Thực tế ảo tăng cường và nhà máy thông minh

Ngọc Phượng, Chu Thanh Hòa, Lâm Thị Nguyệt| 16/04/2019 10:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng khắp thế giới sản xuất, thực tế ảo tăng cường (AR) là một thành phần của cuộc cách mạng này. Ngày càng nhiều nhà cung cấp sử dụng thực tế ảo tăng cường (AR) với mong muốn cải thiện hoạt động trong quá trình đào tạo lực lượng lao động và bảo trì thiết bị. AR là phiên bản nâng cấp về mặt công nghệ của thực tế được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ hỗ trợ và cung cấp thông tin về một vật thể nào đó đang được quan sát thông qua thiết bị như kính thông minh hoặc máy ảnh trên điện thoại thông minh.

Kết quả hình ảnh cho Augmented Reality and the Smart Factory

Statista ước tính thị trường AR trị giá 5,91 tỷ USD vào năm 2018 và sẽ đạt hơn 198,7 tỷ USD vào năm 2025. Số lượng các nhà cung cấp sản xuất sử dụng công nghệ này ngày càng tăng, bao gồm các nhà sản xuất thiết bị tự động lớn, sử dụng AR với mục đích cung cấp cho nhân viên và khách hàng các hướng dẫn thực hành ảo về vận hành máy móc, khắc phục sự cố và tiến hành sửa chữa. Trên thực tế, 10% trong số 500 công ty Fortune đã bắt đầu nghiên cứu AR để áp dụng vào các ứng dụng mua sắm và vận hành. Gartner dự đoán đến năm 2020, 20% doanh nghiệp lớn sẽ đánh giá và áp dụng các giải pháp thực tế ảo tăng cường, thực tế ảo và thực tế hỗn hợp như là một phần của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số.

Đào tạo và bảo trì

Bản sao số dựa trên mô hình là một ứng dụng ngày càng phổ biến của công nghệ AR trong sản xuất. Digital twin là công nghệ bản sao kỹ thuật số của một vật thể thực tế, cung cấp mô hình tự học với mục đích tối ưu hóa hiệu suất kết hợp với nền tảng Internet vạn vật (IoT). Sự kết hợp giữa học máy và mô hình hóa dựa trên vật lý hỗ trợ các kỹ sư tạo ra toàn bộ các trường hợp về AR giúp các kỹ thuật viên biết cách bảo dưỡng nhà máy. Sử dụng bản sao kỹ thuật số, kỹ thuật viên có thể sửa chữa một thiết bị bị lỗi trong thời gian nhất định và với độ chính xác cao.

Đào tạo trực tiếp có thể tốn kém và đòi hỏi phải có đầy đủ thiết bị. Các công ty có thể sử dụng các công cụ AR để cung cấp hướng dẫn trực quan theo thời gian thực và có thể kết nối sinh viên với giáo viên mà không phải mất chi phí hậu cần.

Cải thiện năng suất

Việc kết hợp AR vào các quy trình công nghiệp đã được chứng minh là giúp tăng năng suất làm việc của công nhân. Ví dụ, nhân viên kho hàng về chăm sóc sức khỏe của GE sử dụng Skylight, một nền tảng ứng dụng thực tế ảo tăng cường công nghiệp từ Upskill, giúp lên danh sách và chuẩn bị các đơn đặt hàng nhanh hơn đến 46%. Upskill cung cấp phần mềm thực tế ảo tăng cường cho lực lượng lao động công nghiệp và giúp tăng hiệu suất công nhân trung bình lên đến 32%.

Trong ứng dụng GE, Skylight kết nối với các hệ thống kho để có được thông tin thời gian thực về vị trí sản phẩm. Sau đó, Skylight cung cấp cho công nhân các hướng dẫn về vị trí hàng hóa trong toàn bộ tòa nhà.

Trong một trường hợp sử dụng khác, Lockheed Martin đã sử dụng tai nghe Microsoft HoloLens để xem kết xuất đồ họa về một bộ phận của máy bay và hướng dẫn về cách lắp ráp chúng. Microsoft HoloLens cung cấp các giải pháp thực tế hỗn hợp, tăng giao tiếp và nâng cao hiệu quả. Công nghệ AR đã giảm 30% thời gian lắp ráp và số hóa quy trình công việc giúp Lockheed Martin tăng hiệu quả kỹ thuật lên 96%.

Đánh giá đầu tư

Những nghiên cứu điển hình trên đưa ra một lập luận mạnh mẽ về khả năng cải thiện hoạt động sản xuất của AR, nhưng các nhà sản xuất vẫn nên tự hỏi liệu thực tế ảo tăng cường có đáng để đầu tư hay không? Các công ty cân nhắc đầu tư vào AR nên có chiến lược rõ ràng và lộ trình cho từng giai đoạn. Hơn nữa, các ứng dụng đào tạo lực lượng lao động và bảo trì thiết bị với sự trợ giúp của AR có khả năng giúp các công ty vượt lên khoảng cách về năng lực và xây dựng văn hóa để duy trì vị trí dẫn đầu đó.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thực tế ảo tăng cường và nhà máy thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO