Các DN nhỏ Đông Nam Á sẽ vượt qua khủng hoảng tốt hơn nếu có kết nối nhanh hơn

Hoàng Linh| 07/10/2020 21:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Nếu các doanh nghiệp (DN) ở các nước đang phát triển lên mạng với tốc độ tương tự như các DN cùng ngành ở các nước phát triển hơn, sẽ làm tăng thêm 2,2 nghìn tỷ USD cho GDP và 140 triệu việc làm.

Sau khi sa thải 6 trong số 8 nhân viên của mình khi xảy ra đại dịch Covid-19, ông Abhishek Rathod, chủ quán ăn chay Tea Villa Café ở Singapore, đã gặp phải khó khăn.

Ông Rathod và các nhân viên còn lại của ông đôi khi phải cùng một lúc trả lời nhiều câu hỏi trực tuyến và đơn đặt hàng mang đi. Vì vậy, công ty đã mở rộng việc sử dụng các bot tự động để xử lý phần lớn các câu hỏi cơ bản nhất.

Khi có thời gian rảnh hơn, ông Rathod đã thực hiện các phương thức khác như phát triển các chương trình khuyến mãi 2 tặng 1 khi sử dụng các mặt hàng còn tồn kho như hơn 100 loại trà khác nhau.

Rathod nói: "Chúng tôi cần tập trung vào việc làm thế nào để tăng doanh số bán hàng".

Từ các quán cà phê ở Singapore đến các cửa hàng tiện lợi "sari-sari" ở khu vực lân cận ở Philippines, các doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang gặp khó khăn. Số vụ vỡ nợ của các DN vừa và nhỏ ở châu Á sẽ tăng 25% vào năm tới, theo International Finance Corp (IFC), tổ chức thuộc Ngân hàng Thế giới (WB).

Cơ hội lớn cho các DN nhỏ Đông Nam Á vượt khủng hoảng khi có kết nối nhanh - Ảnh 1.

Số vụ vỡ nợ của các DN nhỏ và vừa ở châu Á sẽ tăng 25% vào năm 2021 (Ảnh: EPA-EFE)

Nhưng đại dịch cũng đã đẩy nhanh sự thâm nhập của công nghệ vào các DN nhỏ hơn còn tồn tại, khi các DN áp dụng hoặc tăng gấp đôi các bot tự động, đặt hàng trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt.

Đại diện nền tảng thanh toán Indonesia OVO đã cho biết lưu lượng truy cập thương mại điện tử thông qua nền tảng này đã tăng gấp đôi và số lượng người dùng mới đã tăng gần gấp 4 lần kể từ khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3.

Ông Alfonso Garcia Mora, Phó chủ tịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IFC cho biết: "Chúng tôi nhận thấy có sự chuyển dịch của các DN sang sử dụng công nghệ số để tồn tại do tác động của Covid-19. Nhưng để phát triển ổn định, việc chuyển hướng ứng dụng công nghệ không phải là câu trả lời duy nhất".

Khi lao động bị ảnh hưởng khi đại dịch, công ty quản lý khách sạn Reddoorz có trụ sở tại Singapore đã phải sa thải hơn 1/10 lao động của mình.

Công ty này cắt bỏ đảm bảo doanh thu tối thiểu và chuyển chủ sở hữu của 1.800 khách sạn hai sao và ba sao mà công ty quản lý trên khắp Singapore, Indonesia, Việt Nam và Philippines sang một thỏa thuận chia sẻ doanh thu.

Tuy nhiên, phần mềm mà công ty đã phát triển vào năm 2018 đóng một vai trò lớn trong sự thay đổi của công ty này. Có tên là RedFox, phần mềm giám sát phòng trống và đưa ra giá phòng phù hợp so với các đối thủ. Giám đốc tài chính, ông Jupe Tsui, cho biết lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 2015, công ty kỳ vọng đạt lợi nhuận vào tháng 3.

"Cuối cùng chúng tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua", ông Tsui cho hay.

Cần trang bị smartphone, tăng tốc độ kết nối Internet

Tại Manilla, một ứng dụng logistics và thanh toán dành cho các chủ ki-ốt sari-sari, đại dịch đã buộc gần như tất cả 20.000 người dùng của họ phải đặt hàng trực tuyến so với 60% muốn đặt hàng trực tiếp trước đại dịch.

Giám đốc điều hành của Growsari, ông Reymund "ER" Rollan, cho biết công ty đặt mục tiêu tăng lợi nhuận trong số 1,1 triệu sari-sari của Phillipines, có thể kiếm được lợi nhuận chưa đến 3000 peso (84 đô la Singapore) mỗi tháng, bằng cách tổng hợp các đơn đặt hàng xà phòng giặt, các gói cà phê hòa tan cho các đại gia hàng tiêu dùng và giao hàng miễn phí.

Công ty khởi nghiệp này cắt giảm việc thường xuyên đi đến nhà bán buôn, bổ sung thêm các nguồn doanh thu mới như lấy tiền mặt để thanh toán hóa đơn và tích lũy tín dụng di động.

Tuy nhiên, với điều kiện sẽ khó khăn cho hiện tại, khoảng 60% DN nhỏ và vừa của Indonesia có thể đóng cửa trong 6 tháng, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố ngày 29/9. Hơn 80% DN nhỏ được khảo sát cho biết doanh thu sẽ giảm một nửa trong năm nay. Có nhiều DN lên mạng, trực tuyến nhiều hơn với kỳ vọng có thể mang lại nhiều lợi ích.

IFC cho biết, nếu các DN ở các nước đang phát triển sử dụng mạng với tốc độ tương tự như các DN cùng ngành ở các nước phát triển hơn, sẽ làm tăng thêm 2,2 nghìn tỷ USD (3.000 tỷ đô la Singapore) cho GDP và 140 triệu việc làm.

Tuy nhiên, ông Syahnan Phalipi, Chủ tịch Hiệp hội các DN siêu nhỏ và nhỏ của Indonesia, cho biết đối với nhiều DN, công nghệ nằm ngoài tầm với.

Các khoản trợ cấp của chính phủ đáp ứng điện thoại di động đời cao hơn có những ứng dụng thương mại điện tử hoặc bù đắp chi phí cho các gói dữ liệu sẽ là một trợ giúp lớn.

Mặc dù vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải nhanh chóng đối phó với tình trạng vỡ nợ gia tăng. Ông Garcia Mora cho biết thủ tục phá sản có thể mất tới 4 năm trong khu vực.

Bài liên quan
  • Tấn công giả mạo tài chính tăng cao ở Đông Nam Á
    Philippines ghi nhận 163.279 số vụ giả mạo tài chính cao nhất trong năm 2023. Tiếp theo là Malaysia với 124.105 vụ, Indonesia cũng ghi nhận 97.465 cuộc tấn công, trong khi đó, số vụ tấn công tại Việt Nam là 36.130. Thái Lan và Singapore là hai quốc gia có số lượng tấn công ít nhất, lần lượt là 25.227 và 9.502.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Các DN nhỏ Đông Nam Á sẽ vượt qua khủng hoảng tốt hơn nếu có kết nối nhanh hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO