Chuyển đổi số để doanh nghiệp đột phá

Xuân Phúc| 08/10/2020 20:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo mọi hoạt động của đời sống thay đổi. Đó là những thay đổi trong tiến trình số hóa và muốn nó hiệu quả, nhất là trong các doanh nghiệp (DN) thì các giải pháp, nền tảng công nghệ số trở thành bộ phận không thể thiếu trong quá trình quản lý, vận hành.

Đó là một trong các nội dung được trao đổi, thảo luận tại buổi tại tọa đàm kết nối với chủ đề "Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả quản trị vận hành doanh nghiệp" do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Hà Nội (Sở KH&ĐT) phối hợp với gần 100 DN tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội.

Đây cũng là hoạt động hướng đến chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, với mục tiêu lan tỏa, kết nối cộng đồng DN, giúp DN vận hành trơn tru, không còn lạc hậu, chậm tiến, tạo đà cho phát triển, mạnh mẽ.

Chuyển đổi số giúp DN không bị tụt lùi, lạc hậu

Phát biểu tại tọa đàm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV TP Hà Nội Lê Văn Quân nhấn mạnh, chuyển đổi số giờ đây không còn là câu chuyện mang tính xu hướng, mà thực sự trở thành một yêu cầu tất yếu đối với DN.

"Chuyển đổi số được xem là chìa khóa cốt lõi để vận hành DN, không chỉ ứng phó linh hoạt với biến động ngoại cảnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực mà còn là lời giải cho bài toán phát triển bền vững của mọi DN trong kỷ nguyên số".

Chuyển đổi số - chìa khóa để doanh nghiệp thành công, phát triển - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Quân - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV TP Hà Nội cho rằng nếu DN chậm chuyển đổi số thì sẽ khó để phát triển.

Là một công ty có thế mạnh chuyên cung cấp các phần mềm quản lý cho các cơ quan, nhà nước, quản trị doanh nghiệp, quản lý công,…ông Nguyễn Phi Nghị, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh DN vừa và nhỏ, Văn phòng MISA Hà Nội đã chia sẻ những giải pháp quản trị cho DN được phát triển dựa trên công nghệ đám mây, trong đó là nền tảng phần mềm quản trị DN hợp nhất mang tên AMIS.VN có thể giúp DN xử lý đầy đủ các nghiệp vụ từ bán hàng, nhân sự, kế toán, tuyển dụng, marketing đến mạng xã hội nội bộ.

Theo ông Nghị, AMIS.VN là một phần mềm trực tuyến, có khả năng tích hợp sẵn với hóa đơn điện tử meInvoice.vn, kê khai thuế Mtax và chữ ký số eSign trên các lĩnh vực tài chính - kế toán, nộp thuế, BHXH.

Trên quan điểm đánh giá về sự cần thiết phải triển khai tích cực các giải pháp công nghệ trong quản trị, điều hành của hoạt động DN, ông Nghị cho rằng tất cả các DN giờ đây cần phải luôn quan tâm đến chuyển đổi số vì điều đó giúp các DN không bị tụt lùi, lạc hậu.

"Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm về công nghệ phần mềm, MISA sẵn sàng tư vấn và chia sẻ tới các DN đang còn băn khoăn về chuyển đổi số và cam kết sẽ luôn đồng hành cùng DN trong tương lai", ông Nghị cam kết.

Bước tiến "số" cần nhiều hơn các giải pháp tối ưu

Bên cạnh ý kiến các chuyên gia về chuyển đổi số, đại diện các DN cũng đã đã chia sẻ những kinh nghiệm, sự cần thiết của CNTT trong quá trình quản trị vận hành DN của mình.

Theo ý kiến chuyên gia tư vấn mã số, mã vạch Nguyễn Văn Chín, để đi tìm lời giải cho việc tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động thấp nhất, DN giờ đây cần phải chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình hoạt động theo xu hướng số hóa. Làm tốt điều này giúp nhà cung cấp, DN tiếp cận, kết nối, tương tác với khách hàng nhanh hơn, đồng thời tăng giá trị minh bạch, uy tín, tạo thương hiệu cho DN.

Bên cạnh đó, phần lớn các DN đồng tình cho rằng, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và vận hành đơn vị mình trong giai đạn CMCN 4.0 luôn là điều cần thiết, cấp bách, đây là một yếu tố quan trọng giúp DN thay đổi, phát triển.

Chuyển đổi số - chìa khóa để doanh nghiệp thành công, phát triển - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Phi Nghị: Các DN giờ đây cần phải luôn có sự quan tâm đến chuyển đổi số vì điều đó giúp các DN không bị tụt lùi, lạc hậu.

Theo đó, nếu trong hoạt động kinh doanh của một DN khi không được quản lý chặt chẽ, khoa học sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề và khi không được giải quyết sớm sẽ là những cản trở cho sự phát triển. Do đó, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ số sẽ giúp hỗ trợ DN quản lý công việc, hoạt động được tích cực, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một hạn chế, hiện nay các DN truyền thống vẫn có thói quen vận hành hệ thống CNTT theo cách riêng biệt, chưa được số hóa cao về tính bảo mật, an toàn. Nếu trong bước tiến "số" thay thế các ứng dụng công nghệ mới, điều quan trọng không kém là cần nhiều hơn các giải pháp tối ưu để hỗ trợ, xây dựng cho phù hợp với thực tế từng ngành, nghề trong từng đơn vị.

Như vậy, trong thời đại công nghệ phát triển 4.0, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, vận hành DN là điều vô cùng cần thiết. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp DN gia tăng năng suất làm việc, tiết kiệm nguồn nhân lực, xa hơn nữa là từng bước chuyển đổi mô thức vận hành từ DN truyền thống sang DN số, tạo đột phá cho DN và thúc đẩy nền kinh tế số của quốc gia.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đấu giá thành công 2 khối băng tần, thu về cho ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng
    Theo Bộ TT&TT, việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
  • Amazon rót thêm 2,75 tỷ USD vào startup AI Anthropic
    Ngày 27/3, Amazon cho biết đang rót thêm 2,75 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng vốn đầu tư vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) này lên 4 tỷ USD.
  • Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế
    Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội kinh doanh sản phẩm, giải pháp ra nước ngoài, sáng 26/3/2024 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị lần hai về hợp tác số toàn cầu với chủ đề “Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế”.
  • “Kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21” từ góc nhìn của năng lực hiểu biết về truyền thông
    Mạng xã hội đã và đang chứa đầy thông tin sai lệch. Để tồn tại và phát triển tích cực trong một thế giới đầy ắp thông tin và luôn luôn biến động không ngừng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng thẩm định, phân tích thông tin, phân biệt giữa các hình thức truyền thông với những mục đích khác nhau.
  • Phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế số
    Logistics là một ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu cung cấp chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động về nhận hàng, đóng gói, vận chuyển, thủ tục giấy tờ hải quan, kho bãi, giao hàng và quản lý thông tin và ngày càng phát triển mạnh trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số để doanh nghiệp đột phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO