Đạo đức sinh học và những thách thức trong y tế số

Nguyễn Uyên| 07/04/2021 14:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự hào hứng về Y tế số trong tương lai, có đôi khi làm chúng ta có cảm giác như đang sống trong một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Nhưng việc phân biệt đối xử di truyền và xóa bỏ quyền riêng tư sẽ là một số vấn đề đạo đức sinh học mà chúng ta sẽ phải đối mặt - nếu chúng ta để sự đổi mới y tế diễn ra rầm rộ. Ai sở hữu dữ liệu y tế và di truyền?

Điều chỉnh sửa gen như thế nào? Ranh giới của việc nâng cao năng lực thể chất hay nhận thức của con người là ở đâu? Phải làm gì với sự khác biệt sinh học làm gia tăng khoảng cách giữa những người có và không có sự khác biệt sinh học? Chúng ta có thể xác định đâu là ranh giới để tăng cường cuộc sống? Chúng ta sẽ kiện robot hoặc thuật toán vì sơ suất y tế? Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, các mối quan tâm về pháp lý và đạo đức, đạo đức sinh học chưa từng có tiền lệ đang nổi lên.

Sự phát triển của công nghệ đã giúp cho con người tiếp cận với các phương pháp điều trị tốt hơn bao giờ hết, đã xóa bỏ được những căn bệnh chết người và biến những căn bệnh khác thành tình trạng có thể kiểm soát được. Nhưng đồng

thời có những dấu hiệu của xu hướng đáng báo động mà ít người quan tâm một cách nghiêm túc. Đó là, các quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ và chi phí cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang tăng vọt ở các nước phát triển. Bên cạnh đó, các bác sĩ, bệnh nhân, cơ quan quản lý và tất cả các bên liên quan khác cũng cần phải chuẩn bị cho những làn sóng thay đổi sắp tới về các tác động đạo đức của các công nghệ đột phá.

Đạo đức sinh học và những thách thức trong y tế số  - Ảnh 1.

Vào tháng 11 năm 2018, một nhà khoa học ở Trung Quốc tuyên bố đã chỉnh sửa một gen trong hai phôi thai người và cấy chúng vào tử cung người mẹ, dẫn đến sự ra đời của một cặp song sinh bị biến đổi gen. Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ trong giới khoa học quốc tế và vài tháng sau, nhiều nhà khoa học đã kêu gọi đình chỉ toàn cầu đối với các phôi chỉnh sửa gen. Tuy nhiên, đó chỉ là một câu chuyện từ những tình huống đầy thách thức về mặt đạo đức bên lề của sự đổi mới khoa học y tế.

Các tỷ phú của Thung lũng Silicon, cũng như những ví dụ điển hình khác của "tình huống đầy thách thức về mặt đạo đức", đang đổ tiền vào nghiên cứu lão hóa và tuổi thọ, điều này có thể dẫn đến khoảng cách tuổi thọ thậm chí ngày càng gia tăng giữa kỳ vọng của giới giàu có và đại đa số người dân. 

Bên cạnh đó, là các chủ đề đạo đức sinh học xung quanh dữ liệu y tế riêng tư và nhạy cảm, chưa nói đến dữ liệu di truyền. Ai là chủ sở hữu, nhà phân phối hoặc người sử dụng dữ liệu đó? Nó có giá trị gì và ai sử dụng nó vào những mục đích gì? Hay những thiết bị y tế được kết nối dùng cho người khỏe mạnh thì sao? Có thể cho phép sử dụng bộ xương ngoài (Exoskeleton) (Exoskeleton là thiết bị đặc biệt được chế tạo có chức năng bổ trợ sức mạnh và khả năng cho con người nhờ bộ giáp ngoài đeo lên mình. Hiện tại các thiết bị dạng exoskeleton mới chỉ dùng để phục vụ mục đích quân sự nên mục tiêu của các dự án chế tạo Exoskeleton là tạo ra một "khung xương" giúp tăng tốc độ, tính cơ động và sức mạnh của con người, ngoài ra Exoskeleton còn có tác dụng như một bộ giáp bảo vệ binh sỹ) để nâng cao khả năng của con người không? Còn về cấy ghép não hoặc hình xăm kỹ thuật số? Việc mở rộng hoặc quá trình cơ khí hóa (Cyborgization) cơ thể con người sẽ dừng lại ở đâu? Cho dù lạc quan, chắc chắn những vấn đề này là những nguy hiểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt.

Mất quyền riêng tư

Chúng ta thường chia sẻ nhiều thông tin về bản thân hơn chúng ta nghĩ. Mọi người có thể kiểm tra những dịch vụ và ứng dụng nào bạn đã cho phép truy cập thông tin cá nhân của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu, khi thực tế ảo tăng cường được lan rộng, tất cả những thông tin cá nhân này sẽ dễ dàng có sẵn cho người bạn mới gặp? Những đứa trẻ được sinh ra hiện nay - đại diện cho thế hệ đầu tiên có cuộc sống được ghi lại một cách tỉ mỉ - những dữ liệu của chính họ hoặc từ những mối liên hệ bất kỳ nhưng vô nghĩa. Mặc dù dữ liệu lớn như vậy có thể cải thiện đáng kể việc chăm sóc sức khỏe, nhưng làm thế nào chúng ta có thể ngăn các công ty và chính quyền lạm dụng những dữ liệu đó.

Chủ đề đạo đức sinh học quan trọng nhất của thời đại chính là cách xử lý dữ liệu, cụ thể hơn là cách xử lý dữ liệu di truyền và y tế riêng tư và nhạy cảm. Chúng ta nên bảo mật, chia sẻ hoặc giao dịch với dữ liệu nhạy cảm như thế nào? Có nên chia sẻ dữ liệu sức khỏe và thể chất nhạy cảm với các công ty bảo hiểm không? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn thịt đỏ và công ty bảo hiểm của bạn ngay lập tức tăng tỷ lệ bảo hiểm vì bạn ăn uống không đủ lành mạnh?

Khi bạn thực hiện xét nghiệm di truyền hoặc bất kỳ xét nghiệm nào khác, các công ty thực hiện có thể làm gì với dữ liệu của bạn? Bạn có thể xóa hoặc buộc các công ty đó làm cho thông tin di truyền của bạn biến mất? Có thể cho phép các công ty, tập đoàn nghiên cứu hoặc doanh nghiệp dược mua hoặc bán dữ liệu đó không, và nếu có ai làm vậy, làm thế nào để định giá cho dữ liệu đó? Giá cho bộ gen được giải trình tự của một người là bao nhiêu? Đây không phải là những mối quan tâm viển vông và xa vời.

Đạo đức sinh học và những thách thức trong y tế số  - Ảnh 2.

Ví dụ: vào tháng 7 năm 2018, GlaxoSmithKline đã quyết định đầu tư 300 triệu đô la vào 23andMe, hợp tác độc quyền kéo dài 4 năm để tập trung vào nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới sáng tạo và các phương pháp chữa bệnh tiềm năng, sử dụng gen di truyền của con người làm cơ sở để khám phá. Sự hợp tác sẽ kết hợp các nguồn gen quy mô lớn và kỹ năng khoa học dữ liệu tiên tiến của 23andMe, với kiến thức khoa học và y tế và chuyên môn thương mại hóa của GSK.

Các công ty như 23andMe thường xuyên chia sẻ dữ liệu DNA của khách hàng với các tổ chức khác, còn được gọi là "bên thứ ba". Ancestry, công ty lưu trữ cơ sở dữ liệu thông tin di truyền của hơn 5 triệu người, cũng đã từng hợp tác với công ty công nghệ spin-off của Google là Calico để nghiên cứu sự lão hóa. Caitlin Curtis, một nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, ước tính 23andMe đã kiếm được khoảng 130 triệu đô la từ việc bán quyền truy cập cho khoảng một triệu kiểu gen, trước thương vụ GSK, ngụ ý mức giá trung bình khoảng 130 đô la. Điều đó có nghĩa là nếu bạn mua xét nghiệm di truyền của 23andMe với giá 100-150 đô la, thông tin di truyền của bạn có thể được mua với giá trung bình 130 đô la. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có ổn với điều đó…

Tấn công mạng và thiết bị y tế

Vụ bê bối WannaCry, cuộc tấn công mạng toàn cầu đã lây nhiễm cho 300.000 máy tính ở 150 quốc gia bằng cách sử dụng các công cụ hack khiến chúng ta không thể quên. Vụ tấn công này cũng làm tê liệt Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) ở Vương quốc Anh. Các bệnh viện ở Anh đã phải đóng cửa và phải từ chối những bệnh nhân không phải là ca cấp cứu, sau khi ransomware tấn công mạng NHS. Đó là sự thất bại hoàn toàn của cơ sở hạ tầng CNTT y tế.

Khi xảy ra cuộc tấn công đó, không chỉ các bệnh viện đã đề cao vấn đề an ninh mạng mà Microsoft cũng bắt đầu coi trọng vấn đề an ninh mạng trong chăm sóc sức khỏe hơn bao giờ hết. Phần mềm tống tiền ransomware đã khai thác một lỗ hổng - mà Microsoft đã tạo ra bản vá trong hai tháng trước đó, nhưng nhiều tổ chức - bao gồm cả bệnh viện - đã không cập nhật hệ thống của họ một cách thích hợp trước cuộc tấn công. Nhưng liệu các cơ sở y tế lớn

hoặc các công ty công nghệ xử lý dữ liệu dễ bị tấn công thậm chí đã thực hiện việc cập nhật đầy đủ kể từ đó? Có vẻ như không phải vậy, mặc dù họ nên làm như vậy! Vào tháng 3/2019, Meditab đã rò rỉ hàng nghìn ghi chú, hồ sơ y tế và đơn thuốc của bác sĩ hàng ngày sau khi lỗi bảo mật khiến máy chủ không có mật khẩu. Công ty phần mềm ít được biết đến, Meditab có trụ sở tại California, tự nhận mình là một trong những nhà sản xuất phần mềm hồ sơ y tế điện tử hàng đầu cho các bệnh viện, văn phòng bác sĩ và hiệu thuốc. Xử lý fax điện tử cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vẫn là một phương pháp chính để chia sẻ tệp bệnh nhân giữa các nhà cung cấp và nhà thuốc khác - nhưng máy chủ fax đó không được bảo mật đúng cách. Tình hình cũng không khả quan về vấn đề an ninh của các thiết bị y tế. 

Năm 2011, một nhà nghiên cứu từ công ty công nghệ McAfee đã chứng minh về cách máy bơm insulin có thể bị tấn công để cung cấp liều lượng gây tử vong cho bệnh nhân tiểu đường. Bộ An ninh Nội địa (Mỹ) cũng từng đưa ra cảnh báo đối với một loạt các lỗ hổng được xếp hạng nghiêm trọng trong máy khử rung tim Medtronic khiến các thiết bị này có nguy cơ bị thao túng. Các chuyên gia bảo mật đã sớm cảnh báo các lỗ hổng đó có thể được sử dụng để giết bệnh nhân trên quy mô lớn. Câu hỏi đặt ra là - chúng ta có thể làm gì để bảo vệ các thiết bị đeo - được kết nối với hệ thống sinh lý của con người, khỏi bị tấn công và điều khiển từ xa? Các công ty phát triển những công nghệ như vậy nên đảm bảo rằng chúng an toàn, và người dùng khi sử dụng các thiết bị như vậy, nên cảnh giác cao nhất có thể.

Bẻ khóa sinh học - Biohacker

Công nghệ bẻ khóa sinh học đã và đang nhận được sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về bẻ khóa sinh học. Theo Dave Asprey, một người bẻ khóa sinh học và là sáng lập viên công ty thực phẩm chức năng Bulletproof cho rằng bẻ khóa sinh học là nghệ thuật và khoa học thay đổi môi trường xung quanh mình và bên trong mình để có thể kiểm soát hoàn toàn cơ chế sinh học của bản thân.

Một số kỹ thuật mà những người bẻ khóa sinh học sử dụng để đạt được điều đó là những thứ mà con người đã thực hiện nhiều thế kỷ, ví dụ như thiền Vipassana và nhịn ăn gián đoạn. Asprey thực hiện cả hai điều trên hàng ngày. Ông cố gắng thiền hai tiếng mỗi ngày và chỉ ăn một bữa vào ngày thường, ngày cuối tuần không ăn gì cả. Một số người bẻ khóa sinh học quan tâm tới định lượng mọi thứ của bản thân, ví dụ như theo dõi đặc điểm giấc ngủ bằng các thiết bị. Càng có nhiều dữ liệu về chức năng của cơ thể, người ta càng dễ tối ưu hóa cơ thể mình. Có những người dùng những biện pháp bẻ khóa cực đoan hơn: hàn liệu pháp (cố tình làm bản thân lạnh), phản hồi thần kinh (làm cho bản thân điều khiển được sóng não), tắm hơi phụ cận hồng ngoại (giúp bản thân thoát khỏi căng thẳng bằng cách truyền điện từ)… Nhiều người chi hàng trăm nghìn USD cho các biện pháp điều trị này. Một nhóm nhỏ người bẻ khóa sinh học còn can thiệp sâu hơn khi cấy thiết bị vào cơ thể, ví dụ như cấy chip máy tính. Những thiết bị cấy này cho phép họ làm mọi thứ từ mở cửa không cần chìa khóa cho tới theo dõi lượng glucose dưới da.

Một số hoạt động bẻ khóa sinh học có bằng chứng khoa học mạnh mẽ và có thể có lợi cho cộng đồng. Thông thường, đây là những hoạt động được thử nghiệm và được chứng minh là đúng sau nhiều thế kỷ thử nghiệm. Ví dụ, thử nghiệm lâm sàng cho thấy thiền chánh niệm có thể giảm lo âu và đau mãn tính. Tuy vậy, một số hoạt động bẻ khóa khác lại dựa trên bằng chứng không đầy đủ và có thể không hiệu quả, thậm chí còn gây hại cho cơ thể.

Các bác sĩ đang lo lắng trước tình trạng các Biohacker tự tìm kiếm các triệu chứng và phương pháp điều trị, và họ có thể coi thông tin sai lệch mà họ tìm thấy nghiêm trọng hơn những gì người chăm sóc sức khỏe của họ nói với họ. Nhưng bệnh nhân sẽ sớm có thể tự quét, làm xét nghiệm máu và thậm chí là phân tích gen theo yêu cầu với các công ty không được chỉ định hoặc tại nhà; sau đó sử dụng các thuật toán công khai để phân tích dữ liệu của họ. Điều này sẽ mở đường cho những trường hợp thậm chí còn rất nghiệm trọng do hiểu sai, ngược đãi hoặc tự bốc thuốc. Liệu chúng ta có thể thuyết phục những bệnh nhân này chuyển hướng tới gặp các bác sĩ với lượng dữ liệu phong phú này và cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ, chứ không chỉ đặt niềm tin vào các thuật toán? Nếu cho rằng điều này nghe có vẻ giống khoa học viễn tưởng, hãy kiểm tra ứng dụng cuối cùng của Nokia Sensing Xchallenge - đã phát triển những máy quét như vậy.

(Nokia Sensing XCHALLENGE trị giá 2,25 triệu USD nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của thế hệ cảm biến sức khỏe và công nghệ cảm biến mới có thể cải thiện đáng kể chất lượng, độ chính xác và dễ dàng theo dõi sức khỏe của con người. Những cải tiến trong các công nghệ này sẽ cho phép các cá nhân dễ dàng theo dõi và thu thập dữ liệu sức khỏe theo thời gian thực của riêng họ, cung cấp cho cả người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe quyền truy cập thuận tiện vào thông tin quan trọng bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào họ cần).

 Sức khỏe con người trở thành sức khỏe công nghệ Khi những đổi mới công nghệ trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe phát triển từng ngày, thì việc tăng cường cơ thể con người với sự trợ giúp của máy móc sẽ ngày càng trở nên bình thường hơn. Một công nghệ đột phá có thể mang lại lợi thế không lường trước hoặc nâng cao năng lực nào đó của con người lên một mức độ chưa từng có, so với những người khác. Nó làm cho chúng ta nhanh hơn, mạnh hơn hoặc nhạy cảm hơn với môi trường. Điều này có nghĩa là ranh giới "tính con người" bị kéo dài. Chúng ta có thể và nên đi bao xa?

Ban đầu, chúng ta có thể thử nghiệm với Exoskeleton cho phép nhân viên kho hàng nâng các thùng hàng nặng hoặc cho phép bác sĩ đứng trong các hoạt động trong hơn 10 giờ. Đó là những phần mở rộng bằng cơ học có thể tháo lắp dễ dàng, nhưng còn những hình xăm kỹ thuật số hoặc những bộ phận cấy ghép khác thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó muốn cấy ghép não cho phép anh ta trải nghiệm cảm giác tốt hơn? Chúng ta chắc chắn biết rằng điều đó không đúng – khi chỉ cần nghĩ đến tập phim kinh khủng Black Museum (Black Mirror)

Tuy nhiên, hình xăm kỹ thuật số cũng có thể được xóa theo yêu cầu, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người tiến thêm một bước nữa trong quá trình cyborg hóa và yêu cầu những thay đổi không thể đảo ngược trên cơ thể họ? Điều gì sẽ xảy ra nếu như mọi người bắt đầu yêu cầu bác sĩ thay thế chân tay đang khỏe mạnh của họ thành robot - vì nó sẽ cho phép họ chạy nhanh hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ bắt đầu yêu cầu chip não để trở nên thông minh hơn? Nếu bây giờ bạn có thể có một chiếc mũi mới hoặc bộ ngực lớn hơn, điều gì sẽ ngăn cản bạn cấy ghép cơ hoặc não mới?

Sựkhácbiệtsinhhọcdựatrênsựphânbiệtvềgiàunghèo

Theobáocáonăm2019củaTổchứcYtếthếgiới,chitiêuchoytếđangtăngnhanhcácnướcthunhậpthấptrungbìnhtrêntoàncầu,chiếm10%tổngsảnphẩmquốcnội(GDP).Đặcbiệt, đáng chú ý ở các nước thu nhập thấp và trung bình, là những nước có tỷ lệ gia tăng cao chi tiêu cho y tế (trung bình 6% mỗi năm) so với các nước thu nhập cao (4% mỗi năm). Tại các nước có thu nhập trung bình, ngân sách dành cho chi tiêu y tế tính trên đầu người đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000. Trung bình, các nước chi 60 USD/người ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và gần 270 USD/người ở các nước thu nhập trung bình cao.

Hơn nữa, chi phí nằm viện trung bình của bệnh nhân ung thư trong năm 2015 là 31.390 đô la, theo số liệu của chính phủ Hoa Kỳ - khoảng một nửa thu nhập trung bình của hộ gia đình trong năm đó. Ngoài ra, chi phí y tế là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phá sản ở Mỹ, theo một nghiên cứu chỉ ra khoảng 62% các vụ phá sản cá nhân trong năm 2007 được báo cáo là do hóa đơn y tế, mặc dù hầu hết những người đó đều có bảo hiểm - tăng từ khoảng 46% vào năm 2001. Rõ ràng là sự khác biệt về nền tảng tài chính của mọi người gây ra những khác biệt sinh học có thể nhìn thấy.

Ngày nay, các xã hội đấu tranh để chống lại bất bình đẳng giới và tài chính. Nhưng một  khi công nghệ thực sự có thể nâng cao khả năng của con người, con người sẽ trở nên thông minh hơn, khỏe mạnh hơn và nhanh hơn chỉ vì họ có đủ khả năng để được khả năng nâng cao đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi có thể mua một bộ phận thay thế (Exoskeleton) hoặc một loại thuốc cá nhân hóa để sống lâu hơn và bạn không thể? Làm thế nào chúng ta có thể giảm thiểu sự khác biệt? Làm cách nào để chúng ta có thể làm cho các đổi mới dễ tiếp cận hơn với mọi cộng đồng? Đồng thời, chúng ta đối diện với một thời kỳ xã hội mà sự khác biệt về tài chính dẫn đến những khác biệt về sinh học như thế nào?

Tuổi thọ kéo dài đáng kể 

Các nghiên cứu về tuổi thọ đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Một số khía cạnh của bí mật sống lâu đã được khám phá. Kể từ năm 1840, tuổi thọ trung bình đã tăng khoảng ba tháng mỗi năm. Như vậy, mỗi năm một trẻ sơ sinh sống lâu hơn những trẻ sinh năm trước ba tháng. Thụy Điển, nơi lưu giữ hồ sơ nhân khẩu học tuyệt vời, ghi lại tuổi thọ của phụ nữ là 45 tuổi vào năm 1840 và ngày nay là 83 tuổi. Các chuyên gia thậm chí còn tin rằng với những đột phá gần đây trong khoa học và y học cùng với thay đổi lối sống, con số này có thể đạt xa hơn 100 năm. Hàng loạt câu hỏi đạo đức và triết học xuất hiện với khả năng đó.

Không sớm thì muộn, chúng ta sẽ có thể kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể. Các nước phát triển với dân số già đang phải vật lộn để duy trì sức khỏe của họ. Những vấn đề cơ bản của xã hội sẽ thay đổi như thế nào nếu phần lớn người dân sống hơn 100 năm? Tuổi thọ sẽ mang lại điều gì cho cá nhân và cho xã hội? Có phải tuổi thọ cao hơn cũng đi đôi với tuổi già ổn định về thể chất và nhận thức? Chúng ta thậm chí muốn sống lâu hơn nếu chúng ta không thể giữ cho cơ thể của mình phù hợp? Nếu các thế hệ trẻ không thể duy trì hệ thống xã hội để cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người lớn tuổi khi họ ngày càng già đi, thì cần phải có những thay đổi cơ cấu đáng kể. Chúng ta đã sẵn sàng cho những điều đó chưa? Chúng ta có thể hỗ trợ dân số già về mặt tài chính và y tế không? Chúng ta có thể đảm bảo rằng sự lão hóa không đi kèm với sự suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe không?

Khủng bố sinh học

Sự nhạy cảm của dữ liệu di truyền và y tế chủ yếu là do mối lo ngại chúng có thể rơi vào tay kẻ xấu - và hiện tại, không thể làm gì để chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng như vậy. Tuy nhiên khi đó, những kẻ phạm tội phải có những kỹ năng rất tinh vi nên mức rủi ro hiện tại là rất thấp. Nhưng có một số chuyên gia lo ngại rằng khủng bố sinh học chính xác có thể xuất hiện cùng với thuốc chính xác và các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu. Điều đó có nghĩa là, những kẻ tấn công có thể chọn dân số mục tiêu và điều chỉnh cuộc tấn công sinh học của chúng theo theo dấu hiệu di truyền hoặc bất kỳ dấu hiệu sinh học nào khác. Vì bạn không thể thay đổi bộ gen của mình như khi việc thay đổi với mật khẩu hoặc thẻ tín dụng của mình, nên bất kỳ ai - hoàn toàn không có khả năng phòng vệ trước cuộc tấn công như vậy. Một số đặc vụ FBI đã báo cáo họ lo lắng về việc dữ liệu chăm sóc sức khỏe được tạo ra cho y học chính xác khiến nước Mỹ dễ bị ảnh hưởng bởi những tình huống như vậy.

Cùng với đó, việc hack các thiết bị y tế, các hệ thống và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thao tác cấy ghép, hình xăm kỹ thuật số hoặc rô bốt cũng có thể khiến chúng ta hoàn toàn không sẵn sàng phòng vệ. Trong những kịch bản vị lai kỳ diệu nhất, những nanorobot nhỏ bé tồn tại trong dòng máu của chúng ta có thể phát hiện ra bệnh tật. Những robot siêu nhỏ này sẽ gửi cảnh báo đến điện thoại thông minh hoặc kính áp tròng kỹ thuật số, trước khi bệnh tật có thể phát triển trong cơ thể chúng ta. Khi cơ thể hầu hết con người sẽ chứa những robot nhỏ bé, làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn những kẻ khủng bố hack những thiết bị này để giành quyền kiểm soát trực tiếp sức khỏe của chúng ta? Hãy làm mọi thứ trong khả năng của mình để chống lại những rủi ro này và đưa ra các biện pháp phòng thủ càng sớm càng tốt.

Phát triển công nghệ quá nhanh so với y học dựa trên bằng chứng

Y học dựa trên bằng chứng là một khái niệm không còn xa lạ, đơn giản là nền y học được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học. Y học dựa trên bằng chứng đã định hình cách chúng ta cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày nay, chúng được các cơ quan quản lý y tế khuyến khích áp dụng và phát triển nhằm nâng cao tính chính xác và chất lượng chăm sóc của ngành y tế. Một số giải pháp đã được sử dụng, như mô phỏng bằng máy tính nhận thức thay vì thực hiện các thử nghiệm lâm sàng kéo dài và tốn kém, có thể thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu lâm sàng - nhưng ngay cả những giải pháp này cũng không phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay. Trong vài năm qua, các tiến bộ công nghệ đã trở nên quá nhanh, thật sự rất khó để theo dõi chúng nữa. Làm thế nào để các bác sĩ có thể cập nhật những tiến bộ công nghệ này? Khi bệnh nhân bắt đầu nhìn thấy những đổi mới tuyệt vời mà họ không thể tiếp cận được trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày, liệu họ có tiếp cận với chúng bên ngoài hệ thống chăm sóc sức khỏe không?

Triết học siêu nhân & chủ nghĩa kỳ dị

nhữngphongtràotriếtlàmnổibậtmộtkháiniệmhoặccáchtiếpcậnhạnhẹp,mặcrấtítkhảnăngbấtkỳmộtgiảiphápnàosẽdẫnđếnmộttươnglaithịnhvượng.Triếthọcsiêunhântậptrungnhiềuhơnvàotươnglaicủakhoahọc,yhọccôngnghệhơnvàocácnhân.Nhữngngườitheochủnghĩakỳdịlạitinvàođiểmkỳdịcôngnghệ,nhưngkhônghướngdẫnmọingườivềviệcphảilàm.Mộtmạnglướiconngười,thiếtbịkháiniệmđượckếtnốivớinhaucáchduynhấtđểgiảiquyếtcácvấnđềtoàncầu.Khôngnênchỉtintưởngvàomộtphongtràohoặctriếtnhưtriếthọcsiêunhânhoặcnhữngngườitheochủnghĩakỳdị.Giảipháphợpnhấtsẽsựkếthợpcủatấtcảcáckháiniệmđangcốgắngtảhiệntrạngtrongnhữngthậpkỷtới.Chúngtanênhoàinghiphântíchtrướckhichấpnhậnmộttriếtchínhthốngvềtươnglai.Tươnglaisẽđượckếtnốivớinhaukhôngphảimộtchuyếnđimộtchiều.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố bản dự thảo Chiến lược Toàn cầu về Y tế số. Bản dự thảo Chiến lược nhằm mục đích hỗ trợ các sáng kiến y tế số quốc gia hoặc khu vực để đạt được "khả năng tiếp cận sức khỏe hợp lý và phổ cập cho tất cả mọi người". Hiệp định Đối tác Y tế Kỹ thuật số Toàn cầu, một sự hợp tác quốc tế của 30 quốc gia, đã tuyên bố rằng tầm nhìn "hỗ trợ các chính phủ và những người cải cách hệ thống y tế để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của công dân của họ thông qua việc sử dụng tốt nhất các công nghệ kỹ thuật số dựa trên bằng chứng". Bên cạnh những sáng kiến như vậy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tất cả các bên liên quan đến đạo đức sinh học cần phải tập hợp lại, sau đó, các quy tắc đạo đức, luân lý hoặc thậm chí pháp lý có thể được thiết lập liên quan đến từng vấn đề trong đạo đức sinh học. Nhân loại phải phát triển những công nghệ y tế số và tìm thấy sự trưởng thành để có những cuộc thảo luận có ý nghĩa về mặt đạo đức sinh học về nó để dẫn đến những quyết định có trách nhiệm. Bằng cách này, chúng ta có thể chuẩn bị để khai thác những lợi thế mà công nghệ mang lại, đồng thời ngăn chặn những mối nguy hiểm tiềm tàng.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.broadinstitute.org

2. https://www.the-scientist.com

3. https://www.thehastingscenter.org

4. https://medicalfuturist.com

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 3 tháng 3/2021)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đạo đức sinh học và những thách thức trong y tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO