Chuyển đổi số: Nhìn từ cơ sở

Cao Quỳnh| 15/06/2022 13:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là chìa khóa để mỗi cơ quan, đơn vị, lĩnh vực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mà còn góp phần cụ thể thông tin, xây dựng nền hành chính minh bạch, thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Viện KSND TP Cẩm Phả là điểm sáng của ngành tư pháp trong việc ứng dụng CNTT, đưa số hóa vào từng khâu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng nền tảng chính quyền số. Trong đó, đơn vị đã kiện toàn tổ CNTT, tăng cường ứng dụng CNTT, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nghiệp vụ.

Viện KSND TP Cẩm Phả là đơn vị tiên phong xây dựng hồ sơ điện tử, báo cáo án bằng sơ đồ, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ. Việc số hóa được áp dụng với các tài liệu trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời, số hóa đối với hồ sơ tạm đình chỉ, không khởi tố để phục vụ công tác lưu trữ. Bên cạnh đó, tất cả các vụ án đều được CBCC của Viện KSND thành phố báo cáo bằng trình chiếu PowerPoint và sơ đồ.

Đặc biệt, giữa tháng 5/2022, Viện KSND thành phố là đơn vị đầu tiên của tỉnh đầu tư, xây dựng, đưa vào sử dụng phòng hỏi cung có ghi âm, ghi hình. Theo đó, chủ động nghiên cứu, đầu tư, lắp đặt phòng hỏi cung gồm: Phòng cách âm, thiết bị thu hình, đầu ghi hình, máy tính... bằng nguồn kinh phí của đơn vị.

Việc ghi âm, ghi hình trong hỏi cung sẽ góp phần quan trọng vào loại bỏ các trường hợp lạm quyền, bức cung, nhục hình trong hoạt động tư pháp. Đồng thời, ngăn chặn việc thay đổi lời khai của các bị cáo dẫn đến khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.Đây là hoạt động thiết thựcgiúp nâng cao hoạt động của cơ quan tố tụng hình sự, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần quan trọng vào việc cải cách tư pháp.

Chuyển đổi số: Nhìn từ cơ sở - Ảnh 2.

Người dân quét mã thanh toán khi mua sắm tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh Hè 2022.

Không riêng lĩnh vực tư pháp, xác định thanh toán không dùng tiền mặt là nền tảng của chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, ngành Ngân hàng Quảng Ninh đã đầu tư lắp đặt các ATM thông minh cho phép người sử dụng có thể mở tài khoản, vay tiêu dùng, gửi tiết kiệm…; chuyển đổi từ “thẻ từ” sang “thẻ chip” nâng cao tính an toàn, bảo mật, tiện ích; mở tài khoản bằng phương thức định danh khách hàng điện tử sử dụng trí tuệ nhân tạo...

Các phương thức thanh toán linh hoạt, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao ngày càng trở nên phổ biến như: Ví điện tử, Mobile banking, Internet banking, QR code… Cùng với đó, ngành Ngân hàng cũng tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai lắp đặt, tuyên truyền, hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt tại khu du lịch, chợ truyền thống, siêu thị, nhà hàng; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đang phối hợp với Viettel, Tập đoàn Tuần Châu thí điểm triển khai mô hình thanh toán không dùng tiền mặt tại khu du lịch Tuần Châu. Đồng thời, ưu tiên phát triển mô hình mobile money ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi...

Chuyển đổi số: Nhìn từ cơ sở - Ảnh 3.

Ứng dụng Mobile money mang lại các tiện ích cho khách hàng.

Đến nay, 100% khoản thu nộp NSNN của các doanh nghiệp XNK qua Cục Hải quan tỉnh đều được thực hiện qua các ngân hàng thương mại hoặc qua hệ thống nộp thuế tự động; tỷ lệ đăng ký nộp thuế điện tử tại cơ quan thuế đạt 99,66% so với doanh nghiệp đang hoạt động; 100% Kho bạc Nhà nước lắp POS phục vụ việc thu NSNN; 100% doanh nghiệp điện, nước trong tỉnh triển khai thanh toán tiền điện, nước qua ngân hàng; 100% trường đại học triển khai thực hiện thu học phí qua ngân hàng; 100% cơ sở y tế, bệnh viện, trường học đều được kết nối liên thông thanh toán giữa các ngân hàng; 98,3% đơn vị hưởng lương từ ngân sách, doanh nghiệp đã thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho người lao động…

Trên cơ sở Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 Chính phủ ban hành, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 97/KH-UBND về việc triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025.

Kế hoạch đã đề ra 43 mục tiêu thuộc 7 nhóm chỉ tiêu cơ bản. Trong đó, 30 mục tiêu do tỉnh tự xây dựng phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh nhằm thúc đẩy các đề án, chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số toàn diện. Đối với 13 mục tiêu còn lại của đề án, kế hoạch của tỉnh đã đề ra 7 mục tiêu cao hơn toàn quốc và 6 mục tiêu bằng mức được giao...Điều này cho thấy sựquyết tâm của ngành ngân hàng và tỉnh trong việc trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng và chuyển đổi số nói chung./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số: Nhìn từ cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO