Cải cách hành chính để chuyển đổi số Bộ TT&TT

Đình Trân| 15/10/2021 21:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ TT&TT vừa ban hành chương trình cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu khẳng định vai trò của Bộ trong tiến trình xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số quốc gia.

Cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính

Cải cách thể chế là nhiệm vụ hàng đầu mà Bộ TT&TT đặt ra cho giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế hệ thống TT&TT trên tất cả các lĩnh vực mà Bộ quản lý. Đặc biệt là các thể chế nhằm hướng đến việc phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

Trọng tâm của cải cách thể chế mà Bộ TT&TT hướng đến là sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ như Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Bưu chính; Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật giao dịch điện tử cũng như xây dựng những luật mới như Luật Chính phủ số, Luật Công nghiệp công nghệ số.

Về cải cách hành chính, Bộ TT&TT đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực đến hết 31/05/2020. Thực hiện bằng phương thức điện tử tối thiểu 80% hồ sơ hành chính luân chuyển nội bộ, 100% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt trên 30%.

Ngay trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết đạt tỷ lệ tối thiểu 40%;  giai đoạn 2022 - 2025 mỗi năm tăng tối thiểu 20% cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;  100% TTHC có đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 04 và được tích hợp cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 04 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50% vào năm 2021 và 80% vào năm 2025, mức độ hài lòng của người dân doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%.

90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố công khai và cập nhật kịp thời, 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin giấy tờ tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin giấy tờ tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối chia sẻ.

Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số.

 Bộ Thông tin & Truyền thông đặt mục tiêu thuộc nhóm 05 bộ ngành dẫn đầu về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giai đoạn 2021 - 2025. Tiên phong ở trong ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số, xây dựng thành công Bộ Thông tin và Truyền thông số. 

Về hiện đại hóa hạ tầng CNTT, từ 2021 mạng diện rộng của Bộ đáp ứng tối thiểu 60% lưu lượng truy nhập nội bộ vào các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của Bộ (giảm phụ thuộc vào Internet). 

Giai đoạn 2021 - 2023 hình thành mạng lưới trung tâm dữ liệu dự phòng nhiều điểm, đáp ứng 80% nhu cầu lưu trữ, tính toán và xử lý dữ liệu của Bộ. Thiết lập hạ tầng điện toán đám mây riêng của Bộ chuyển đổi tài nguyên kĩ thuật thành các dịch vụ đám mây, sẵn sàng ghép nối với nhiều đám mây để hình thành mô hình đám mây thống nhất, linh hoạt. 

Triển khai nền tảng dữ liệu theo nguyên tắc dữ liệu chỉ từ một nguồn, đáp ứng các yêu cầu về kết nối chia sẻ tài nguyên dữ liệu cho giải quyết thủ tục hành chính và nghiệp vụ chuyên ngành, hỗ trợ phân tích tổng hợp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ.

Đối với ứng dụng CNTT nội bộ, từ năm 2021, 100% cán bộ công chức viên chức đã được cấp chứng thư số, sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản tài liệu điện tử; 100% chỉ số phát triển ngành TT&TT được kịp thời cập nhật và trình chiếu trên bản hiện thị số. 100% nhiệm vụ giao xuống các đơn vị thuộc Bộ được cập nhật trên hệ thống theo dõi nhiệm vụ; 100% hồ sơ cán bộ công chức viên chức được xác nhận lưu trữ trên cơ sở dữ liệu nhân sự, kịp thời cập nhật thông tin khi có thay đổi. 100% đơn vị thuộc bộ bao gồm cả các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc sử dụng ứng dụng quản lý tài chính, kế toán, quản lý tài sản công, quản lý thu chi ngân sách. 

Từ năm 2022, 90% hồ sơ công vụ được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc thuộc phạm vi bí mật nhà nước), 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp, báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT (không bao gồm nội dung mật) được ký số gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, chia sẻ với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý chỉ đạo, điều hành. 

Từ năm 2023, 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trong hoạt động của Bộ, hình thành môi trường lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, phát triển dịch vụ dùng chung của Bộ an toàn, linh hoạt, hiệu quả.

Từ năm 2024, 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan QLNN thuộc Bộ được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 100% đơn vị thuộc Bộ sử dụng ứng dụng về quản lý nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, thi đua khen thưởng. 90 % ứng dụng phần mềm phục vụ công việc của cán bộ công chức, viên chức Bộ TT&TT được đưa lên đám mây dưới dạng một giao diện sử dụng tương tác duy nhất; từng bước hoàn thiện mô hình quản lý dữ liệu tập trung, chia sẻ, liên thông trong nội bộ của Bộ và cơ sở dữ liệu quốc gia. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cải cách hành chính để chuyển đổi số Bộ TT&TT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO