Năm 2020: Chuyển đổi số trong lĩnh vực viễn thông?

Đức Dũng| 25/05/2020 08:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Dòng doanh thu truyền thống tiếp tục bị xói mòn bởi các đối thủ cạnh tranh là các nhà cung cấp dịch vụ OTT (Over the top), buộc các nhà khai thác phải xem xét các cách thức mới phù hợp với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đó chính là chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang một nhà cung cấp dịch vụ số.

Hiện nay, trên thế giới, ngành công nghiệp viễn thông đã, đang tiếp tục hành trình thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo nghiên cứu do hãng Ernst & Young thực hiện cho thấy, trong khi nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu hành trình trở thành nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, thì lĩnh vực viễn thông vẫn dễ bị tổn thương bởi những thay đổi nhanh chóng chu kỳ công nghệ, hành động của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng. 

Bài viết giới thiệu những áp lực trong chuyển đổi số của ngành công nghiệp viễn thông trong thập kỷ qua và một số lưu ý tham khảo cho chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số trong tương lai của những doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Mt thp k ca áp lc đột phá….

Các công ty viễn thông đã trải qua một thập kỷ đầy thách thức, và ngành công nghiệp viễn thông cũng phải hứng chịu một số gián đoạn trong những năm gần đây. Cuộc cách mạng điện thoại thông minh đã dẫn đến sự bùng nổ về nhu cầu dữ liệu, trong khi sự phát triển đi kèm của các ứng dụng di động đã chứng kiến một loạt thành viên mới gia nhập chuỗi kiếm tiền từ các nhu cầu sử dụng mới của khách hàng. Đây là kết quả của một loạt các hiện tượng liên kết với nhau, từ nền kinh tế chia sẻ đến các thị trường không ma sát (thị trường tài chính không có chi phí giao dịch). 

Tuy nhiên, dòng doanh thu của các nhà khai thác vẫn chịu áp lực. Một trong những nguyên nhân là ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ OTT tham gia thị trường, cùng với đó là áp lực bắt buộc giảm giá đối với cước di động và chuyển vùng quốc tế. Điều này làm giảm sự tăng trưởng của ngành công nghiệp viễn thông.

Xét theo địa lý, trong 5 năm qua, sự phát triển mạnh nhất được ghi nhận là ở các công ty viễn thông khu vực Bắc Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương. Cổ phiếu của các công ty viễn thông tại Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng ấn tượng. Một số các yếu tố thúc đẩy sự phát triển vượt trội ở những khu vực này bao gồm: cấu trúc thị trường hợp nhất, tiếp cận sớm với phổ tần mới, tốc độ tăng trưởng của điện thoại thông minh và nhu cầu các dịch vụ dữ liệu di động.

Ở khu vực châu Âu, cổ phiếu của các công ty viễn thông đã phục hồi kể từ năm 2013 do dự đoán về quá trình mua bán và sáp nhập quy mô lớn. Mặc dù triển vọng tăng trưởng doanh thu đang được cải thiện, tuy nhiên, việc điều tiết vẫn khó dự đoán.

Các khu vực mới nổi, do có sự tác động của các yếu tố khách quan như tình hình suy thoái kinh tế ở châu Mỹ Latinh hay giá hàng hóa giảm ở châu Phi, nên hiệu suất tăng trưởng của các công ty viễn thông tại các khu vực này đang có xu hướng giảm nhẹ.

Số liệu khảo sát của Ernst & Young chỉ ra, trong giai đoạn 2008 đến 2016, doanh thu cố định và di động toàn cầu tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR là 0,4%. Đồng thời, đầu tư mạng vẫn còn gánh nặng khi các nhà khai thác nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ để duy trì sự gia tăng theo cấp số nhân của nhu cầu dữ liệu. Tiếp tục triển khai 4G quy mô lớn, thông qua việc mua lại các tần phổ mới, trong khi các kết nối cuối cùng đến nhà thuê bao cũng là kịch bản tiếp tục đầu tư.

...và nhng thách thc

Bài toán lợi nhuận

Trong những năm trở lại đây, các công ty viễn thông ở tất cả các khu vực trên toàn cầu đã mở rộng danh mục dịch vụ, khi họ tìm cách tận dụng các cơ hội tăng trưởng trong công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT - technology, media and telecommunications) trên các lĩnh vực như đám mây doanh nghiệp, TV và Internet of Things (IoT). Trong khi đó, việc phổ cập nhanh chóng điện thoại thông minh đang thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực như quảng cáo trên thiết bị di động và các gói dịch vụ kết hợp mới bao gồm dịch vụ cố định, di động và TV.

Tuy nhiên, các phân khúc thị trường liền kề có xu hướng cung cấp lợi nhuận thấp hơn và các đối thủ cạnh tranh đột phá đã được định vị tốt trong các phân khúc chính như mảng đám mây và quảng cáo. Đây sẽ là những thách thức chính đối với các công ty viễn thông khi họ mở rộng danh mục các dịch vụ của mình. Do vậy, lợi nhuận chịu áp lực và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) của nhà khai thác có xu hướng giảm. Song song với đó, lợi nhuận thấp hơn bởi các dịch vụ kết hợp, lợi nhuận hạn chế cũng được phản ánh thông qua các yếu tố khác, bao gồm giảm giá theo quy định và nhu cầu về vốn cần thiết để phục vụ nhu cầu dữ liệu di động tăng cao.

Năm 2020: Chuyển đổi số trong lĩnh vực viễn thông?  - Ảnh 1.

Hình 1. Dự báo doanh thu hệ sinh thái TMT số

Cường độ cạnh tranh

Các công ty tham gia thị trường OTT như WhatsApp, Facebook và WeChat đã mang đến một khái niệm mới cho khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ nhắn tin và video, do đó đã thu hút lưu lượng truy cập từ dịch vụ SMS của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Xu hướng này đang diễn ra trên thị trường ngành công nghiệp viễn thông, trong đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ngày càng nhận thấy giá trị của các gói đa dịch vụ, ví dụ như gói 4 dịch vụ lưu trữ đám mây. Đây là những cơ hội mới trong mỗi phân khúc thị trường tương ứng. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng cũng đang tìm cách tùy chỉnh các kết hợp gói dịch vụ cho riêng mình.

Video OTT đóng vai trò ngày càng quan trọng và là dịch vụ thúc đẩy quá trình mua bán và sáp nhập (M&A) và quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, về phía doanh nghiệp, các công ty viễn thông đang tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách cung cấp các dịch vụ tiên tiến hơn cho các khách hàng đa quốc gia. Sự dịch vụ chiến lược dựa trên IP, Ethernet, VPN và các khả năng dịch vụ được quản lý. Khi tập trung vào các dịch vụ mạng kết hợp, mục tiêu của các công ty viễn thông là "bảo vệ mạng lõi" đồng thời tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các chuyên gia công nghệ và chuyên gia CNTT thuê ngoài.

Năm 2020: Chuyển đổi số trong lĩnh vực viễn thông?  - Ảnh 2.

Hình 2. Thống kê số người sử dụng kích hoạt các nền tảng nhắn tin tức thời (đơn vị: tỷ người)

Mt s lưu ý trong Chuyn đổi s 2020

Về đầu tư

Chi tiêu CNTT của các công ty viễn thông đã tiếp tục tăng trong giai đoạn 2015 - 2020, khi các nhà khai thác tận dụng phần cứng và phần mềm mới để tìm kiếm lợi ích hiệu quả lâu dài, tính linh hoạt và tiện lợi cao hơn. Tuy nhiên, chi tiêu theo tỷ lệ doanh thu khác nhau giữa các khu vực, trong đó các nhà khai thác châu Mỹ thể hiện xu hướng chi tiêu tương đối cao hơn.

Năm 2020: Chuyển đổi số trong lĩnh vực viễn thông?  - Ảnh 3.

Hình 3. Dự báo chi tiêu CNTT viễn thông toàn cầu theo khu vực

Xu hướng toàn cầu gia tăng chi tiêu CNTT phản ánh thực tế khoản đầu tư như vậy vẫn rất quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng kỹ thuật số, với chất lượng trải nghiệm và giảm chi phí là trọng tâm trong chương trình chiến lược của các nhà khai thác. Trong khi những ràng buộc ngân sách ở các thị trường phát triển đang không khuyến khích các chương trình chuyển đổi quy mô lớn, thì tại các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu CNTT đến năm 2020. 

Kết hợp lại, các yếu tố này đưa ra được dự đoán là đầu tư CNTT viễn thông toàn cầu đạt 85 tỷ USD vào năm 2020, với 74% trong tổng số này được chi cho các nhà cung cấp bên ngoài thay vì trong nội bộ. Tăng trưởng chi tiêu cho hệ thống phần cứng và phần mềm đóng gói sẽ đặc biệt mạnh mẽ, phản ánh sự chuyển sang các công nghệ ảo hóa linh hoạt hơn. Ngược lại, chi tiêu CNTT nội bộ cho các lĩnh vực như khả năng của máy tính để bàn và bộ phận CNTT sẽ tăng trưởng tương đối chậm trong giai đoạn 2015 - 2020, với tốc độ tăng trưởng kép CAGR chỉ là 1%.

Về nhu cầu vốn

Nhu cầu về vốn của các nhà cung cấp mạng sẽ giảm đi sau khi triển khai đưa ra thị trường dịch vụ 4G và cáp quang quy mô lớn. Tuy nhiên, việc tăng cường triển khai của mạng toàn quang và 5G sẽ dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của Chi phí vốn (CAPEX) vào năm 2020 - 2021, cả ở phân khúc cố định và di động. Các nhà khai thác sẽ cần đổi mới để tạo ra hiệu quả CAPEX khi họ cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và độ trễ thấp.

Năm 2020: Chuyển đổi số trong lĩnh vực viễn thông?  - Ảnh 4.

Hình 4. Phát triển CAPEX viễn thông toàn cầu (tỉ USD)

Tăng cường trải nghiệm cho khách hàng

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng, được coi một mục tiêu chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp viễn thông - và giải thích sự tập trung ngày càng tăng vào Chỉ số hài lòng khách hàng như một thước đo hiệu năng - cơ sở của các mô hình kinh doanh kỹ thuật số và dịch vụ theo đúng nghĩa.

Chuyển sang các phân khúc tăng trưởng liền kề, việc điều chỉnh mô hình kinh doanh là quan trọng hơn bao giờ hết, khi đó các nhà khai thác tạo ra trải nghiệm khách hàng chiến thắng trong các lĩnh vực dịch vụ truyền thống và cả dịch vụ mới; đồng thời, mô hình kinh doanh kỹ thuật số mở ra một làn sóng hiệu quả mới.

Tuy nhiên, cải thiện trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng trên thực tế đạt được do ưu tiên chiến lược (41%), các mô hình kinh doanh kỹ thuật số và dịch vụ (22%) và kiểm soát chi phí và hiệu quả kinh doanh (17%).

Nhìn chung, những kết quả đạt được là bởi mối quan hệ cộng sinh giữa các mô hình kinh doanh kỹ thuật số, trải nghiệm khách hàng, hiệu quả và sự linh hoạt. Chỉ bằng cách khai thác các mục tiêu liên quan này như một phần của mục đích chung, các nhà khai thác mới đạt được toàn bộ lợi ích của chương trình chuyển đổi số của họ.

Đầu tư đại tu mạng trong ngắn hạn đồng thời tìm kiếm các giải pháp CNTT

Dự báo khối lượng dữ liệu di động sẽ tăng lên gấp 10 lần trong 5 năm tới đây, nên trong 3 lĩnh vực đầu tư mạng và CNTT quan trọng nhất mà các tổ chức dự kiến trong 2 năm tới, sẽ là công nghệ mạng truy nhập như là 4G và FTTX (74%), đại tu BSS/OSS (54%) và các công nghệ ảo hóa (46%).

Năm 2020: Chuyển đổi số trong lĩnh vực viễn thông?  - Ảnh 5.

Hình 5. Quan điểm các nhà khai thác về đầu tư mạng và CNTT

Mặc dù chi tiêu tập trung vào mạng truy nhập phản ánh mức vốn đầu tư cao nhằm đáp ứng nhu cầu dữ liệu tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, thách thức đối với các nhà quản trị mạng và CNTT vẫn là làm thế nào để cân bằng hiện đại hóa mạng với một loạt các mục tiêu không kém phần quan trọng trong lâu dài: Đại tu BSS/OSS, công nghệ ảo hóa, di chuyển đám mây và an ninh mạng đều được hơn một phần ba số người tham gia khảo sát của Ernst & Young đưa ra ý kiến.

Sự khó khăn để xác định sự cân bằng này được thể hiện rõ hơn khi những người tham gia khảo sát được yêu cầu xác định mức độ ưu tiên đầu tư CNTT và mạng, thì gần hai phần ba số người được hỏi đưa ra là các công nghệ mạng truy nhập và không xác định miền đầu tư là trên 15%. Sự tập trung tương đối mạnh mẽ vào việc nâng cấp BSS/OSS cũng phản ánh sự chắp vá trong việc thanh toán, quản lý khách hàng CRM và các hệ thống hỗ trợ khác mà nhiều nhà khai thác đã xây dựng trong thời gian qua.

Thách thức tiềm ẩn trong quan điểm tập trung đầu tư vào mạng là: việc xây dựng, khai thác và mở rộng mạng là điều mà các công ty viễn thông vẫn thường xuyên thực hiện, điều này đặt ra câu hỏi liệu họ có phải quá chú ý đến các hình thức đầu tư khác biệt mới hơn không.

Kết lun

Kinh doanh di động hiện nay và trong tương lai, không còn chỉ là bán SIM, thẻ và đưa ra các gói cước giá rẻ, hay tạo ra vùng phủ sóng rộng, chất lượng tốt nữa. Tương lai di động đang bước sang một giai đoạn mới, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu. Chuyển đổi số trước hết là sự nâng cao trải nghiệm của khách hàng; tăng năng suất lao động và minh bạch hóa trong các tác vụ; thay đổi để đưa ra những mô hình mới, những sản phẩm dịch vụ mới. Nếu không có chuyển đổi số thì khó có thể phát sinh thêm các dịch vụ, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới. Khi đã có hệ sinh thái thì việc đổi mới sáng tạo, đặc biệt là triển khai các công nghệ mới sẽ góp phần có thêm nhiều sản phẩm mới phát triển trên đó. Chính vì vậy, để tiếp tục dẫn dắt thị trường Việt Nam, trong giai đoạn mới, các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam cần thể hiện vai trò hạt nhân trong quá trình Chuyển đổi số.

Việt Nam đang cùng thế giới tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Lần đầu tiên đất nước ta song hành cùng một cuộc cách mạng Công nghiệp với thế giới - điều mà lịch sử đã không cho chúng ta cơ hội tiếp cận trước đây. Chuyển đổi số là cánh cửa để Việt Nam tăng năng suất lao động, thoát bẫy thu nhập trung bình, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 

Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, hướng tới xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Bộ TT&TT đã nhanh chóng xây dựng dự thảo Đề án Chuyển đối số quốc gia với những mục tiêu cụ thể và táo bạo như: Đến năm 2020, kinh tế số gia tăng 20% mỗi năm; Việt Nam thuộc nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới và Top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu; Xếp hạng Top 50 thế giới và Top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu; Xếp hạng Top 50 quốc gia về Chính phủ điện tử với 100% thủ tục hành chính được cung cấp ở cấp độ 3 và 4, đặc biệt, năng suất lao động xã hội tăng trưởng từ 8 - 10% mỗi năm.

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.ey.com/en_gl/tmt.

[2] https://www.nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/thong-tin-so.

(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 4/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Năm 2020: Chuyển đổi số trong lĩnh vực viễn thông?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO