Người Việt tìm kiếm nhiều về an toàn thông tin trên Google 2021

PV| 08/12/2021 16:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Một năm hoành hành của đại dịch COVID khiến giãn cách xã hội kéo dài đã khoanh vùng những nội dung mà người Việt quan tâm nhiều nhất trong năm 2021 vào học tập và giải trí trực tuyến.

Ngày 8/12, Google đã chính thức công bố danh sách Google Year in Search 2021 - Google một năm tìm kiếm - bao gồm top 10 tìm kiếm nổi bật Việt Nam 2021 cùng 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu khác nhau của năm 2021 trên Google tìm kiếm (Google Search).

Top 10 từ khóa của xu hướng tìm kiếm nổi bật của Việt Nam 2021 thể hiện sự tác động lớn bởi đại dịch qua một chuỗi các sự kiện và hoạt động định hình hai xu hướng lớn của năm bao gồm học tập và giải trí.

Người Việt tìm kiếm nhiều về an toàn thông tin  trên Google 2021 - Ảnh 1.

Dẫn đầu danh sách là sự kiện thể thao hàng đầu thế giới Euro 2021 với từ khóa "lịch thi đấu Euro". Người hâm mộ đã phải chờ đợi sau một năm dời việc tổ chức Euro 2021 do đại dịch COVID. Euro 2021, tổ chức từ 12/6 - 12/7, diễn ra vào đúng giai đoạn giãn cách xã hội tại Việt Nam nên thu hút sự chú ý của phần lớn người dân, trong đó có cả những người chưa phải là fan "túc cầu giáo" cũng xem đây là dịp xoa dịu căng thẳng từ tác động của đại dịch. Theo đó, từ khóa "VTV6" là kênh truyền hình phát sóng trực tiếp các lượt trận Euro 2021 đã bứt phá vào top, giữ vị trí thứ 3.

Đứng thứ nhì sau sự kiện bóng đá toàn cầu là một website học tập trực tuyến do Trung tâm Khoa học tính toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển, đó là OLM.vn. Website OLM.vn đem đến kiến thức giáo trình của nhiều môn học như toán, tiếng Việt, tiếng Anh mà còn cung cấp các bài ôn thi lịch sử, ngữ văn, địa lý, hóa học và vật lý, phân chia theo các khối lớp bài bản và dễ tra cứu.

Từ khóa "Olm" còn được tìm kiếm rộng rãi từ phụ huynh và học sinh do việc các trường học ứng dụng OLM thành cổng thi trực tuyến cho học sinh.

Cùng nhóm học trực tuyến còn có từ khóa "Azota" cũng là một website có thể giao và chấm bài tập trực tuyến, tổ chức tạo đề thi online. Azota là một trong số các ứng dụng phổ biến được giáo viên dùng trong giảng dạy trực tuyến nên "Azota" được xếp hạng thứ 4. Trong nhóm học tập trực tuyến còn có từ khóa "K12online" và "Vioedu" cũng là các ứng dụng trực tuyến tạo đề thi.

Người dân gia tăng nhận thức về COVID

Ảnh hưởng của đại dịch COVID tiếp tục bao trùm lên tất cả các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, thúc đẩy việc tìm kiếm nhiều hơn từ người dùng nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu kiến thức, học tập và giải trí. Theo đó, đây là năm có nhiều xu hướng tìm kiếm nổi bật dạng câu hỏi liên quan về COVID.

Người Việt vẫn tìm kiếm các thông tin liên quan qua top 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật về COVID tập trung vào những từ khóa nội dung thiết thực rõ ràng như: "Phòng chống COVID" hay "Khai báo y tế", hoặc theo dõi "COVID hôm nay" và "Chỉ thị 16" để biết rõ hơn những quy định giãn cách. Vấn đề đồng bộ dữ liệu tiêm ngừa từ "Cổng thông tin tiêm chủng" và "Sổ sức khỏe điện tử" được người dân đặc biệt quan tâm trong giai đoạn đầu của đợt chích-xin ngừa.

Giải trí trực tuyến tại nhà

Trong giai đoạn giãn cách, môn thể thao có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất là bóng đá chiếm lĩnh hết các từ khóa trong danh sách chủ đề thể thao. Với tình yêu mãnh liệt với bóng đá, người Việt luôn quan tâm đến các vấn đề xoay quanh bóng đá, những giải thi đấu định kỳ hay như Euro, Copa America, La Liga hay vòng loại World Cup 2022 có sự góp mặt của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Giãn cách tại nhà, song song với nội dung thể thao thì người Việt thường xuyên tìm kiếm trực tuyến về nội dung game và phim để giải trí. Danh sách phim có xu hướng tìm kiếm nổi bật trong năm dẫn đầu bởi series phim Trò chơi con mực (Squid Game). Cơn sốt về bộ phim lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam, và những phiên bản sáng tạo khác từ ý tưởng của phim trên khắp các kênh YouTube cũng thu hút người xem.

Đáng chú ý, bên cạnh các chủ đề quen thuộc như hằng năm, danh sách từ khóa nổi bật của năm 2021 ghi nhận thêm hai chủ đề đặc biệt: giải trí trực tuyến và mẹo công nghệ. Top xu hướng tìm kiếm nổi bật chủ đề giải trí trực tuyến cho thấy trong thời gian dài giãn cách xã hội, người Việt đã tìm nhiều cách để duy trì kết nối và tương tác với nhau. Các tựa game, nền tảng chơi game trực tuyến như Play together, Poki, Genshin Impact, Among Us đã tạo nên trào lưu giải trí mới.

Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian hơn cho mạng Internet và các thiết bị điện tử khiến người dùng có xu hướng quan tâm đến hình tượng trực tuyến của mình, thể hiện qua việc tìm kiếm các công cụ tạo ảnh đại diện hoặc làm đẹp cho giao diện máy tính và trình duyệt của mình qua tìm kiếm.

Hỏi Google đa dạng hơn, người Việt luôn trau dồi kiến thức mới

Bên cạnh giải trí, người Việt chủ động tranh thủ thời gian giãn cách để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Người Việt thường xuyên "hỏi Google" về mọi vấn đề họ gặp phải hay quan tâm như tìm hiểu kỹ lưỡng về các Chỉ thị 15, 16 và 19 để thi hành chính xác các quy định giãn cách xã hội, cũng như cách "test pcr như thế nào", hay "xét nghiệm COVID ở đâu" và "khai báo y tế ở đâu", hoặc "Hội thánh truyền giáo phục hưng là gì"...

Các câu hỏi cũng rất thời sự khi người hâm mộ bóng đá liên tục tìm kiếm "UAE là gì" trước thềm trận đấu vòng loại World Cup 2022 với đội tuyển bóng đá Việt Nam. Thú vị hơn khi sự quan tâm về các vấn đề môi trường qua câu hỏi "Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon" đứng thứ hai trên danh sách câu hỏi tại sao, và an toàn thông tin dần được người dân chú ý hỏi "Tại sao phải mã hóa thông tin", nhằm bảo vệ thông tin riêng tư nhạy cảm trước các mối nguy từ tội phạm mạng. Vấn đề cảnh giác được nâng cao khi người dân tìm cách "tra cứu shipper" (danh sách mẹo công nghệ) để nắm thông tin về người giao nhận./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đấu giá thành công 2 khối băng tần, thu về cho ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng
    Theo Bộ TT&TT, việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
  • Amazon rót thêm 2,75 tỷ USD vào startup AI Anthropic
    Ngày 27/3, Amazon cho biết đang rót thêm 2,75 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng vốn đầu tư vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) này lên 4 tỷ USD.
  • Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế
    Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội kinh doanh sản phẩm, giải pháp ra nước ngoài, sáng 26/3/2024 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị lần hai về hợp tác số toàn cầu với chủ đề “Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế”.
  • “Kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21” từ góc nhìn của năng lực hiểu biết về truyền thông
    Mạng xã hội đã và đang chứa đầy thông tin sai lệch. Để tồn tại và phát triển tích cực trong một thế giới đầy ắp thông tin và luôn luôn biến động không ngừng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng thẩm định, phân tích thông tin, phân biệt giữa các hình thức truyền thông với những mục đích khác nhau.
  • Phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế số
    Logistics là một ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu cung cấp chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động về nhận hàng, đóng gói, vận chuyển, thủ tục giấy tờ hải quan, kho bãi, giao hàng và quản lý thông tin và ngày càng phát triển mạnh trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.
Đừng bỏ lỡ
Người Việt tìm kiếm nhiều về an toàn thông tin trên Google 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO