Doanh nghiệp chuyển đổi để tồn tại và thích ứng

Tuấn Trần| 31/12/2020 18:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Hội thảo “Chặng đường tương lai cho ngành logistics Việt Nam” vừa diễn ra dưới sư phối hợp tổ chức của Euro Cham và JLL tại TP. Hồ Chí Minh.

Góp mặt trong buổi hội thảo này, ông Eric Lee - Tổng Giám Đốc ASUS Việt Nam đã chia sẻ về tình hình kinh doanh, khó khăn thử thách mà ASUS gặp phải cũng như quan điểm áp dụng công nghệ để tối ưu hóa sản xuất công nghiệp.

ASUS chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ tại hội thảo của ngành logistics - Ảnh 1.

Chuyển mình để vượt qua thách thức

Nhờ sự kiểm soát dịch bệnh tốt của chính phủ Việt Nam, tình hình kinh doanh của ASUS đã khá lạc quan, dẫu cho ngành CNTT vẫn đang đối mặt với thách thức về nguồn cung toàn cầu.

Đóng góp vào kết quả trên là nhờ việc các nhà bán lẻ trở lại hoạt động bình thường, mọi người có thể trực tiếp mua sắm và trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng thay vì đặt hàng trực tuyến như lúc trước. Thêm vào đó, về mặt quảng bá, ASUS cũng đã có thể tổ chức những buổi hội thảo cho các đối tác doanh nghiệp giúp cho độ phủ sóng của ASUS cũng nhiều hơn.

Tác động của Covid-19 đối với ngành CNTT khá khác biệt so với các ngành khác. Vì các biện pháp cách ly và hạn chế tụ tập, nhu cầu về máy tính xác tay đã tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc tại nhà. Tuy nhiên, tác động ban đầu của Covid - 19 đã phá vỡ phần lớn chuỗi cung ứng CNTT tại nhà máy Trung Quốc, khiến ASUS gặp thách thức trong việc đảm bảo nguồn cung đáp ứng thị trường. Vì vậy, trở ngại lớn mà ASUS đang phải đối mặt là vấn đề phân bổ hàng hóa hiệu quả cho các chuỗi bán lẻ/cửa hàng.

Tuy nhiên, ASUS xem thách thức cũng là cơ hội. ASUS đã thay đổi OKR (Mục tiêu và kết quả) thành "Chuyển đổi để tồn tại và thích ứng với kỷ nguyên COVID19". Cụ thể, như thay đổi phân bổ hàng tồn chính xác hàng tuần, ưu tiên phân bổ cho các đối tác bán lẻ có trang web và hậu cần tốt hơn cho thương mại điện tử. Ngoài ra, ASUS còn chuyển tất cả ngân sách tiếp thị của mình từ sự kiện sang chia sẻ nội dung trực tuyến.

Chính nhờ đó, ASUS đã duy trì được thị phần Việt Nam khi linh động hàng tồn kho và chuyển đổi kỹ thuật số các quy trình làm việc cũng như cách thức kinh doanh.

Quan điểm về ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa sản xuất công nghiệp

Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư quét qua toàn cầu, về cơ bản nó đang định hình lại cách làm việc và hoạt động của tất cả các doanh nghiệp (DN) cũng như nhân viên của họ, và ngành sản xuất là một ví dụ điển hình. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các DN trong cuộc cách mạng này phải nhanh chóng áp dụng.

Theo đối tác công nghệ lớn của ASUS như Microsoft, các nền tảng đám mây, các công cụ và dịch vụ phần cứng mạnh mẽ mang đến cho các nhà sản xuất những cách thức mới để phát triển, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động. Những công nghệ này đang giúp các nhà sản xuất thu hút khách hàng hiệu quả hơn, trao quyền cho nhân viên của họ, tối ưu hóa hoạt động và chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ của họ.

Điện toán đám mây và các công nghệ liên quan như trí tuệ nhân tạo (AI), IoT và máy học  - đang trao quyền cho các nhà sản xuất sử dụng trí thông minh theo hướng dữ liệu để chuyển đổi quy trình kinh doanh và làm phong phú thêm các dịch vụ thị trường bằng cách kết hợp các sản phẩm sáng tạo với giá trị gia tăng dịch vụ

Ngoài phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu lớn đòi hỏi một thiết bị mạnh mẽ. ASUS có giải pháp phần cứng đầy đủ và toàn diện cho tất cả các DN và nhà sản xuất từ giải pháp máy tính để bàn DN với ASUS ExperCenter đến laptop DN với ASUS ExpertBook.

Dải sản phẩm chuyên biệt để giải quyết bài toán CĐS theo như cầu

Từ năm 2019, ASUS đã giới thiệu dải sản phẩm ASUS Expert Series - giải pháp công nghệ dành cho các tổ chức, tập đoàn và DN. ASUS mang đến các giải pháp giải quyết bài toán chuyển đổi số của DN cụ thể như sau:

1.Giải pháp bảo mật: Cung cấp hệ thống bảo mật bằng nhiều lớp phần cứng và phần mềm, giúp bảo vệ dữ liệu của người dùng khỏi bị truy cập trái phép như lớp quản lý hệ thống CNTT, lớp bảo mật danh tính, bảp vệ phần cứng bằng khe cắm khóa Kensington và khóa phím/cảnh báo xâm nhập khung vỏ máy.

2.Giải pháp phần cứng: Nhận thấy người dùng DN và tập đoàn luôn có yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy cao hơn khách hàng tiêu dùng, vì vậy, các sản phẩm ASUS ExpertSeries đạt tiêu chuẩn cấp độ quân sự MIL-STD 810G đều trải qua các bài thử nghiệm khắt khe như thử nghiệm cổng kết nối với hơn 5.000 lần kết nối/ ngắt kết nối/bài kiểm tra chịu áp lực tấm nền lên đến 25kg mà không bị hỏng màn hình LCD/kiểm tra độ bền bàn phím với hơn 10 triệu lần nhấn phím/các bài kiểm tra bản lề với hơn 20,000 chu kỳ đóng mở/hay kiểm tra khả năng chịu đựng độ cao, độ rung, chịu sốc bảo vệ thiết bị trong những điều kiện di chuyển khắc nghiệt.

3.Giải pháp phần mềm quản lý: Giúp đơn giản hóa quy trình quản lý tài sản cho nhân viên bao gồm nền tảng Intel vPro, trung tâm diều khiển ASUS, trình quản lý DN ASUS Business Manager, giao diện BIOS đồ họa.

4.Giải pháp dịch vu: Gồm loạt các giải pháp nâng cao để đáp ứng nhu cầu của các môi trường CNTT. Các dịch vụ mở rộng không chỉ giới hạn ở phần cứng mà còn có thể tùy chỉnh ở nhiều khía cạnh khác nhằm đáp ứng nhu cầu của DN.

5.Giải pháp sản phẩm: Đa dạng các dòng sản phẩm cho DN như laptop ExpertBook, ASUS Expertcenter PC và AiO.

Bài liên quan
  • Phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế số
    Logistics là một ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu cung cấp chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động về nhận hàng, đóng gói, vận chuyển, thủ tục giấy tờ hải quan, kho bãi, giao hàng và quản lý thông tin và ngày càng phát triển mạnh trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp chuyển đổi để tồn tại và thích ứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO