Kinh nghiệm triển khai E-Learning ở Trường Đào tạo cán bộ ngân hàng BIDV (P1)

03/11/2015 20:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Đến nay, qua 4 năm hoạt động, hệ thống đào tạo trực tuyến của BỈDV đã đào tạo được hơn 22 ngàn lượt cán bộ (chiếm khoảng 8% số lớp và khoảng 35% số lượt học viên) góp phần không nhỏ vào thành công chung của Trường trong nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho BIDV. Bài báo xin giới thiệu về một số giải pháp mà Trường Đào tạo Cán bộ ngân hàng BỈDV đã thực hiện để triển khai e-Learning.

Từ năm 2009, Trung tâm đào tạo (nay là Trường Đào tạo cán bộ BDV) đã rất quan tâm nghiên cứu để ứng dụng phương thức đào tạo trực tuyến e-Learning vào hoạt động đào tạo của ngân hàng BIDV. Năm 2010, Trường đã phối hợp cùng Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT (www.omt.vn) xây dựng và triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến ban đầu tại BỈDV. Trong quá trình duy trì và phát triển hệ thống, Trường đã đúc rút được nhiều bài học về thuận lợi, khó khăn nhằm đưa đến những giải pháp hiệu quả. Đến nay, qua 4 năm hoạt động, hệ thống đào tạo trực tuyến của BỈDV đã đào tạo được hơn 22 ngàn lượt cán bộ (chiếm khoảng 8% số lớp và khoảng 35% số lượt học viên) góp phần không nhỏ vào thành công chung của Trường trong nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho BIDV. Bài báo xin giới thiệu về một số giải pháp mà Trường Đào tạo Cán bộ ngân hàng BỈDV đã thực hiện để triển khai e-Learning.

1.KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Quan điểm về Đào tạo trực tuyến

Khó khăn đầu tiên gặp phải đó là thống nhất thuật ngữ đào tạo trực tuyến với các thành viên trong tổ chức vì trong tiếng Việt thì Online Training hay e-Learning đều được hiểu là Đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, thực tế có đôi chút khác nhau. Quan điểm về đào tạo trực tuyến của đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như hầu hết học viên thiên nhiều về Online Training chứ không hẳn chỉ là e-Learning (Online Training đòi hỏi khóa học cần có giảng viên trực tuyến còn e-Learning thì không nhất thiết phải có giảng viên trực tuyến). Việc hiểu đúng về đào tạo trực tuyến sẽ giúp hoạch định phạm vi công việc cũng như nguồn lực sử dụng sau này của doanh nghiệp được rõ ràng và có tính ưu tiên hơn.

Đánh giá đúng vai trò của công nghệ trong đào tạo

Vấn đề thứ hai là công nghệ sử dụng trong đào tạo trực tuyến. Đào tạo trực tuyến về bản chất là hoạt động đào tạo dựa trên nền tảng Internet. Công
nghệ chỉ đóng vai trò là công cụ giúp thực hiện khóa học và quản lý đào tạo. Do đó, vấn đề ưu tiên không phải là công nghệ hiện đại, tiên tiến mà vấn đề ở chỗ đội ngũ nhân sự có khả năng sử dụng và vận hành hệ thống công nghệ như thế nào? Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cá nhân trong tổ chức khi bắt tay vào thực hiện thì điều đầu tiên họ quan tâm lại chính là vấn đề công nghệ. Quan tâm tới vấn đề công nghệ là đúng nhưng cần có sự quan tâm, ưu tiên đúng mực và đồng bộ để tổ chức có thể dành nguồn lực phù hợp cho các hoạt động khác như phát triển chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho giảng viên về đào tạo trực tuyến thì sẽ tốt và hiệu quả hơn.

Tính thực tiễn và khả thi

Vấn đề sâu hơn của đào tạo nói chung và đào tạo trực tuyến nói riêng chính là xây dựng chương trình đào tạo. Làm thế nào để xây dựng được một chương trình đào tạo dài hạn, có tính kế thừa và theo đuổi mục tiêu giai đoạn 3-5 năm. Chương trình đào tạo phải gắn chặt và phục vụ được chính sách nhân sự của tổ chức. Làm được như vậy thì đào tạo mới thực sự có ý nghĩa và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng các hoạt động của tổ chức. Qua tham khảo một số đơn vị triển khai đào tạo trực tuyến trên thế giới và tại Việt Nam, Trường Đào tạo BIDV nhận thấy vấn đề đội ngũ và hệ thống các chương trình đào tạo ít được đầu tư và nghiên cứu nên nhiều dự án đào tạo trực tuyến “chết yểu" vì không có nhiều chương trình học để phục vụ cán bộ, nhân viên. Một số tổ chức lại lựa chọn giải pháp mua trọn gói chương trình của nhà cung cấp với các nội dung chung chung, không được “may đo" phù hợp. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của tổ chức. Có đơn vị, tổ chức lại sử dụng đơn vị và cán bộ làm công tác e-Learning như một đơn vị và cán bộ làm công nghệ thuần túy... cũng làm cho e-Learning không phát triển và không hoạt động tốt.

Từ trực tiếp đến trực tuyến

Khó khăn tiếp theo đặt ra đó là làm thế nào để chuyển đổi từ một khóa học trực tiếp thành một khóa học trực tuyến? Liệu có phải chỉ cần đem tài liệu khóa học trực tiếp số hóa (quay video, làm flash) là xong? Hay cần phải làm gì khác? Làm thế nào để thúc đẩy học viên vào học và hăng hái học tập? Đánh giá học viên như thế nào? Tổ chức một lớp học trực tuyến như thế nào để thành công?.

Quản lý sự thay đổi

Một trở ngại nữa đó là quá trình chuyển từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trực tuyến, về bản chất thì nó là quá trình quản lý sự thay đổi, bao giờ cũng có sự kháng cự của các bên liên quan. Giảng viên có những băn khoăn lo lắng của giảng viên, như công việc sau này sẽ thế nào? Thu nhập ảnh hưởng ra sao? Khả năng nắm bắt và vận dụng công nghệ,...; Người học cũng cần thay đổi: học trực tuyến sẽ phải tự giác hơn, cần quản lý bản thân tốt hơn, phải vừa học vừa làm, áp lực học tập và công việc nặng hơn,... Tất cả những băn khoăn này đều cần được giải đáp thỏa đáng nếu không, sự thành công của chương trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mai Đình Đoài

(còn nữa)

(TCTTTT Kỳ 2/4/2014)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm triển khai E-Learning ở Trường Đào tạo cán bộ ngân hàng BIDV (P1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO