Trao quyền cho các MSME hướng tới một ASEAN số

TH| 16/07/2019 16:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong ASEAN đóng góp rất lớn cho an sinh xã hội, cộng đồng và các nền kinh tế khu vực bởi chúng chiếm tới 99% số cơ sở kinh doanh, đóng góp hơn 50% GDP của ASEAN và sử dụng hơn 80% lực lượng lao động.

Mới đây, Ủy ban điều phối ASEAN về doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ, nhỏ và vừa (ACCMSME) đã kỷ niệmNgày MSME 2019 để nhấn mạnh tầm quan trọng của MSME trong việc thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và các công việc gần đây. Lễ kỷ niệm cũng nhằm khuyến khích chính thức hóa, tham gia và tăng trưởng của MSME trên thị trường quốc tế, khu vực và quốc gia, bao gồm cả thúc đẩy xây dựng năng lực.

ASEAN đã xây dựng một kế hoạch dành riêng cho các MSME nhằm thúc đẩy ứng dụng các các công nghệ đột phá và nắm lấy các cơ hội để tiến tới một ASEAN số thông qua các hoạt động hợp tác. Trong đó nhấn mạnh tiềm năng của các DN ở Đông Nam Á với tư cách là động lực chính của nền kinh tế ASEAN bằng cách tận dụng sự đổi mới và công nghệ. Điều này phù hợp với chủ đề của năm ASEAN 2019 “Đẩymạnh quan hệ đối tácvì sự bền vững” và với một trong ba động lực chiến lược quan trọng “ASEAN sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Các quốc gia ASEAN đang ở các mức độ sẵn sàng khác nhau để chuẩn bị cho nền kinh tế số và Công nghiệp 4.0. Xây dựng hệ sinh thái MSME trong ASEAN đòi hỏi phải tái đầu tư liên tục để tối đa hóa tiềm năng số, nhằm thúc đẩy thương mại và tăng trưởng nội khối, do đó cho phép ASEAN cạnh tranh toàn cầu hiệu quả hơn như một khối kinh tế hội nhập thống nhất. MSME số hóa sẽ thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, doanh nhân trẻ và cộng đồng nghèo.

Do đó, Ngày MSME 2019 cũng là một lễ kỷ niệm vai trò quan trọng của MSME khu vực ASEAN trong việc thúc đẩy một ASEAN kiên cường, bao trùm, hướng đến con người và tập trung vào con người, tăng cường hợp tác giữa ACCMSME và các khu vực công khác, khu vực tư nhân cũng như các tổ chức xã hội dân sự.

Trong khi các MSME xem hội nhập số là một cơ hội để phát triển, họ cũng phải đối mặt với nhiều rào cản khi ứng dụng công nghệ. Các rào cản được xác định bao gồm quyền tiếp cận hạn chế vào Internet và các công cụ số giá cả phải chăng, các tùy chọn thanh toán xuyên biên giới hạn, quy trình thương mại xuyên biên giới phức tạp, thiếu các kỹ năng số và khó khăn trong việc điều hướng các quy định kỹ thuật số và khởi nghiệp kinh doanh.

ACCMSME hợp tác với một số đối tác để giải quyết những thách thức này và hiện thực hóa tầm nhìn về các MSME cạnh tranh và đổi mới toàn cầu theo Kế hoạch hành động chiến lược cho phát triển MSME 2016 - 2025. Đại diện nhà hoạch định chính sách, học giả, DN và xã hội dân sự tham gia vào các sự kiện và sáng kiến khác nhau mà ACCMSME và các đối tác đã tổ chức trong suốt năm nay.

Phát triển các DN toàn cầu

Mặc dù dữ liệu thống kê về các DN siêu nhỏ trong ASEAN chưa đầy đủ, nhưng các bằng chứng cho thấy chúng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN trong ASEAN và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp việc làm và ổn định xã hội trong khu vực.

Trong kỷ nguyên số, quy mô của một DN không phải là yếu tố chính quyết định thành công, các DN siêu nhỏ có thể vươn lên để nắm bắt các cơ hội tương tự như các DN vừa và nhỏ, nếu không muốn nói là cao hơn.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN Thái Lan 2019, Văn phòng xúc tiến DN vừa và nhỏ Thái Lan đã tổ chức Hội thảo mô hình số hóa toàn cầu cho các DN siêu nhỏ vào ngày 27 - 28/5/2019, tổ chức đối thoại chính sách về khởi nghiệp DN ở ASEAN vào ngày 25/6/2019 dưới sự hỗ trợ của Canada trong Dự án Canada-OECD dành cho các DN vừa và nhỏ ASEAN.

Cả hai hoạt động đều hỗ trợ cho sự thành lập và phát triển của các DN siêu nhỏ bằng cách tận dụng công nghệ số, nêu bật vai trò quan trọng của các bên liên quan khác nhau trong quá trình này. Nó bắt đầu từ việc tạo điều kiện giúp quá trình đăng ký kinh doanh dễ dàng, phát triển các sản phẩm sáng tạo để thâm nhập thị trường toàn cầu.

Việc giúp các DN siêu nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển các sản phẩm và dịch vụ được nhắm mục tiêu và khắc sâu tư duy kinh doanh cũng như sự tự tin, từ đó giúp các DN thích ứng và nâng cao năng lực trong nền kinh tế số.

Trong bài phát biểu khai mạc Cuộc đối thoại chính sách về chính thức hóa các DN siêu nhỏ, bà Destry Anna Sari, Chủ tịch hiện tại của ACCMSME nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp một hệ sinh thái thuận lợi cho các DN siêu nhỏ phát triển.

“Những tiến bộ công nghệ làm cho các DN siêu nhỏ có thể có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế như các DN nhỏ và vừa. Với hệ sinh thái, hỗ trợ, các chính sách và môi trường pháp lý phù hợp, các DN siêu nhỏ có thể có cơ hội giống như các DN vừa và nhỏ”, bà Destry Anna Sari khẳng định.

Nâng cao các kỹ năng kinh doanh và kỹ năng số

Nhận thấy rằng khu vực tư nhân, hoạt động trên thị trường tương ứng, sở hữu chuyên môn kỹ thuật tốt nhất trong việc phát triển và sử dụng công nghệ số, ACCMSME hoan nghênh sự hợp tác với các đối tác từ DN và ngành công nghiệp, như Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN hoặc Hội đồng DN Mỹ - ASEAN, và các công ty tư nhân để cung cấp, trang bị năng lực chất lượng cho các MSME ASEAN.

Học viện DN vừa và nhỏ ASEAN và Mạng lưới doanh nhân đáp ứng nhu cầu về kiến ​​thức, kỹ năng và hướng dẫn của các MSME để điều hướng hệ sinh thái kinh doanh. Các chương trình học có sẵn trực tuyến, cho phép người dùng học theo tốc độ của riêng họ và học từ xa đối với các doanh nhân ở nông thôn có quyền truy cập thông tin hạn chế.

Để duy trì việc học hỏi không ngừng và theo kịp các xu hướng kinh doanh mới nhất, ACCMSME kêu gọi đóng góp và hợp tác với khu vực tư nhân để tạo điều kiện cho việc học hỏi liên tục và mở rộng lợi ích cho tất cả mọi người.

Hỗ trợ các MSME thâm nhập thị trường quốc tế

Một sự kiện thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư và khách mua tiềm năng đã diễn ra tại Singapore vào ngày 27-28/6/2019. Được tổ chức bởi Mạng lưới ươm tạo DN ASEAN, sự kiện kéo dài hai ngày nhằm mục đích thúc đẩy trao đổi đổi mới sáng tạo và công nghệ cũng như cung cấp nền tảng cho mạng lưới kinh doanh giữa các MSME ASEAN.

Tổng cộng có 32 startup được chọn tham gia; 7 trong số đó do phụ nữ lãnh đạo. Được nuôi dưỡng và đề cử bởi các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ ở nước, chính phủ các nước hy vọng sẽ các ý tưởng kinh doanh sẽ được đưa ra cho các nhà đầu tư tiềm năng từ ASEAN và Nhật Bản và đảm bảo nguồn kinh phí tài trợ cho sự phát triển trong tương lai.

Công nhận MSME số hóa thành công và con đường phía trước

Nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin về việc ứng dụng công nghệ số có thể cho phép MSME như thế nào, cuốn sách “Tương lai của ASEAN: 50 Câu chuyện thành công về số hóa các MSME của ASEAN” đã được xuất bản năm 2018 với sự phối hợp với Ủy ban hợp tác kinh tế và công nghiệp AEM-METI.

Cuốn sách giới thiệu 50 câu chuyện truyền cảm hứng về các MSME trong khu vực ASEAN đã thúc đẩy công nghệ số, duy trì và phát triển doanh nghiệp của họ từ các lĩnh vực như nông nghiệp và ngư nghiệp đến làm đẹp và thời trang, công nghệ thông tin, sản xuất và dịch vụ.

Hy vọng với những câu chuyện thành công này, họ sẽ đóng vai trò là hình mẫu để nâng cao nhận thức và kích hoạt các nhóm hợp tác tích cực hơn để hiện thực hóa tiềm năng mạnh mẽ của ASEAN trong nền kinh tế kỹ thuật số, hướng tới một ASEAN số.

Bài liên quan
  • Tương lai của ASEAN là ASEAN số
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định về tương lai của ASEAN là ASEAN số và chia sẻ 3 quan điểm hợp tác số trong ASEAN tại Diễn đàn Tương lai ASEAN được tổ chức ngày 23/4/2024.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Trao quyền cho các MSME hướng tới một ASEAN số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO