Công nghệ kỹ thuật số liệu có gây ra tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên?

Trương Khánh Hợp, An Nhiên| 09/08/2018 17:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Mặc dù có nhiều ý kiến quan ngại rằng công nghệ kỹ thuật số có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm, tuy nhiên trong một khảo sát gần đây, hầu hết thanh thiếu niên được hỏi cho biết công nghệ đã không tạo ra quá nhiều sự khác biệt.

Image: Teen using tablet at night

Nếu người dùng nhập cụm từ “Tôi chán nản” vào một công cụ tìm kiếm trên internet như Google thì người dùng có thể nhận được bài kiểm tra trầm cảm trực tuyến miễn phí. Nhấp vào hashtag #depression trên Instagram thì người dùng sẽ nhận được lời nhắc hỏi “Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?” đồng thời một liên kết cũng được cung cấp để hỗ trợ người dùng.

Một cuộc khảo sát được công bố hôm thứ ba cho thấy công nghệ kỹ thuật số hiện nay đóng một vai trò to lớn trong cuộc sống của thanh thiếu niên bị trầm cảm. Đối với nhiều người, đó là điểm dừng đầu tiên của họ.

Theo khảo sát của Hopelab, một tổ chức được thành lập để giúp đỡ những người trẻ tuổi với bệnh mãn tính, và Well Being Trust, tập trung vào sức khỏe tâm thần, xã hội và tinh thần cho biết: ít nhất 90% thanh thiếu niên và thanh niên có triệu chứng trầm cảm cho biết họ đã tìm hiểu trực tuyến để biết thông tin về các vấn đề sức khỏe tâm thần, so với 48% những người không có triệu chứng.

Hai nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ với hơn 1.300 người ở độ tuổi từ 14 đến 22 ở tất cả 50 tiểu bang. Họ cũng sử dụng một công cụ sàng lọc trầm cảm được xác nhận lâm sàng để có thể biết ai trong số những người được hỏi có thể có các triệu chứng trầm cảm.

Benjamin Miller, nhà tâm lý học lâm sàng và giám đốc chiến lược tại Well Being Trust, cho biết: “Đây là độ tuổi khi nhiều triệu chứng trầm cảm xuất hiện.

Không có gì đáng ngạc nhiên, họ thấy rằng nhiều thiếu niên và thanh niên đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Họ đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như là một biện pháp trị liệu - không quá nhiều thông tin phản hồi, nhưng cũng như một cách để bày tỏ quan điểm.

Một thanh niên 17 tuổi thường hay có những cuộc nói chuyện về trầm cảm cho biết: "Không ai gọi vào đường dây nóng tự sát”. Thay vào đó, thanh thiếu niên đang thiết lập cuộc trò chuyện thông qua truyền thông xã hội riêng của họ, thường chia sẻ kinh nghiệm với những người mà họ chưa từng gặp mặt trực tiếp.

Cuộc khảo sát cũng xác nhận rằng internet và các phương tiện truyền thông xã hội cung cấp một không gian an toàn cho mọi người để nói về chứng trầm cảm và tự tử, ngay cả khi việc đó khiến mọi người không còn muốn gặp các chuyên gia y tế hoặc các nhà trị liệu đã qua đào tạo để nhận sự giúp đỡ.

Những người trẻ tuổi nói chung thường lên mạng để tìm kiếm thông tin y tế, 87% cho biết họ đã tìm kiếm một số thông tin y tế trực tuyến, trong đó có 39% cho biết họ đang tìm kiếm thông tin về vấn đề trầm cảm. Nhưng chỉ 20% cho biết họ đã sử dụng tin nhắn, ứng dụng hoặc nhắn tin trên các cuộc trò chuyện video để thực sự kết nối với chuyên gia y tế.

Thay vào đó, họ trò chuyện với nhau. Ít nhất là đối với thanh thiếu niên, họ thực sự trò chuyện với nhau trên các ứng dụng dựa trên điện thoại như Instagram, Twitter và Snapchat.

Cuộc khảo sát cũng cho biết phụ nữ trẻ và những người trong cộng đồng LGBTQ (Đồng tính, song tính và chuyển giới) có xu hướng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tương tác về trầm cảm hơn nhiều so với những người khác.

Cuộc khảo sát phát hiện ra rằng 55 % trẻ em gái và phụ nữ trẻ nói rằng họ đã lên mạng để biết thông tin về sự lo lắng, so với 29% ở nam giới. "Hơn ba trong số bốn thanh niên LGBTQ (76%) cho biết rằng họ đã tìm kiếm thông tin trực tuyến về trầm cảm, so với 32% thanh thiếu niên bình thường".

Và 3/4 trong số tất cả thanh thiếu niên và thanh niên bị trầm cảm đều nói rằng họ đã sử dụng các ứng dụng di động liên quan đến sức khỏe.

Báo cáo cho biết: "Một vấn đề mà nhiều nhà quan sát lo lắng là khả năng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của thanh niên có thể góp phần vào sự gia tăng trầm cảm vị thành niên"

Điều đó có đúng hay không? Miller cho biết trong một cuộc phỏng vấn với NBC News "Đó là một không gian hỗn hợp và không đơn giản như chúng tôi hy vọng. Đối với một số người, đó là một sự hỗ trợ. Đối với những người khác, nó thực sự gia tăng sự đau khổ của họ”

Nó không nhất thiết phải giúp đỡ, nhưng nó cũng không gây tổn thương.

Theo khảo sát, 25% những người có triệu chứng trầm cảm từ vừa phải đến nặng cho biết họ thấy phương tiện truyền thông xã hội thật sự hữu ích khi họ cảm thấy chán nản, căng thẳng hoặc lo lắng, so với 13% những người không có triệu chứng trầm cảm. Khoảng 30% trong số họ cho biết họ cảm thấy tốt hơn khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, trong khi 22% nói rằng việc đó làm cho họ cảm thấy tồi tệ hơn. Gần một nửa người được hỏi cho biết nó thực sự không tạo ra sự khác biệt.

Một phụ nữ Latina 22 tuổi được khảo sát nhận xét: “Tôi dễ dàng có thể tiếp cận với những sự giúp đỡ trên mạng truyền thông xã hội hơn. Có ít áp lực hơn và tôi có thể để các vấn đề của mình ở đó và sống cuộc sống của tôi bên ngoài mà không cần nghĩ về nó quá nhiều”. Những nhận xét của họ đều được báo cáo ẩn danh vì lý do bảo mật.

Nhiều hình thức phòng chat riêng trên các ứng dụng như Instagram, cho phép người dùng chặn tất cả mọi người trừ một vài người theo dõi đã được chọn.

Một thanh niên ẩn danh chia sẻ với NBC News cho biết: “Nó giống như một cuốn nhật ký mà bạn chia sẻ với một số người được lựa chọn mà bạn có thể tin tưởng. Bạn có thể tâm sự và bạn sẽ cảm thấy an toàn, không ai sẽ gây tổn thương cho bạn, nhưng bạn cảm thấy như bạn đang được lắng nghe"

Đó rõ ràng là lý do vì sao những người mắc bệnh muốn chọn khán giả của họ. Những người đăng tải công khai hơn - 38% những người bị trầm cảm - cho biết họ nhận được những nhận xét tiêu cực. Khoảng một phần ba cho biết họ cảm thấy những người khác đã làm tốt hơn so với họ và 31 % nói rằng họ đã bị lừa bởi một ai đó cố tạo ra xung đột một cách có chủ đích.

"Bất cứ khi nào tôi đang cảm thấy lo lắng, tôi phải đặt điện thoại xuống và bình tĩnh lại” một phụ nữ da đen 22 tuổi tham gia khảo sát nhận xét.

Miller cho biết, ngay cả những người đang cố giúp đỡ cũng có thể khiến người khác bị tổn thương.

Ông cho biết, có những nhận xét dạng “Bạn thật đẹp, tại sao bạn lại không hài lòng?”. Đây không phải là những thông tin tốt. Chúng ta sẽ không nói với ai đó bị tăng huyết áp rằng chỉ cần mỉm cười và sống hạnh phúc thì căn bệnh sẽ biến mất.

Miller cũng cho biết: Và nhiều người cảm thấy bị bỏ rơi khi họ nhìn vào truyền thông xã hội. Đó là một mối nguy hiểm lớn. “Tôi không thể nói đó là đủ. Yếu tố quan trọng của các mạng xã hội của chúng ta là được kết nối”. Những người đã sống sót sau những nỗ lực tự sát nói rằng cảm giác bỏ rơi là một yếu tố lớn khiến họ làm như vậy.

Miller cho biết: Cuộc khảo sát không đưa ra bất kỳ kết luận rõ ràng nào, mà là cái nhìn tổng quan về cách những người bị trầm cảm - những người sẵn sàng trả lời khảo sát - đang sử dụng công nghệ và không có giải pháp nào là tối ưu cho tất cả mọi người ở đây.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ kỹ thuật số liệu có gây ra tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO