Bộ Tài chính trên hành trình tới Tài chính số (phần 1): Hoàn thiện thể chế cho nền tài chính điện tử

Kim Liên| 05/01/2022 10:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong giai đoạn 2016-2020, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là yếu tố quan trọng giúp ngành Tài chính có những bước phát triển nhanh và vững chắc, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với những kết quả đạt được, năm 2018, Bộ Tài chính là cơ quan đầu tiên trong khối cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và là một trong 31 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN) xuất sắc từ các quốc gia và nền kinh tế thành viên được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) bình chọn trao giải thưởng quốc tế “ASOCIO Outstanding User Organization 2018” đối với hạng mục tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc khu vực châu Á, châu Đại Dương tại Tokyo, Nhật Bản; 2 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019), Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng kết quả về đánh giá mức độ ứng dụng CNTT và phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) của các bộ, cơ quan ngang bộ; 8 năm liên tiếp (từ năm 2013 đến năm 2020) dẫn đầu trong bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (Vietnam ICT index) khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đặc biệt, năm 2020, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ Nhất về mức độ chuyển đổi số (CĐS) (với giá trị DTI 0,4944) trong 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công (DVC).

Tạo lập môi trường pháp lý

Trong giai đoạn những năm 2015 – 2019, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt văn bản chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT và triển khai xây dựng CPĐT của Bộ như:

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019 - 2020, định hướng 2025, Bộ Tài chính đã phê duyệt Quyết định số 2765/QĐ-BTC ngày 24/12/2015 về việc ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP, Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019 về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tài chính tại Quyết định số 2445/QĐ-BTC ngày 28/12/2018, Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số, Kiến trúc CSDL quốc gia về Tài chính tại Quyết định số 585/QĐ-BTC ngày 03/4/2019 và Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ngành Tài chính triển khai trong giai đoạn 2018-2019 tại Quyết định số 2204/QĐ-BTC ngày 21/11/2018.

Ngày 24/3/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 556/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020. Đồng thời Bộ Tài chính cũng phê duyệt kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT của từng đơn vị Thuế, Kho bạc, Hải quan, Dự trữ và Chứng khoán. Hàng năm, trên cơ sở các nhiệm vụ chuyên môn và chính sách nghiệp vụ của Nhà nước, của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ rà soát, xây dựng và trình Bộ phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các nhiệm vụ chưa có trong Kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT.

Ngày 12/02/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-BTC về Quy chế ATTT mạng Bộ Tài chính nhằm triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng, bao gồm: Luật ATTT năm 2015; Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Nghị định số 142/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về Hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTT mạng quốc gia; Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm ATTT mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố ATTT mạng trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 2582/QĐ-BKHCN ngày 25/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017 yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Ngày 24/12/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 165/2018/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính nhằm thay thế Nghị định số 27/2007/NĐ-CP và Nghị định số 156/2016/NĐ-CP. Nghị định này ra đời tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc triển khai CPĐT trong ngành Tài chính, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Để đáp ứng yêu cầu ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, xây dựng CPĐT, bảo đảm an toàn thông tin (ATTT), Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu xây dựng và phối hợp tham gia góp ý nhiều văn bản để cơ quan chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở cho việc phát triển, triển khai ứng dụng CNTT, CPĐT và bảo đảm ATTT mạng. 

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã chủ động nghiên cứu và ban hành các kế hoạch hành động thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, ban hành văn bản nội bộ về quy chế, quy trình phục vụ việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống CNTT ngành tài chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, DN. Các văn bản này là cơ sở pháp lý, tiền đề để hướng tới xây dựng Bộ Tài chính số, đáp ứng mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số mà Chính phủ đã đặt ra cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Cụ thể như Bộ Tài chính đã ban hành đầy đủ các kế hoạch, chương trình ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 và xây dựng CPĐT. Ngày 09/3/2018, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách. Theo đó, đã xác định mục tiêu tổng quát là chủ động áp dụng các thành quả công nghệ của cuộc CMCN lần thứ 4, xây dựng nền tảng quản trị thông minh, cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số.

Triển khai Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 446/QĐ-BTC ngày 30/3/2018 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ. Trên cơ sở kế hoạch hành động của Bộ Tài chính, các đơn vị Tổng cục thuộc Bộ đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động của đơn vị mình để thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ngày 17/4/2020, Chính phủ đã có Nghị quyết số 50/ NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Quyết định số 843/ QĐ-BTC ngày 12/6/2020 Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ.

Thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (CQNN), Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 848/QĐ-BTC ngày 15/6/2020 về kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 về kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai Quyết định số 749/QĐ-TTg.

Trong năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP và Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg, ngày 10/4/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 494/QĐ-BTC về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các quy định của Chính phủ.

Có thể khẳng định, giai đoạn 2016 – 2020, đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện về chất trong công tác xây dựng quy trình, quy chế quản lý, vận hành, báo cáo kết quả triển khai, sử dụng các hệ thống CNTT, hạ tầng kỹ thuật, ATTT, cung cấp DVC trực tuyến. 

Bộ Tài chính trên hành trình tới Tài chính số (phần 1): Hoàn thiện thể chế cho nền tài chính điện tử  - Ảnh 2.

Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quy trình, quy chế quản lý, vận hành, sử dụng các hệ thống CNTT một cách khoa học, chuyên nghiệp như: quy chế quản lý vận hành sử dụng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành tài chính; quy định tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Quyết định số 721/QĐ-BTC ngày 12/5/2020); Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu điện tử danh mục dùng chung trong lĩnh vực tài chính (Quyết định số 675/QĐ- BTC ngày 27/4/2020); Hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán (Thông tư số 73/2020/TT-BTC ngày 07/8/2020),...

Đồng thời, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về thống kê tài chính và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về tài chính luôn được Bộ Tài chính chú trọng triển khai. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Tài chính tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc xây dựng, triển khai công tác thống kê tài chính và xây dựng CSDL Quốc gia về tài chính như: rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về chỉ tiêu thống kê tài chính trong đó tập trung hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công cho Bộ Tài chính thực hiện; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Phê duyệt Đề án xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính; Phê duyệt Kiến trúc CSDL quốc gia về Tài chính. 

Một số văn bản hướng dẫn pháp lý về lĩnh vực thống kê và CSDL quốc gia về Tài chính đã được ban hành như: Quyết định số 3036/QĐ-BTC ngày 27/11/2014 ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 2688/QĐ-BTC ngày 19/12/2016 ban hành Kế hoạch thực hiện Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê tại Bộ Tài chính, Thông tư số 65/2018/TT-BTC ngày 31/7/2018 của Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính; Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy định về Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

Chú trọng tới hạ tầng kỹ thuật

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức nghiệp vụ được trang bị máy tính, trong đó khoảng 90% máy tính có kết nối Internet (sử dụng các giải pháp kết nối Internet an toàn), khoảng 10% còn lại là các máy tính không được kết nối Internet.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã thiết lập hệ thống mạng hạ tầng truyền thông ngành Tài chính (mạng diện rộng - WAN) để đảm bảo kết nối trao đổi dữ liệu cho 2.737 đơn vị trong toàn ngành. Trung tâm dữ liệu với đầy đủ các điều kiện về môi trường hạ tầng (điện, điều hòa, phòng cháy chữa cháy, giám sát vào ra...) đã đi vào hoạt động tại Hòa Lạc, theo đó toàn bộ hệ thống chính của cơ quan Bộ Tài chính được đặt tại đây, đồng thời cung cấp môi trường dự phòng cho các hệ thống ứng dụng CNTT của các Tổng cục, sẵn sàng được kích hoạt khi Trung tâm dữ liệu chính của các Tổng cục gặp sự cố.

Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đều đã trang bị các hệ thống kỹ thuật đảm bảo ATTT (như hệ thống tường lửa, phòng chống mã độc; Cập nhật bản vá hệ điều hành; Dò quét bảo mật ứng dụng) và triển khai áp dụng các giải pháp an toàn bảo mật chuyên dụng ở mức ứng dụng, CSDL, bảo vệ máy chủ ảo hóa, chống nguy cơ tấn công có chủ đích; Hệ thống lưu trữ, sao lưu (backup online) tập trung. Một số Tổng cục thuộc Bộ đã thiết lập dự phòng thảm họa cho các hệ thống thông tin quan trọng (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước).

Từ năm 2007, ngành Tài chính đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ trong hệ thống CNTT, các đơn vị trong ngành Tài chính có hệ thống ảo hóa mạnh mẽ (khoảng 90% số máy chủ chạy trên nền tảng ảo hóa). Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiến hành nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cho phép triển khai dịch vụ điện toán đám mây riêng của ngành Tài chính trong giai đoạn 2021-2025.

Bộ Tài chính đã triển khai kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng Cơ quan Đảng, Nhà nước tại TTM Hà Nội (các đơn vị Tổng cục thông qua mạng WAN để truy cập tới mạng chuyên dùng Cơ quan Đảng, Nhà nước) từ năm 2009 nhằm phục vụ kết nối trao đổi thông tin với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành khác, đảm bảo việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống ứng dụng trong và ngoài ngành được quản lý, giám sát thống nhất, đồng bộ (văn bản điều hành, dịch vụ công trực tuyến, hội nghị truyền hình trực tuyến: họp giao ban Chính phủ, Phòng chống dịch COVID-19,...).

Các hệ thống CNTT của ngành Tài chính đều được trang bị bản quyền theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính hoạt động ổn định, an toàn và nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ chính hãng khi có sự cố.

Ngoài ra, hệ thống hạ tầng truyền thông thống nhất toàn ngành Tài chính được duy trì ổn định, an toàn: Bộ Tài chính thiết lập hệ thống mạng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính (mạng diện rộng - WAN) nhằm đảm bảo kết nối trao đổi dữ liệu cho 2.737 đơn vị sử dụng.

Các ứng dụng cốt lõi của Bộ Tài chính, các Tổng cục có hệ thống dự phòng: Bộ Tài chính đã thực hiện quy hoạch hệ thống lưu trữ, sao lưu tập trung. Sử dụng sản phẩm lưu trữ dòng cao cấp đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, an toàn dữ liệu, hiệu năng sử dụng của ứng dụng, CSDL. Hệ thống sao lưu (backup) tập trung toàn bộ dữ liệu của cơ quan Bộ tại trung tâm dữ liệu (TTDL) của Bộ, kết hợp với việc tạo bản sao dữ liệu vào Hồ Chí Minh, từ đó đảm bảo tính an toàn dữ liệu, dự phòng thảm họa cho dữ liệu, ứng dụng quan trọng trong hệ thống CNTT của Bộ.

Bộ Tài chính đã hoàn thành xây dựng và từng bước đưa Trung tâm dữ liệu của ngành tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Tp Hà Nội vào khai thác, sử dụng. Trung tâm dữ liệu của ngành xây dựng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22/01/2013.

Hiện nay, hệ thống CNTT môi trường chính của cơ quan Bộ, hệ thống CNTT môi trường dự phòng của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước đang đặt và hoạt động tại TTDL của ngành tại Hòa Lạc.

Ngành Tài chính đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ trong hệ thống CNTT ngành Tài chính từ năm 2007 nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng cũng như giải quyết nhanh các yêu cầu tăng trưởng hạ tầng phần cứng trong thời gian tối thiểu. Đến nay, các đơn vị có hệ thống ảo hóa mạnh mẽ trong ngành Tài chính (hiện khoảng 90% máy chủ của cơ quan Bộ, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước chạy trên nền tảng ảo hóa). 

Tại các đơn vị này, các máy chủ chưa được ảo hóa hầu hết là các máy chủ chạy ứng dụng nghiệp vụ sử dụng phần mềm được các hãng cung cấp khuyến cáo chạy trên nền tảng vật lý (không khuyến nghị sử dụng máy chủ ảo) hoặc các máy chủ chạy các ứng dụng trong lộ trình nâng cấp, thay thế, khi nâng cấp, thay thế sẽ chuyển đổi sang máy chủ ảo hóa. Các đơn vị còn lại như Học viện Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã xây dựng hệ thống ảo hóa nhưng số lượng máy chủ được ảo hóa còn ít.

Hệ thống hạ tầng CNTT của Bộ Tài chính hướng tới triển khai dịch vụ điện toán đám mây ngành Tài chính phục vụ CPĐT. Việc xây dựng dịch vụ điện toán đám mây ngành Tài chính đảm bảo dựa trên nguyên tắc kế thừa hệ thống máy chủ, hệ thống sao lưu, lưu trữ mà đã đầu tư từ năm 2017 trở lại đây.

Bộ Tài chính trên hành trình tới Tài chính số (phần 1): Hoàn thiện thể chế cho nền tài chính điện tử  - Ảnh 3.

Bộ Tài chính đã xây dựng một số hệ thống trao đổi thông tin đóng vai trò làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (Local Government Service Platform - LGSP) của ngành Tài chính như: Hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu số ngành Tài chính, Hệ thống trục liên thông văn bản điện tử ngành Tài chính.

Việc thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính đã được thực hiện từ rất sớm (bắt đầu từ năm 2007) và ngày càng mở rộng về số lượng đơn vị tham gia kết nối, chia sẻ; tần suất kết nối, chia sẻ; loại dữ liệu chia sẻ. Hiện toàn ngành có khoảng 31 kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị: 17 kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị ngoài ngành và 14 kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với nhau.

Các kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính chủ yếu được triển khai thực hiện ở các đơn vị như: Thuế, kho bạc, hải quan, khối cơ quan Bộ. Một số kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêu biểu trong ngành gồm: kết nối, liên thông văn bản điện tử thông qua trục liên thông văn bản điện tử ngành Tài chính; kết nối, chia sẻ thông tin số thu ngân sách nhà nước qua hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu số ngành Tài chính (trước đây gọi là hệ thống Trung tâm trao đổi thông tin thu NSNN tại Bộ Tài chính); kết nối, chia sẻ dữ liệu thuộc CSDL danh mục dùng chung ngành Tài chính với các đơn vị trong ngành qua hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu số ngành Tài chính; kết nối, chia sẻ thông tin về trạng thái hoạt động của DN, thông tin đăng ký DN, đăng ký thu giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan qua hệ thống T2C (Tax to Customs),....

Các kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Bộ Tài chính (các đơn vị thuộc Bộ Tài chính) với các đơn vị ngoài ngành: Xuất phát từ nhu cầu nghiệp vụ của đơn vị và được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận/quy chế hợp tác giữa đơn vị chủ quản dữ liệu (ví dụ như: Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan) với đơn vị ngoài ngành có nhu cầu khai thác, sử dụng dữ liệu của đơn vị chủ quản dữ liệu và ngược lại. 

Một số hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêu biểu gồm: Dịch vụ thanh toán điện tử (e-payment) nhằm kết nối, chia sẻ các thông tin phục vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (trong đó NHNN chủ trì mạng thanh toán liên ngân hàng quốc gia quy định chuẩn trao đổi thông tin và cả công cụ phần mềm trao đổi thông tin cho mọi tổ chức thành viên) và thanh toán điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng thương mại (trên cơ sở thỏa thuận song phương về kỹ thuật và nghiệp vụ); Hệ thống tích hợp nộp thuế điện tử thực hiện kết nối, trao đổi dữ liệu giữa ba cơ quan: Thuế - Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại; Hệ thống liên thông điện tử tự động giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký DN và Hệ thống thông tin đăng ký thuế; Hệ thống trao đổi thông tin DN giữa Tổng cục Thuế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hệ thống trao đổi thông tin liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất đai giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hệ thống trao đổi dữ liệu lệ phí trước bạ điện tử giữa Tổng cục Thuế với Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an; Hệ thống trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Hệ thống kết nối trao đổi thông tin giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng cục Thuế; Triển khai kết nối giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan và các đơn vị liên quan thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...

Bộ Tài chính trên hành trình tới Tài chính số (phần 1): Hoàn thiện thể chế cho nền tài chính điện tử  - Ảnh 4.

Nâng cao vị thế công tác thống kê

Với đặc thù là một Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, để có thể hình thành một hệ thống chỉ tiêu thống kê chi tiết cung cấp các thông tin thống kê cụ thể của từng ngành, lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Tài chính như ngân sách, thuế, dự trữ, tài sản công, giá, chứng khoán, xuất, nhập khẩu..., đòi hỏi phải tổ chức triển khai công tác thống kê thật chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ. Bộ Tài chính đã nghiên cứu triển khai xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chỉ tiêu thống kê nhằm cung cấp các thông tin thống kê tài chính ở mức tổng quát, đủ để hình thành một bức tranh tổng thể và khái quát về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính đã chủ trì tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng và góp ý Luật Thống kê năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phân công cho các đơn vị thực hiện thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP (bao gồm 09 chỉ tiêu do Bộ Tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp và 05 chỉ tiêu phối hợp với các Bộ, ngành khác thực hiện) và cung cấp kịp thời thông tin, số liệu về kinh tế, xã hội, tài chính ngân sách phục vụ công tác quản lý điều hành của Bộ và Tổng cục Thống kê theo quy định tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP. 

Đồng thời Bộ Tài chính đã cung cấp 15 chỉ tiêu tổng hợp báo cáo lên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 24/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư về hệ thống chỉ tiêu, báo cáo thống kê ngành tài chính và hiện nay đã được triển khai thu thập và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định chế độ chính sách về tài chính. Đồng thời, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký Quy chế số 11260/QCPH-BTC-BKHĐT ngày 17/9/2018 về việc phối hợp trao đổi thông tin, dữ liệu giữa hai Bộ, hiện đã triển khai kết nối dữ liệu truyền nhận tự động hàng ngày giữa hai Bộ theo các nội dung quy định trong Quy chế.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng và thực hiện quy chế phổ biến thông tin thống kê, lịch phổ biến thông tin thống kê, thực hiện đưa thông tin thống kê phổ biến trên Bảng điện tử đặt tại Trụ sở Bộ Tài chính theo từng lĩnh vực và công bố thông tin thống kê tài chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. 

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã có 06 cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành hoàn thành xây dựng và đưa vào triển khai sử dụng, gồm: CSDL thu - chi ngân sách nhà nước; CSDL chuyên ngành Thuế, Kho bạc; Hải quan; Chứng khoán; Giá giai đoạn 1. Có 06 CSDL chuyên ngành đã được sử dụng và hiện đang tổ chức nâng cấp gồm: CSDL chuyên ngành quản lý Dự trữ nhà nước(dự kiến thực hiện nâng cấp và hoàn thành trong giai đoạn 2020-2022); CSDL quản lý Nợ công triển khai nâng cấp hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ phiên bản 6.0 - DMFAS 6.0 (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL quản lý Tài sản công (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DN (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL Danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL chuyên ngành quản lý Bảo hiểm (dự kiến hoàn thành trong năm 2021).

Các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành thuộc Đề án Xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính được xây dựng với định hướng chú trọng đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.

CSDL về Tài chính và các CSDL chuyên ngành được xây dựng theo hướng tăng cường sự tương thích giữa các cơ sở hạ tầng thông tin của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch điện tử giữa các CQNN và giữa CQNN với tổ chức, cá nhân; Đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu của ngành Tài chính cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu khai thác, sử dụng; Đảm bảo tính liên kết, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính; Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của cuộc CMCN lần thứ 4. Đồng thời, được xây dựng trên nền tảng dữ liệu mở nhằm thực hiện công khai thông tin, dữ liệu về tài chính, ngân sách cho người dân và DN; cung cấp dịch vụ truy vấn dữ liệu theo yêu cầu người sử dụng; thúc đẩy việc giám sát của người dân trong quản lý, điều hành tài chính - ngân sách của Chính phủ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Tài chính, trong đó có ứng dụng mạnh mẽ CNTT - thống kê trong các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành, trong những năm qua, ngành Tài chính đã chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo triển khai các ứng dụng lớn về CNTT trong ngành. Tại cơ quan Bộ Tài chính và các Tổng cục đều có đơn vị chuyên trách về CNTT (Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục CNTT và thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan, Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế, Cục CNTT - Kho bạc Nhà nước, Cục CNTT - Ủy ban CKNN, Cục Công nghệ thông tin, thống kê và kiểm định hàng dự trữ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước). Trong 5 năm qua, nguồn nhân lực về CNTT đã có sự phát triển nhanh chóng về chất lượng và số lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai các ứng dụng CNTT.

Hàng năm, cán bộ, công chức, viên chức làm trong lĩnh vực CNTT ngành tài chính được tổ chức đào tạo tập trung chuyên sâu về CNTT theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như cập nhật kiến thức công nghệ mới và đóng vai trò quan trọng trong phân tích, thiết kế hệ thống ứng dụng, hạ tầng mạng, hệ thống máy chủ lớn, an ninh an toàn cũng như quản lý vận hành hệ thống CNTT. Đội ngũ chuyên gia CNTT đã đóng vai trò đầu tầu trong hướng dẫn, đào tạo, xây dựng các hệ thống, hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực CNTT và Thống kê tài chính.

Với những thành quả nêu trên, có thể khẳng định, giai hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP (bao gồm 09 chỉ tiêu do Bộ Tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp và 05 chỉ tiêu phối hợp với các Bộ, ngành khác thực hiện) và cung cấp kịp thời thông tin, số liệu về kinh tế, xã hội, tài chính ngân sách phục vụ công tác quản lý điều hành của Bộ và Tổng cục Thống kê theo quy định tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP. 

Đồng thời Bộ Tài chính đã cung cấp 15 chỉ tiêu tổng hợp báo cáo lên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 24/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư về hệ thống chỉ tiêu, báo cáo thống kê ngành tài chính và hiện nay đã được triển khai thu thập và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định chế độ chính sách về tài chính. Đồng thời, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký Quy chế số 11260/ QCPH-BTC-BKHĐT ngày 17/9/2018 về việc phối hợp trao đổi thông tin, dữ liệu giữa hai Bộ, hiện đã triển khai kết nối dữ liệu truyền nhận tự động hàng ngày giữa hai Bộ theo các nội dung quy định trong Quy chế.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng và thực hiện quy chế phổ biến thông tin thống kê, lịch phổ biến thông tin thống kê, thực hiện đưa thông tin thống kê phổ biến trên Bảng điện tử đặt tại Trụ sở Bộ Tài chính theo từng lĩnh vực và công bố thông tin thống kê tài chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính. 

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã có 06 CSDL chuyên ngành hoàn thành xây dựng và đưa vào triển khai sử dụng, gồm: CSDL thu - chi ngân sách nhà nước; CSDL chuyên ngành Thuế, Kho bạc; Hải quan; Chứng khoán; Giá giai đoạn 1. 

Có 06 CSDL chuyên ngành đã được sử dụng và hiện đang tổ chức nâng cấp gồm: CSDL chuyên ngành quản lý Dự trữ nhà nước(dự kiến thực hiện nâng cấp và hoàn thành trong giai đoạn 2020-2022); CSDL quản lý Nợ công triển khai nâng cấp hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ phiên bản 6.0 - DMFAS 6.0 (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL quản lý Tài sản công (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DN (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL Danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính (dự kiến hoàn thành trong năm 2021); CSDL chuyên ngành quản lý Bảo hiểm (dự kiến hoàn thành trong năm 2021).

Các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành thuộc Đề án Xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính được xây dựng với định hướng chú trọng đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính.

CSDL về Tài chính và các CSDL chuyên ngành được xây dựng theo hướng tăng cường đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính đã hình thành nền tài chính điện tử, từng bước tiến tới Bộ Tài chính số lấy người dân và DN làm trung tâm./.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TTT&TT số 12 tháng 12/2021)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Bộ Tài chính trên hành trình tới Tài chính số (phần 1): Hoàn thiện thể chế cho nền tài chính điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO