Các xu hướng phát triển thương mại trên mạng xã hội năm 2022

Tâm An| 03/01/2022 06:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Thương mại trên mạng xã hội (social commerce) mang đến cho các thương hiệu cơ hội tạo ra trải nghiệm thương mại điện tử (TMĐT) liền mạch trực tiếp trong các nền tảng xã hội phổ biến hiện nay.

Thương mại mạng xã hội được định hình bởi làn sóng gia tăng của các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng di động mới trong thập kỷ qua. Đại dịch đã đánh dấu sự chuyển dịch liên tục sang các nền tảng trực tuyến, di động và từ xa như một động lực kinh doanh trong thời điểm mà các mô hình thương mại truyền thống đang gặp nhiều thách thức.

Theo số liệu thống kê (Statista 2021), trên toàn thế giới, thương mại trên mạng xã hội tạo ra doanh thu khoảng 474,8 tỷ USD vào năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là 28,4% từ năm 2021 đến năm 2028, doanh thu trong phân khúc này dự kiến sẽ đạt khoảng 3,37 tỷ USD vào năm 2028. Các dự báo cho thấy thương mại trên mạng xã hội sẽ tăng trưởng ở mức 29% hàng năm từ năm 2020 đến năm 2028, một tỷ lệ đáng chú ý sẽ định hình thương mại trên mạng xã hội trong nền kinh tế số trong tương lai.

Bước sang năm mới, các công nghệ mới, các kênh mua sắm mới sẽ tiếp tục bùng nổ. Mạng xã hội tiếp tục phát triển và sự bứt phá của TMĐT sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các thương hiệu tạo ra trải nghiệm thương mại trên các nền tảng mạng xã hội tốt hơn.

Nhưng để thành công trong thương mại mạng xã hội, các doanh nghiệp (DN) phải có chiến lược rõ ràng và sử dụng các kênh phù hợp để kết nối với đối tượng mục tiêu của mình.

Dưới đây là những xu hướng được dự báo sẽ tăng trưởng và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022.

Video trực tiếp tiếp tục là lợi thế

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, các video trực tiếp được sử dụng phổ biến hơn bao giờ hết. Có lẽ không có xu hướng nào trong thương mại trên mạng xã hội được ưu thích hơn hơn là video trực tiếp.

Thị trường phát trực tiếp của Mỹ dự kiến sẽ đạt 11 tỷ USD vào cuối năm 2021 và đạt 25 tỷ USD vào năm 2023. Cũng như thương mại di động và mua sắm trực tuyến, phát trực tiếp sẽ trở thành một tính năng không thể thiếu trong cuộc sống hậu đại dịch.

Các xu hướng phát triển thương mại trên mạng xã hội năm 2022 - Ảnh 1.

Video trực tiếp là một kênh hiệu quả của thương mại trên mạng xã hội.

Mua sắm qua video trực tiếp có thể tăng cường sự phản hồi tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong thời gian thực, tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn hơn. Năm 2022, xu hướng này được dự báo vẫn sẽ phát triển và sự hấp dẫn đối với các thương hiệu lớn chắc chắn sẽ tiếp tục khi các nhà bán lẻ lớn như Macy’s và Walmart gần đây cũng đều tung ra trải nghiệm mua sắm trực tiếp qua video.

Hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng để nâng cao khả năng tiếp cận

Sự nổi lên của người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội là một trong những xu hướng có tác động mạnh mẽ nhất phát triển từ sự bùng nổ của mạng xã hội và có thể trở thành mô hình thống trị thúc đẩy thương mại xã hội vào những năm 2020. Những người có ảnh hưởng thậm chí đang trở thành thương hiệu của riêng họ, sử dụng tên tuổi của họ để phát triển các dòng sản phẩm của riêng họ từ mỹ phẩm, đồ nấu nướng đến quần áo…

Không nghi ngờ gì về những lợi ích thiết thực mà một người có sức ảnh hưởng có khả năng mang lại cho một thương hiệu. Đó là một chiến thuật có thể mang lại lợi ích to lớn cho bất kỳ thương hiệu nào, bất kể quy mô hay ngành nghề.

Ba lợi ích chính khi hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng để hỗ trợ và nâng cao chiến lược thương mại xã hội:

Phù hợp (Association) - kết nối thương hiệu của bạn với danh tiếng phù hợp của người ảnh hưởng;

Lan tỏa (Reach) - tận dụng lượng người theo dõi của người có tầm ảnh hưởng;

Liên kết (Affinity) - tạo sự liên kết rõ ràng và thể hiện nó một cách sáng tạo với người ảnh hưởng.

Nếu bạn có thể hình thành một mối quan hệ hợp tác phù hợp, với chi phí hợp lý và hình ảnh thân thiện, thì chiến lược tiếp thị sử dụng người có tầm ảnh hưởng có thể là một cách tuyệt vời để thu hút nhóm đối tượng mục tiêu hiện tại và mới của bạn. Bên cạnh những tên tuổi lớn, chi phí cao, các DN quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ hoàn toàn có thể lựa chọn những người có ảnh hưởng nhỏ, thích hợp (ít hơn 1.000 người theo dõi) với phạm vi tiếp cận ít hơn nhưng có khả năng liên kết mạnh mẽ hơn với thương hiệu của bạn.

Tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái trên Facebook

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của việc sử dụng Facebook là độ phổ biến rộng rãi và sự lâu đời của mạng xã hội này.

Một trong những tính năng tuyệt vời của việc sử dụng Facebook cho thương mại trên mạng xã hội là bạn có thể tùy chỉnh thiết kế các gian hàng, từ đó có thể tạo ra trải nghiệm được định hình một cách phù hợp nhất với thương hiệu của mình. Bạn có thể tùy chỉnh phông chữ, màu sắc và hình ảnh, đồng thời tải lên danh mục sản phẩm hiện có từ website của mình.

Đặc biệt, Facebook Shops cũng cho phép người dùng kết nối với khách hàng qua các nền tảng khác thuộc Facebook, nghĩa là bạn có thể kết nối với khách hàng thông qua WhatsApp, Messenger hoặc Instagram để giải đáp những câu hỏi hoặc đề nghị hỗ trợ.

Đẩy mạnh xây dựng cửa hàng trực quan, hấp dẫn trên Instagram

Theo Instagram, 60% người dùng khám phá các sản phẩm mới trên nền tảng của họ. Và người dùng nói rằng khi họ được truyền cảm hứng bởi thứ gì đó họ nhìn thấy, họ sẽ ngay lập tức tìm kiếm và mua hàng. Do đó, nếu bạn đã thực hiện bước tạo Cửa hàng trên Facebook, thì bạn cũng nên xem xét thiết lập tính năng Mua sắm trên Instagram. Tuy nhiên, để tối ưu hóa được các chức năng, trước tiên bạn cần thiết lập cửa hàng trên Facebook Shops, sau đó cửa hàng trên Instagram sẽ lấy dữ liệu từ danh mục sản phẩm trên Facebook.

Các xu hướng phát triển thương mại trên mạng xã hội năm 2022 - Ảnh 2.

60% người dùng khám phá các sản phẩm mới trên nền tảng Instagram.

Với Instagram, nếu bạn có thể khiến cho sản phẩm của mình nổi bật về mặt hình thức trên nguồn cấp dữ liệu của người dùng, thì điều này sẽ giúp củng cố đáng kể việc nhận diện thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, thẻ mua sắm cũng là một tính năng thú vị. Bạn có thể đánh dấu các sản phẩm từ danh mục của mình trong các nội dung trên stories và newsfeed, cho phép mọi người ngay lập tức xem thêm thông tin về sản phẩm và cách mua hàng.

Và Instagram Shops cũng cho phép bạn tạo và tùy chỉnh gian hàng, nơi bạn có thể trưng bày các sản phẩm nổi bật nhất của mình.

Thử nghiệm với chatbot

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn khi trải nghiệm mua sắm của họ được cá nhân hóa. Nhưng điều này có thể khó thực hiện ở quy mô lớn, và đặc biệt là trong các nền tảng mạng xã hội, nơi bạn có ít quyền kiểm soát hơn.

Một cách để giải quyết thách thức trong việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, chính là sử dụng chatbot. Mặc dù, chatbot sẽ có những hạn chế về mức độ cụ thể của chúng, nhưng chúng vẫn có thể cung cấp những câu trả lời nhanh chóng, đơn giản cho một số thắc mắc cơ bản của khách hàng. Hơn nữa, chatbots cũng mang lại nhiều lợi ích kinh doanh, như giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như góp phần củng cố lòng tin của khách hàng với thương hiệu.

Thời trang kỹ thuật số

Với sự bùng nổ của những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội, các nhà bán lẻ thời trang lớn đang chuyển từ sàn catwalk, ma-nơ-canh và phòng thay đồ trong cửa hàng bách hóa sang hình thức thời trang kỹ thuật số do những người có tầm ảnh hưởng này làm mẫu. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, những người này thậm chí không phải là người có ảnh hưởng, mà là những người mẫu kỹ thuật số.

Các nền tảng như Snap cũng đang làm việc với các nhà bán lẻ để giúp họ quen hơn với loại hình này. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ nên được đẩy nhanh bởi sự nổi lên của Metaverse, nơi các hình đại diện của người dùng sẽ cần các phụ kiện kỹ thuật số.

Các xu hướng phát triển thương mại trên mạng xã hội năm 2022 - Ảnh 3.

Thời trang kỹ thuật số là một xu hướng mới thu hút được nhiều người dùng.

NFT (Non - fungible token)

Trong thời gian vừa qua, xu hướng tham gia vào các trò chơi NFT phát triển mạnh mẽ, từ nghệ sĩ đến vận động viên cho đến những người nổi tiếng nhỏ tuổi.

Nói một cách đơn giản, NFT (tài sản không thể thay thế) là một cách thiết lập chuỗi quyền sở hữu đối với hàng hóa kỹ thuật số tương tự như cách xác định quyền sở hữu đối với hàng hóa và vật phẩm vật lý.

Thông qua khái niệm này, chúng ta có thể thấy thị trường này có thể có tác động như thế nào đối với thương mại trên nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là trong thời đại bán lẻ trực tuyến bùng nổ. Nếu coi NFT như một phương tiện thương mại phổ biến, nó sẽ tác động đến bản chất của chính mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và khách hàng, với việc các nhà bán lẻ chuyển đổi phần thưởng và toàn bộ nguồn cung cấp sang các mặt hàng kỹ thuật số.

Chưa biết hiệu quả của NFT có thể đến đâu, nhưng chắc chắn hình thức này sẽ là một điểm nhấn của năm 2022 và các DN trong lĩnh vực thương mại xã hội cũng đang xem xét để phát triển./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Các xu hướng phát triển thương mại trên mạng xã hội năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO