Dịch COVID-19 khiến lối sống "online" được phổ cập nhiều thế hệ

PV| 24/11/2021 11:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Số liệu từ ấn phẩm điện tử của Adsota cho thấy, chỉ trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người sử dụng 3 - 4 mạng xã hội đã tăng ấn tượng từ 10% đến 13%, chủ yếu là nhóm Gen Y và Gen X. Như vậy, "lối sống online" đang không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn lan rộng ra nhiều thế hệ.

Lối sống "online" phổ cập đa thế hệ

Thông tin từ ấn phẩm điện tử e-magazine 05: "Tái kết nối với khách hàng mùa lễ hội 2021 - 2022" do Adsota phát hành đã cho thấy cú hích COVID-19 đang kích hoạt "lối sống online" tại nước ta trở nên thịnh hành. Theo đó, trong mùa dịch vừa qua, tỷ lệ người dùng Internet mới đã tăng thêm 4,3%, chính thức chiếm hơn 70% dân số cả nước. Cùng với đó, thời lượng sử dụng Internet cũng tăng từ 6,5 tiếng lên 7 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, chỉ trong mùa dịch vừa qua, theo khảo sát từ Decision Lab, tỷ lệ người sử dụng 3 - 4 mạng xã hội đã tăng ấn tượng từ 10% đến 13%, chủ yếu là nhóm Gen Y và Gen X. Điều này cho thấy "lối sống online" đang không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà giờ đây còn lan rộng ra nhiều thế hệ.

Dịch COVID-19 khiến lối sống

Tỷ lệ người dùng 3 - 4 mạng xã hội cùng lúc tăng từ 10 - 13%, chủ yếu là Gen X và Gen Y

Không chỉ vậy, sự phát triển tích cực của xu hướng "số" trong năm qua đã góp phần thúc đẩy các dạng nội dung số bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là gaming và video trực tuyến. Đây được xem là 2 hình thức nội dung được người dùng ưa chuộng nhất bởi khả năng tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực trên cùng nền tảng. Tận dụng lợi thế này, nhãn hàng có thể sáng tạo và truyền tải thông điệp đầy cảm xúc dưới các hình thức nội dung trên để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả trong mùa lễ hội sắp tới.

Tâm lý "chuẩn bị tết sớm" ngày càng rõ nét

Bên cạnh đó, sau sơn 2 năm sống chung cùng đại dịch, người tiêu dùng nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều "cú sốc" tâm lý. Mất việc làm, mất kết nối gia đình, mất người thân do COVID,... tất cả đang tái hiện môi trường tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới quá trình mua sắm của người dân.

Dịch COVID-19 khiến lối sống

Người tiêu dùng Việt tiết kiệm chi tiêu trong mùa dịch.

Tình hình tài chính khó khăn cùng những trải nghiệm mua sắm không tốt như khan hiếm hàng hóa, giao hàng chậm, phiếu đi chợ cách ngày,... đã khiến người tiêu dùng nảy sinh nhiều tâm lý như "tích trữ hàng hóa", "phòng thủ" và "tiết kiệm chi tiêu". Chính vì vậy, dự đoán người tiêu dùng năm nay có xu hướng chuẩn bị mua sắm sớm hơn mọi năm vừa để đảm bảo công tác chuẩn bị cho một mùa lễ hội đầy đủ, vẹn toàn, vừa để tránh những trải nghiệm mua sắm tiêu cực.

Khách hàng giờ đây ưu tiên mua sắm những mặt hàng thiết yếu như đồ ăn, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh nhà cửa,... Những khoản chi tiêu không thiết yếu đã bị người tiêu dùng cắt giảm đáng kể như xa xỉ phẩm hoặc chi phí du lịch. Điển hình, sức mua sản phẩm điện tử dân dụng giảm từ 10% xuống 0,2%; dịch vụ giải trí và du lịch từ 4% xuống 0,4%...

Dịch COVID-19 khiến lối sống

Người dân ưu tiên mua sắm sản phẩm thiết yếu, cắt giảm chi tiêu xa xỉ phẩm, đi lại và du lịch

Ngoài ra, các kênh mua sắm trong năm qua cũng ghi nhận nhiều chuyển biến mới. Những đợt giãn cách xã hội khắt khe, kéo dài từ chính phủ càng khiến thị trường mua sắm trực tuyến nhanh chóng bùng nổ. Cụ thể, trong năm nay, số liệu từ Map of Ecommerce Vietnam 2021 đã cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng của các ứng dụng mua sắm tại Việt Nam lên tới 43% so với năm ngoái. Tuy nhiên, chính những khắt khe này vô tình kích hoạt nhiều xu hướng tiêu dùng mới của người dân, đầu tiên là mô hình C2C (mua bán giữa những người tiêu dùng) trong các "chợ online" nhóm khu dân cư.

Mô hình C2C này dù đã xuất hiện từ lâu nhưng sau đợt dịch lần thứ 4, hình thức này mới thực sự nổi lên như "cứu tinh" cho cả người bán và người mua. Bên cạnh giá cả phải chăng, các nhóm "chợ online" còn có khả năng mang tới cảm giác yên tâm hơn cho người mua bởi phần lớn người mua bán đều là cư dân sống cùng chung cư hoặc lân cận. Do đó, thông tin từ Adsota dự đoán rằng, mua hàng C2C sẽ trở thành "làn gió mới" trong lựa chọn kênh mua sắm của người tiêu dùng mùa lễ hội tới.

Dù mua sắm trực tuyến đã trở thành xu thế tất yếu trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng nhưng các cửa hàng truyền thống vẫn đóng vai trò vai trò quan trọng trong trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng mùa lễ hội cuối năm 2021, đầu năm 2022. Ở phương diện tâm lý, so với nỗi lo về tình hình dịch trong mùa lễ hội năm 2020, người tiêu dùng năm nay cảm thấy an tâm hơn khi quay trở lại cửa hàng để mua sắm. Theo thống kê của Deloitte, trong khi có 51% người tiêu dùng cảm thấy lo lắng về việc mua sắm tại cửa hàng trong mùa lễ hội trước, con số này đã giảm xuống còn 40% trong năm nay./.

Bài liên quan
  • Báo chí có nên trở thành mạng xã hội?!
    Với độ phủ toàn cầu của các mạng xã hội xuyên biên giới như hiện nay, báo chí đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Nếu không được nhận diện, và có cách thích ứng kịp thời, những thách thức này thậm chí có thể đe doạ đến sự tồn vong của từng cơ quan báo chí chứ không chỉ dừng lại ở việc làm lung lay vị thế.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Dịch COVID-19 khiến lối sống "online" được phổ cập nhiều thế hệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO