Đầu tư vào startup ở Đông Nam Á gần gấp đôi dù Covid-19, trong đó có Tiki

Hoàng Linh| 24/07/2020 16:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Thương mại điện tử (TMĐT) và fintech dẫn đầu các giao dịch trong quý II do đại dịch thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ trực tuyến.

Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp (startup) ở Đông Nam Á đã tăng vọt trong quý II năm nay bất chấp những cơn gió lớn do đại dịch Covid-19, dẫn đầu là các công ty thương mại điện tử (TMĐT) và công nghệ tài chính (fintech).

Đầu tư vào startup ở Đông Nam Á gần gấp đôi dù Covid-19, trong đó có Tiki - Ảnh 1.

Theo dữ liệu được nền tảng thông tin khởi nghiệp DealStreetAsia có trụ sở tại Singaporetổng hợp, giá trị của các giao dịch thuhút đầu tư trong khu vực đã tăng 91% trong năm lên 2,7 tỷ USD.

Trong quý, nhiều quốc gia thựchiện giãn cách xã hội, làm hạn chế cơ hội thực hiện cácthỏa thuận. Tuy sự không ổnđịnhđãlàm giảm nhiệthuyết của một số nhà đầu tư nhưng lạicó những công ty khác quantâm.

Kuo Yi Lim, đồng sáng lập và đối tác quản lý tại Hill Ventures củaMonk có trụ sở tại Singapore, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong khu vựctrao đổi Nikkei Asian Review chobiết: "Một lượng vốn đáng kể đã được các quỹ đầu tư mạo hiểm khác nhau huyđộng vào năm ngoái".

Kể từ giữa những năm 2010, sự bùng nổ đầu khởi nghiệp của Đông Nam Á đã được thúc đẩy bởi Grab của Singapore và Gojek của Indonesia, hai công ty gọixe công nghệ trong khu vực. Trong quý đầu tiên của năm 2020, haicông ty cùng huy động được hơn 2 tỷ USD, khoảng 70% tổng số đầutư trong khu vực.

Tuy nhiên, dữ liệu quý 2 đã vẽ nên một bức tranh khác: Dẫn đầu khu vực là lĩnh vực TMĐT với mức huy động vốn lên tới 691 triệu USD, lĩnhvực logistics ở mức 360 triệu USD và fintech là 496 triệu USD. Một số công ty hoạt động trongnước cũng thu hútđược nguồn vốn đáng kể, cho thấy đại dịch đã tạo ra cơ hội cho một loạt các công ty mới.

Cơ hội cho các startup trong thách thức

Tiki, một công ty TMĐT Việt Nam, đãhuy động 130 triệu USD trong vòng huy động vốn mới nhất do công ty quỹ tư nhân Northstar Group dẫn đầu. Theo ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Chủ tịch Đầu Tư và phát triển doanh nghiệp, Thành viên thường Trực HĐQT Tập Đoàn Tiki, "Sự tăng trưởng đáng kể về nhu cầu mua sắm của khách hàng trong đại dịch, đặc biệt là khẩu trang, nước rửa tay và nhu yếu phẩm".

Cạnh tranh trong kinh doanh TMĐTcủa Việt Nam đang nóng lên giữa cả nhữngcông ty trong nước và khu vực, nhưng Tiki khác biệt với các dịch vụ độc đáo. Sử dụng một mạng lưới các trung tâm thực hiện đơn hàng trên toàn quốc, Tiki cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh được gọi là TikiNow.

TheoTiki, dịch vụ này vận chuyển bưu kiện cho khách hàng trong vòng 2 giờ sau khi nhận được đơn đặt hàng, nhanh hơn so với các đối thủ. Tikicũng cung cấp miễn phí, chuyểnphát ngay lập tức cho các mặt hàng nặng và cồng kềnh.

Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng lên ở Đông Nam Á, các công ty khởi nghiệp chuyểnphát và logistics cũng đã nhanhchóng thích ứng. Ninja Van của Singapore hồi tháng 5 đã công bố vòng gọivốn 279 triệu USD và Kargo Technologies của Indonesia đã thu về 31 triệu USD.

Đầu tư vào startup ở Đông Nam Á gần gấp đôi dù Covid-19, trong đó có Tiki - Ảnh 2.

Fintech cũng có những ngôi sao đang lên. Voyager Innovations, công ty đứng sau ứng dụng thanh toán di động Philippines Paymaya, đã huy động được 120 triệu USD trong tháng 4 từ các cổ đông hiện hữu, bao gồm quỹ đầu tư tư nhân Mỹ KKR và gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent. Vòng gọi vốn, lần đầu tiên kể từ năm 2018, đã cho công ty thêm sức mạnh tài chính để cạnh tranh với đối thủ trong nước là Mynt, Tập đoàn Alibaba đầu tư.

Việc gọi vốn diễn ra khi nhu cầu về các dịch vụ tài chính số bùng nổ ở Philippines trong bối cảnh giãn cách xã hội. Trong 6 tháng tính đến tháng 6, Paymaya đã báo cáo khối lượng giao dịch tăng 150% theo năm, nhờ thanh toán di động và chuyển tiền. Công ty cũng đã giúp phân phối tiền mặt của chính phủ cho người dân Philippines.

Tại Myanmar, Digital Money Myanmar, được biết đến với thương hiệu Wave Money, đã công bố vào tháng 5 làTập đoàn tài chính Ant của Trung Quốc, nhà điều hành của Alipay, sẽ đầu tư 73,5 triệu USD vào công tynày.

Wave Money là nhà cung cấp dịch vụ tài chính di động hàng đầu tại Myanmar, cho phép mọi người chuyển tiền kỹ thuật số thay vì mang theo tiền mặt. Năm 2019, Wave Money chuyển tổng cộng 4,3 tỷ USD tại Myanmar, nhiều hơn gấp 3 lần 1,3 tỷ USD của năm trước.

Wave Money được thành lập như một liên doanh giữa tập đoàn Yoma của Myanmar và nhà mạngNa Uy Telenor vào năm 2015. Vào tháng 6, Tập đoàn Yoma tuyên bố Telenor sẽ thoái vốn khỏi doanh nghiệpnày, sẽ được tái cấu trúc thành một liên doanh giữa Yoma và Ant Financial. Theo đó, Ant Financial sẽ nắm giữ 33% Wave Moneykhi giao dịchdự kiến hoàn tấtvào tháng 11.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư vào startup ở Đông Nam Á gần gấp đôi dù Covid-19, trong đó có Tiki
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO