Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là nhân tố tích cực phản bác thông tin xấu độc

TH| 16/06/2020 19:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Thực hiện kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, chiều ngày 16/6 năm 2020, Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TT&TT đã tổ chức tọa đàm “Kinh nghiệm thanh niên tham gia ứng xử đối với thông tin xấu độc trên mạng xã hội”.

Tham gia buổi tọa đàm có ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử (PTTH &TTĐT) và ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT.

Có thể khẳng định, mạng xã hội là một "dòng chảy thông tin" len lỏi đến mọi ngóc ngách trong thế giới phẳng. Mạng xã hội tạo ra khả năng giao lưu, chia sẻ, kết nối cộng đồng rất thuận lợi; là một kênh marketing, kinh doanh hiệu quả, giúp nắm bắt thông tin, và là một kênh giải trí hữu ích.

Bên cạnh những tiện ích thì mạng xã hội cũng tiềm ẩn, tồn tại nhiều nguy cơ, mặt trái. Mạng xã hội là môi trường mở cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tính truyền tải nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, dễ tạo hiệu ứng xã hội theo chiều rộng nên rất khó quản lý và kiểm soát.

Mặt khác, còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc, sai sự thật, trái với truyền thống văn hóa dân tộc cũng được tán phát lên mạng xã hội.

Những đối tượng cung cấp, phát tán, lan truyền thông tin xấu độc có thể chia thành hai nhóm chính với động cơ, mục đích như sau: Thứ nhất, người dùng mạng xã hội non kém về nhận thức, lợi dụng việc sử dụng thông tin giật gân, câu khách để tăng lượng like (thích), lượng view (xem) nhằm tăng độ nổi tiếng, kiếm tiền trên mạng. Thứ hai, nguy hiểm hơn nhiều, đó là các phần tử cơ hội chính trị, thù địch lợi dụng triệt để truyền thông xã hội để thực hiện ý đồ chống phá Nhà nước, chống phá cách mạng nước ta.

Cách thức của các đối tượng thường là lấy thông tin từ báo chí chính thống để cắt ghép với những thông tin chưa được kiểm chứng, nhất là đối với những vấn đề bức xúc, nổi cộm, dư luận quan tâm để làm giảm sút niềm tin trong nhân dân. Qua đó, các đối tượng lợi dụng những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên để xuyên tạc, đả kích, bôi nhọ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đó là những thủ đoạn không mới, nhưng chính sự dễ dãi, cả tin, kém hiểu biết, cùng tâm lý đám đông khi tham gia mạng xã hội của một bộ phận người tham gia, sử dụng đã vô tình cổ súy, tiếp tay tạo nên tầm ảnh hưởng và tác hại ghê gớm từ tin giả, tin xấu, độc trên mạng xã hội thời gian qua.

Mỗi đoàn viên thanh niên phải là nhân tố tích cực trong phản bác thông tin xấu độc  - Ảnh 1.

Các diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm

Trao đổi tại buổi tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do đã chia sẻ về cách nhận biết và hành xử trước thông tin xấu độc. Theo đó, thông tin xấu độc tồn tại dưới hai hình thức: cơ bản (đưa thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật xuyên tác các vấn đề lẫn lộn, đúng sai, thật giả,…) và các thông tin không phải đả kích chính thống nhưng hướng người đọc tới các nội dung tiêu cực. 

Theo đó, ông Lê Quang Tự Do cho rằng: đối với sinh viên, học sinh khi đối diện với luồng thông tin đó cần có những hành xử thông thái, cần xác định trách nhiệm giữ vai trò nòng cốt, tự giác trong đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin, thông điệp tích cực, trực diện đấu tranh với thông tin xấu độc, tạo thành phong trào rộng khắp cùng hướng tới một văn hóa Internet, trong đó có mạng xã hội, ngày càng tích cực, lành mạnh.

Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội để thúc đẩy giá trị tốt đẹp

Ông Đỗ Quỹ Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược TT&TT, cho biết hiện Bộ TTTT đang trình Chính phủ phê duyệt Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Nội dung của Bộ quy tắc sẽ bao gồm những chuẩn mực về đạo đức, về ứng xử, để khuyến khích, thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng, hay những hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách tôn trọng nhau hơn. 

Bộ ứng xử được chia ra các mục "Được làm", "Không được làm", "Nên", "Không nên",... nhằm thúc đẩy tác động tích cực, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội. Theo Bộ quy tắc, người dùng mạng xã hội cần đảm bảo 4 nguyên tắc là "Trọng, trách, an, lành".

Mỗi đoàn viên thanh niên phải là nhân tố tích cực trong phản bác thông tin xấu độc  - Ảnh 2.

Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại – Bộ TTTT, chia sẻ thông tin

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại nhấn mạnh: "Mỗi đoàn viên thanh niên phải là nhân tố tích cực trong phản bác thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Trách nhiệm của mỗi đoàn viên thanh niên là phải đọc luật và tuyên truyền cho nhau những nội dung đó".

Buổi tọa đàm đã giúp mỗi cán bộ trẻ, đoàn viên thanh niên nâng cao nhận biết các vấn đề liên quan tới thông tin xấu độc, từ đó có cách hành xử phù hợp để trở thành một người dùng mạng xã hội thông thái.

Một số hình ảnh tại buổi toạ đàm:

Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là nhân tố tích cực phản bác thông tin xấu độc  - Ảnh 3.

Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là nhân tố tích cực phản bác thông tin xấu độc  - Ảnh 4.

Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là nhân tố tích cực phản bác thông tin xấu độc  - Ảnh 5.

Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là nhân tố tích cực phản bác thông tin xấu độc  - Ảnh 6.

Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là nhân tố tích cực phản bác thông tin xấu độc  - Ảnh 7.


Bài liên quan
  • Báo chí có nên trở thành mạng xã hội?!
    Với độ phủ toàn cầu của các mạng xã hội xuyên biên giới như hiện nay, báo chí đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Nếu không được nhận diện, và có cách thích ứng kịp thời, những thách thức này thậm chí có thể đe doạ đến sự tồn vong của từng cơ quan báo chí chứ không chỉ dừng lại ở việc làm lung lay vị thế.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là nhân tố tích cực phản bác thông tin xấu độc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO