Các quốc gia Asean mở rộng tài chính thông qua ngân hàng mở

Ngọc Phượng, Trương Khánh Hợp, Lâm Thị Nguyệt| 02/04/2019 22:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngân hàng mở (Open banking) ngày càng trở thành một yếu tố quyết định về sự đổi mới cho các ngân hàng và người chơi công nghệ tài chính (fintech). Theo nghiên cứu của IDC Financial Insights, các tổ chức dịch vụ tài chính ngày càng cởi mở trong việc hợp tác với các công ty fintech hoặc đầu tư vào các công ty này với mục đích xây dựng năng lực đổi mới. Bên cạnh sự đổi mới, các lợi ích chính khác của ngân hàng mở là mang lại tiện ích cho khách hàng, cũng như các dịch vụ được điều chỉnh phù hợp hơn với lối sống của họ.

BT_20171104_NEW_FINTECH_3161785.jpg

Trước khi tìm hiểu về ảnh hưởng của ngân hàng mở đối với dân số Asean, điều quan trọng phải hiểu ngân hàng mở là gì và hoạt động như thế nào. Về cơ bản, ngân hàng mở sử dụng API để cung cấp cho bên thứ ba như là nhà bán lẻ, nhà điều hành thực phẩm và đồ uống, các công ty fintech có quyền truy cập vào dữ liệu và dịch vụ từ các tổ chức tài chính.

Còn đối với người tiêu dùng, họ có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ như thanh toán điện tử và theo dõi chi phí mà không phải thông qua các điểm ngân hàng truyền thống. Ví dụ, một nhà bán lẻ tích hợp API thanh toán ngân hàng vào ứng dụng di động, họ có thể thực hiện thanh toán trực tiếp trên ứng dụng, thay vì yêu cầu người tiêu dùng chuyển số tiền qua trang web của ngân hàng.

Khu vực Đông Nam Á là nơi sinh sống của 630 triệu người, trong đó 60% trong số đó dưới 35 tuổi. Đồng thời, khu vực này cũng có tỷ lệ người dùng di động lên tới hơn 140%. Dân số kỹ thuật số này có thể tạo ra một cơ sở khách hàng đầy hứa hẹn cho các công ty fintech chuyên về các dịch vụ như ví điện tử, chuyển tiền di động và các tùy chọn tài chính ngang hàng.

Bên cạnh việc tạo ra cơ hội kinh doanh, sự phát triển trong công nghệ ngân hàng mở còn có khả năng tác động đến cuộc sống của người tiêu dùng theo nhiều cách rất có ý nghĩa, chẳng hạn như thúc đẩy tài chính toàn diện. Ngày nay, các công ty Fintech có thể nắm giữ một chìa khóa với mục đích cải thiện cuộc sống của 1 tỷ dân số không có tài khoản ngân hàng ở châu Á

Ngân hàng mở có tiềm năng tạo ra cơ hội cho các cá nhân không có tài khoản ngân hàng và có tài khoản ngân hàng theo một số cách dưới đây:

Dịch vụ bảo hiểm

Bằng cách tạo điều kiện truy cập dữ liệu ngân hàng, ngân hàng mở đóng vai trò là cầu nối giữa các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới. Tại Indonesia, Bank Andara và Fundamo đã ra mắt mạng lưới dịch vụ tài chính vi mô hỗ trợ di động, được xây dựng trên các API mở, cho phép các tổ chức tài chính vi mô có thể tiếp cận tới 40 triệu người Indonesia cần giúp đỡ tài chính trước đây. Các dịch vụ như bảo hiểm vi mô cũng có thể được kích hoạt theo cách tương tự.

Tác động tiềm năng của điều này đối với các cộng đồng thu nhập thấp có thể mang lại lợi ích cao. Báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy năm 2015 chi tiêu tự trả của một hộ gia đình chiếm gần một nửa tổng chi tiêu về y tế ở các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, nơi có thu nhập thấp và trung bình thấp, và chỉ tăng 1% so với năm 2010. Điều này cho thấy khoảng cách đáng kể trong việc cung cấp bảo hiểm y tế trong khu vực vẫn còn tồn tại. Bằng cách giúp cung cấp bảo hiểm với chi phí thấp hơn, các dịch vụ bảo hiểm vi mô có thể cho phép người dùng có thu nhập thấp giảm thiểu rủi ro sức khỏe với ít gánh nặng tài chính hơn.

Hạn mức thẻ tín dụng

Truy cập vào hạn mức tín dụng có thể giúp các cá nhân tham gia vào các hoạt động thương mại như cơ hội để bắt đầu và điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh việc tạo ra thêm thu nhập, sử dụng thẻ tín dụng cũng có thể giúp tạo việc làm và tạo ra một chu kỳ tài chính lớn hơn cho cộng đồng.

Cải thiện giáo dục

Quỹ Tiền tệ Quốc tế hiện ước tính rằng nếu tất cả các nước châu Á tiếp cận kém với hàng hóa và dịch vụ tài chính được cải thiện ở mức tương tự như ở Thái Lan, thì sự nghèo đói trong khu vực có thể giảm 4% - hoặc khoảng 20 triệu người. Một số công ty fintech giúp khu vực tiến tới mục tiêu như vậy bao gồm Ascend Money, công ty điều hành một nền tảng thanh toán điện tử TrueMoney. Với TrueMoney, hơn 30 triệu khách hàng - cả người tiêu dùng kỹ thuật số và người không có tiền gửi - trên sáu quốc gia ở Asean giờ đây có thể dễ dàng chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và nạp tiền vào thuê bao di động trả trước bằng điện thoại. Đồng thời, dịch vụ Ascend Nano của ứng dụng này còn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường của chính họ nhờ cung cấp dịch vụ tài chính và tín dụng.

Xây dựng hệ sinh thái tài chính mở ở Asean

Tạo ra một hệ sinh thái tài chính mở, thúc đẩy tài chính toàn diện có thể đòi hỏi cả về phát triển công nghệ và thay đổi cấp chiến lược. Để có thể đáp ứng với nhu cầu của thị trường nhanh hơn, FSI nên triển khai một nền tảng mở được thiết kế loại bỏ ma sát và nắm lấy kiến trúc nhiều dịch vụ nhỏ. FSI cũng có thể tận dụng các công nghệ như đám mây lai để giúp giải quyết các vấn đề về quy mô, bảo mật và tính ổn định.

Asean cung cấp một cơ hội cho ngân hàng mở. Khi khu vực tăng cường nỗ lực thúc đẩy công nghệ kỹ thuật số để có thể khai thác, thì trách nhiệm chung của FSI và các cơ quan quản lý là phải tập trung tất cả nỗ lực vào tài chính toàn diện.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Các quốc gia Asean mở rộng tài chính thông qua ngân hàng mở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO