ chứng minh sự tồn tại của chúng trong suốt quá trình. Vậy làm thế nào để công ty của bạn có thể xác định các dự án có thể hưởng lợi từ AI? Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Làm thế nào công ty có thể thu hút hoặc phát triển những kỹ năng chuyên môn cần thiết?

Điều quan trọng là các thành viên của nhóm triển khai AI cùng chia sẻ các kĩ năng khác nhau. Ví dụ,   hãy tưởng tượng bạn đang chế tạo một trợ lý giọng nói được hỗ trợ bởi AI. Dự án này sẽ bao gồm nhóm nghiên cứu, nhóm thiết kế đối thoại và nhóm lập mô hình âm thanh – và nhiều nhóm khác - tất cả các nhóm đều phải tin tưởng lẫn nhau để giải quyết các vấn đề một cách khôn ngoan. Nếu bất kỳ nhóm nào cảm thấy bị bỏ rơi, kết quả sẽ dao động từ không phù hợp tới cực kỳ tồi tệ. 

Làm thế nào để tránh bị mắc kẹt?

Rất dễ bị mất phương hướng trong quá trình đổi mới, đặc biệt là trong một không gian chuyển động nhanh như AI và cần phải tập trung vào quản lý sự thay đổi cùng thời điểm. Điều này có nghĩa là sử dụng tất cả các thực tiễn truyền thống có lợi cho dự án phi AI: phương hướng rõ ràng, số liệu thống nhất, bộ dữ liệu đáng tin cậy và nhanh chóng. Mong đợi các đánh giá hàng tuần - ở mức tối thiểu – và liên tục nhấn vào trải nghiệm của người dùng cuối.

Ai chịu trách nhiệm cuối cùng cho các quyết định mà AI đưa ra?

Về cốt lõi, AI là việc tự động hóa các phán đoán mà trước đây là lĩnh vực độc quyền của con người. Tất nhiên, đây là một thách thức lớn và nó cũng có rủi ro đáng kể. Ví dụ như cần phải cố gắng sao cho các quyết định của hệ thống AI minh bạch, dễ hiểu hơn và nhân văn. Thêm vào đó, cách sử dụng bộ dữ liệu và các cuộc thử nghiệm đang tiến hành để đảm bảo mỗi nhóm người dùng đều được đối xử công bằng và nhất quán. Ngoài ra còn có các ví dụ đối nghịch – đưa vào thông tin sai lệch nhằm khiến hệ thống AI hoạt động sai - cũng như các video được sửa đổi thực tế - trong số nhiều thách thức khác. Là những người đi đầu trong AI, ban lãnh đạo cần có trách nhiệm đối mặt với tất cả những vấn đề phức tạp và cung cấp kiến ​​thức chuyên môn cho khách hàng và người sử dụng để điều khiển công nghệ này đi đúng hướng.

Đưa AI vào hành động

Thật thú vị khi nghĩ về việc AI được triển khai có thể đưa chúng ta tới đâu khi nhiều doanh nghiệp đang kết hợp AI vào các sản phẩm và dịch vụ của họ. Hãy xem xét một số ví dụ về các khách hàng của Google Cloud, những người đang có nhiều ý tưởng về AI:

  • Công ty năng lượng toàn cầu AES đang sử dụng máy bay không người lái và công nghệ AutoML Vision để kiểm tra hàng ngàn tuabin gió một cách an toàn và hiệu quả hơn.
  • Công ty bất động sản Keller Williams đang trao quyền cho các nhà môi giới bán lẻ làm việc hiệu quả hơn bằng cách cho phép người mua nhà có thể sử dụng danh sách ảnh để tự động tìm kiếm các đặc điểm cụ thể cho nhu cầu của mình như “mặt bàn đá granite”
  • Thời báo New York có một kho lưu trữ vô giá gồm hàng triệu bức ảnh thể hiện 100 năm lịch sử của nó. Ấn phẩm truyền thông đang sử dụng AI để quét và phân tích hình ảnh và chữ trên hàng ngàn bức ảnh lưu trữ.
  • Công ty dịch vụ tài chính HSBC đang sử dụng AI để phát hiện gian lận ở tốc độ và quy mô thương mại toàn cầu bằng cách sàng lọc một lượng lớn dữ liệu khách hàng so sánh với dữ liệu công khai có sẵn trong quá trình tìm kiếm hoạt động khả nghi.

Trong mỗi câu chuyện trên, có thể thấy ba đặc điểm cơ bản của AI được thực hiện. Đầu tiên, các chuyên gia xác định ra những vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết trong thời gian dài hoặc những cơ hội chưa thực hiện được. Sau đó,  các vấn đề được giải quyết theo cách đơn giản với AI. Điều đó, cuối cùng cũng chứng minh rằng AI có vai trò trong mọi ngành công nghiệp, cho dù tập trung vào công nghệ hay không.

Sớm hay muộn thì mọi nền công nghệ đều chuyển từ riêng lẻ sang công cụ lồng ghép. AI hiện đang trải qua một sự chuyển đổi tương tự. Nhiều năm sau khi các nhà nghiên cứu, các tiến sĩ đã thiết kế ra AI và cường điệu chúng, chúng ta bước vào thời đại mà bất kỳ ai cũng có thể tận dụng sức mạnh của các thuật toán thông minh để giải quyết các vấn đề. Có thể nói, những đột phá đã được chú ý và khả năng tiếp cận của những đột phá này đã thực sự thay đổi thế giới. Đó là lý do tại sao, sau một thập kỷ đầy biến động như vậy, giờ đây cả nhân loại đang sẵn sàng chờ đón AI bước chân vào cuộc sống hàng ngày.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
AI sẽ trở thành công nghệ được sử dụng hàng ngày
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO