"Frugal innovation - làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn": Giúp DN phát triển đột phá

P.V| 30/09/2022 14:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Thông qua các nghiên cứu tình huống được đưa ra trong cuốn sách này, tác giả Radjou và Prabhu đã chứng minh rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) tiết kiệm là một trong những mô hình mới nổi quan trọng nhất để tạo ra giá trị cho cả doanh nghiệp (DN) lẫn khách hàng

Cuốn sách giúp cho chiến lược phát triển đột phá của DN

Khi thị trường toàn cầu có nhiều bất ổn, biến đổi do chịu ảnh hưởng nặng nề trong những năm qua thì ĐMST sẽ quyết định tính sống còn cũng như lộ trình phát triển của DN.

Theo Chủ tịch & CEO Tập đoàn PepsiCo. Indra K.Nooyi, "Trong một thế giới siêu cạnh tranh và khan hiếm tài nguyên, chỉ những DN có thể phát triển và tiếp thị các giải pháp mới, sử dụng ít tài nguyên, tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì được chất lượng thì mới có thể thành công".

Vì để bắt kịp với tốc độ phát triển của một thế giới đang ngày càng số hóa nhiều hơn, các tổ chức phải đón nhận một phương pháp tiết kiệm để ĐMST nhằm gia tăng hiệu suất và sự nhạy bén, tạo ra lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Cuốn sách "Frugal Innovation - Làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn" là một cuốn sách được Saigon Books ra mắt đúng thời điểm, vì nó đưa ra những hướng dẫn thực tiễn và sâu sắc cho những DN muốn làm tốt hơn với ít nguồn lực hơn.

Bộ đôi tác giả đã nhấn mạnh, bằng cách kết hợp sự sáng tạo tiết kiệm của những quốc gia đang phát triển với năng lực R&D cấp cao tại các nền kinh tế phát triển, DN có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, hợp túi tiền, bền vững và mang lại lợi ích chung cho toàn nhân loại.

Những nội dung thiết thực

Ở chương 1, tác giả cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố kinh tế – xã hội đã tạo tiền đề cho đổi mới sáng tạo tiết kiệm tại những quốc gia phát triển, lý do người tiêu dùng phương Tây lại đón nhận lối tư duy tiết kiệm và cách họ đã làm điều này.

Các chương tiếp theo tác giả đưa ra các nguyên tắc về: Tiếp cận và lặp lại; Sử dụng tài sản linh hoạt; Tạo ra các giải pháp bền vững; Định hình hành vi của người tiêu dùng; Đồng sáng tạo giá trị với nhà tiêu dùng; Kết giao với những người bạn sáng tạo…

Tác giả chỉ ra, thay vì sử dụng các bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) có tư duy bảo thủ, chỉ dựa vào những phỏng đoán theo kinh nghiệm về nhu cầu của khách hàng, tiếp cận và lặp lại (E&I) bắt đầu từ chính khách hàng.

Cuốn sách khuyên DN nên nuôi dưỡng văn hóa tiết kiệm. Chỉ ra cách mà lãnh đạo các DN như Aetna, Danone, IBM, Kingfisher, Marks & Spencer, PepsiCo, Renault-Nissan, Siemens và Unilever đang thay đổi toàn diện văn hóa tổ chức của họ cũng như cách tư duy của nhân viên trong quá trình triển khai áp dụng 6 nguyên tắc ĐMST tiết kiệm.

Chương cuối cùng của cuốn sách hướng dẫn các hoạt động độc lập và phối hợp dành cho cấp quản lý của các bộ phận như R&D, chiến lược, sản xuất, tài chính, vận hành, marketing và bán hàng để xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo tiết kiệm trong DN.

Trong một thế giới siêu cạnh tranh và khan hiếm tài nguyên, chỉ những DN có thể phát triển và tiếp thị các giải pháp mới, sử dụng ít tài nguyên, tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì được chất lượng thì mới có thể thành công./.

Bài liên quan
  • Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Nhật Bản
    Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Chiến lược quốc gia về hydrogen [1] (năm 2017). Chiến lược hydrogen của Nhật Bản hướng tới 3E+S, có nghĩa là: an ninh năng lượng (Energy security), môi trường bền vững (Environmental sustainability), hiệu quả kinh tế (Economic efficiency) và an toàn (Safety).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
"Frugal innovation - làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn": Giúp DN phát triển đột phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO