Microsoft lập Hội đồng điều hành an ninh mạng khu vực châu Á - TBD

MP| 06/06/2021 18:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và nguồn lực về các mối đe dọa giữa các khu vực công tương ứng một cách "kịp thời và cởi mở", Microsoft đã kết nối 15 nhà hoạch định chính sách từ 7 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương thành lập một hội đồng điều hành an ninh mạng.

Microsoft cho biết các nỗ lực tập thể trên toàn khu vực là rất quan trọng trong việc chống lại các mối đe dọa an ninh mạng, điều không thể tránh khỏi trong một thế giới ngày càng kết nối với nhau. Đặc biệt, trong đó châu Á - Thái Bình Dương (TBD) đang phải chứng kiến các cuộc tấn công phần mềm độc hại và ransomware với tần suất ngày càng cao, lần lượt cao hơn 1,6 lần và 1,7 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Tội phạm mạng không chỉ dẫn đến thiệt hại tài chính và làm suy yếu các hoạt động, mà còn gây ra rủi ro đối với an ninh quốc gia và làm xói mòn niềm tin vào các nền kinh tế số. Do đó, các quốc gia cần thiết phải có sự hợp tác với nhau để chống lại tội phạm mạng hiệu quả hơn.

Từ những yêu cầu cấp thiết đặt ra đó, Microsoft đã ra mắt Hội đồng điều hành an ninh mạng khu vực công châu Á - TBD để thống nhất các nhà hoạch định chính sách từ chính phủ và các cơ quan nhà nước. Mục tiêu là thiết lập thông tin liên lạc giữa các tổ chức này và tạo điều kiện cho việc chia sẻ các phương pháp hay nhất nhằm thúc đẩy việc trao đổi thông tin tình báo và công nghệ về mối đe dọa một cách "kịp thời và cởi mở", đồng thời định vị khu vực tốt hơn trong ứng phó với các cuộc tấn công mạng.

15 nhà hoạch định chính sách tham gia hội đồng đến từ các quốc gia: Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Philippines. Hội đồng này sẽ được hỗ trợ bởi các chuyên gia an ninh mạng của Microsoft và các thành viên sẽ gặp nhau hàng quý để thiết lập sự chia sẻ liên tục thông tin về các mối đe dọa mạng và các sản phẩm an ninh mạng.

Ba trong số các thành viên sáng lập của hội đồng đến từ Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, Microsoft không cho biết các nhà hoạch định chính sách còn lại đến từ cơ quan chính phủ hoặc quốc gia nào. Họ chỉ tiết lộ rằng các thành viên bao gồm "các nhà lãnh đạo chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý và các bên liên quan trong ngành".

Chia sẻ với ZDNet, người phát ngôn của Microsoft cho biết trọng tâm của hội đồng bao gồm tất cả các phân khúc trong khu vực công như chăm sóc sức khỏe, giao thông, năng lượng, tài chính và giáo dục.

Thời gian vừa qua, mặc dù đã có một số cuộc tấn công nhắm vào các hệ thống công nghệ vận hành OT, chẳng hạn như đường ống dẫn nhiên liệu của Mỹ Colonial Pipeline, Hội đồng sẽ tìm cách hỗ trợ các thành viên để ứng phó với các mối đe dọa trong hệ sinh thái của họ. Điều này có thể sẽ bao gồm các nỗ lực nâng cao nhận thức về các lĩnh vực như lỗ hổng BadAlloc, cũng như tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về các vấn đề quan trọng như CII (cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng) và bảo mật Zero Trust.

Về việc lên kế hoạch kết nối hợp tác với các tổ chức trong khu vực như Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về an ninh mạng, người phát ngôn của Microsoft cho biết chưa thể nói trước điều gì. Tuy nhiên, mục đích của Hội đồng là cung cấp một nền tảng, làm việc với các bên liên quan đến an ninh mạng và hệ sinh thái để hợp tác và cộng tác - từ các cơ quan chính phủ, các nhà lãnh đạo ngành và các học viên, đến các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Microsoft, các thành viên Hội đồng sẽ là một phần của diễn đàn bao gồm "hệ sinh thái các cố vấn ngành an ninh mạng". Điều này sẽ cung cấp cho họ quyền truy cập vào các khóa đào tạo chứng chỉ bảo mật, hội thảo và các buổi lab thực hành. Mục đích là nâng cao kỹ năng số và an ninh mạng ở các quốc gia tham gia.

Microsoft cũng cho biết thêm, hầu hết cơ sở hạ tầng công nghệ do các công ty tư nhân sở hữu và vận hành, điều quan trọng là các chính phủ phải thành lập liên minh với các công ty công nghệ để thúc đẩy các chiến lược an ninh mạng và bảo vệ khu vực trước những kẻ tấn công.

Yun Chang Hee, nhà nghiên cứu nguyên tắc của Trung tâm AI và chiến lược tương lai của Cơ quan Hiệp hội thông tin quốc gia Hàn Quốc, cho biết: "Trí tuệ tập thể giữa các quốc gia châu Á - TBD là điều tối quan trọng để cùng nhau chia sẻ các phương pháp và chiến lược tốt nhất sẽ giúp chúng ta giải quyết các thách thức an ninh mạng với tốc độ nhanh hơn và chủ động hơn".

"Với bối cảnh mối đe dọa tương tự, mối quan hệ hợp tác này sẽ đảm bảo rằng chúng ta đi trước thủ phạm, thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn cho hệ sinh thái an ninh mạng", Yun chia sẻ thêm.

Theo Đội trưởng kiêm quyền Phó Tổng thư ký Cơ quan An ninh mạng quốc gia Thái Lan, Amorn Chomchoey: "Hội đồng điều hành an ninh mạng là một nền tảng công cụ cho sự hợp tác giữa các quốc gia. Mối quan hệ bền chặt hơn mà chúng ta xây dựng thông qua hội đồng này sẽ giúp chúng ta dự đoán các mối đe dọa sớm nhất có thể để ngăn chặn chúng trước khi tác động của tội phạm mạng phát triển thành một "đại dịch" khác cho thế giới mạng"./.

Bài liên quan
  • An toàn, an ninh mạng đi vào chiều sâu, phần hạ tầng
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng bày tỏ mong muốn Hiệp hội An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam (VNISA) đẩy mạnh bảo vệ an toàn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp (DN) trên không gian mạng tại buổi gặp mặt thường niên 2024 diễn ra sáng 9/3/2024.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Microsoft lập Hội đồng điều hành an ninh mạng khu vực châu Á - TBD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO