Google chính thức trả phí bản quyền tin tức cho truyền thông Pháp

Hoàng Linh| 22/01/2021 10:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, Google sẽ phải trả tiền cho các ấn phẩm tin tức ở Pháp để sử dụng nội dung trực tuyến của các ấn phẩm.

Công ty công nghệ và APIG, đại diện cho truyền thông Pháp, cho biết trong một tuyên bố chung vừa được công bố rằng hai bên đã đồng thuận về những nguyên tắc mà các ấn phẩm tin tức sẽ được trả phí đối với các nội dung được phân phối trên nền tảng Google sau nhiều tháng đàm phán.

Google chính thức trả phí bản quyền tin tức cho truyền thông Pháp - Ảnh 1.

Các thông tin của các tờ báo được hiển thị trên nền tảng số

Theo các quy định mới có hiệu lực ở Pháp vào năm ngoái, các nhà xuất bản tin tức phải được trả tiền cho các đoạn tin tức được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Khi đó Google đã thông báo công ty sẽ chỉ hiển thị các tiêu đề. Tuy nhiên, vào tháng 4/2020, cơ quan cạnh tranh của Pháp đã ra phán quyết rằng Google đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và yêu cầu Google phải đàm phán với các nhà xuất bản tin tức của Pháp.

Google và APIG vừa cho biết ngày 21/1 rằng khoản phí được trả sẽ dựa trên các tiêu chí như "đóng góp của nhà xuất bản đối với thông tin chính trị và thông tin chung, khối lượng xuất bản hàng ngày và lưu lượng truy cập Internet hàng tháng". Tuyên bố không cung cấp chi tiết về số tiền đơn vị xuất bản tin tức sẽ được Google chi trả.

Google sẽ phải đàm phán các thỏa thuận cấp phép với các nhà xuất bản tin tức riêng. Google đã ký các thỏa thuận với một số tờ báo và tạp chí hàng ngày, trong đó có Le Monde và Le Figaro.

Chủ tịch APIG Pierre Louette, đồng thời là Giám đốc điều hành của Les Echos Le Parisien, đơn vị xuất bản tờ báo tài chính lâu đời nhất của Pháp, cho biết thỏa thuận công nhận quyền của các nhà xuất bản tin tức trong việc bảo vệ bản quyền và đánh dấu "sự khởi đầu của việc trả phí dựa trên các nền tảng số trong việc sử dụng các trang ấn phẩm trực tuyến".

Liên minh Châu Âu (EU) đã sửa đổi luật bản quyền của mình vào năm 2019, buộc các nền tảng như Google và YouTube chịu trách nhiệm về các vi phạm bản quyền do người dùng của họ gây ra. Các quy định mới, từng bị tranh cãi gay gắt, cũng yêu cầu các công cụ tìm kiếm và nền tảng truyền thông xã hội chia sẻ doanh thu với các nhà xuất bản nếu nội dung của họ khi hiển thị.

Pháp là quốc gia EU duy nhất cho đến nay đã chuyển Chỉ thị bản quyền (Copyright Directive) thành luật quốc gia, tuy nhiên dự kiến các quốc gia EU khác sẽ tuân theo trước thời hạn thực hiện là ngày 7/6 năm nay.

Năm ngoái, Google đã thông báo rằng sẽ trả cho các nhà xuất bản hơn 1 tỷ USD trong ba năm tới thông qua một chương trình cấp phép tin tức mới để giúp các tòa soạn báo đang gặp khó khăn, vốn đã mất tiền quảng cáo cho các nền tảng truyền thông xã hội. Cho đến nay, Google đã ký thỏa thuận với gần 450 ấn phẩm ở hơn 10 quốc gia, phần lớn các ấn phẩm là các ấn phẩm trong nước và khu vực.

Australia cũng đã tiến hành ban hành luật yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ trả tiền để hiển thị nội dung tin tức. Theo BBC, chính phủ Australia đã đóng cửa Google vào tuần trước vì ngăn các trang web tin tức của nước này xuất hiện trong một số tìm kiếm. Khi được yêu cầu bình luận về sự kiện này, Google cho biết "hiện đang chạy một số thử nghiệm" đo lường người dùng tìm kiếm ở Australia để "đo lường tác động của các đơn vị sản xuất tin tức với Google Search".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Google chính thức trả phí bản quyền tin tức cho truyền thông Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO