Vấn đề bình đẳng giới trong ngành công nghiệp công nghệ Ấn Độ

Trương Khánh Hợp| 05/03/2019 15:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Bất chấp sự phân chia của công nghệ trong vài năm qua, sức mạnh của bình đẳng giới trong ngành công nghệ Ấn Độ vẫn còn rất khiêm tốn. Những tiến bộ công nghệ đang mở đường cho những cơ hội nghề nghiệp mới hơn và tốt hơn nhưng sự hiện diện của phụ nữ trong ngành này vẫn tiếp tục ảm đạm.

Breaking an Age-Old Barrier in the Indian Tech Industry

Theo trang belong.com, ngành công nghệ Ấn Độ chỉ có khoảng 26% lao động nữ nắm giữ các vai trò kỹ thuật, trong khi số liệu trung bình các ngành vẫn ở mức 34%. Ngoài ra, nghiên cứu đã thực sự gợi ý rằng việc có nhiều lao động nữ sẽ thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất trong các nhóm và thúc đẩy việc tạo ra doanh thu cao hơn. Do đó, cần phải hiểu sự thiếu hòa nhập của phụ nữ trong ngành công nghệ Ấn Độ.

Những thách thức:

Trong thời kỳ đầu, các nhân viên nữ phải đối mặt với sự thống trị của nam giới trong lĩnh vực công nghệ, có lẽ xuất phát từ giả định bao quát rằng công nghệ chủ yếu là một lĩnh vực giành riêng cho nam giới. Điều này dẫn đến một rào cản tinh thần trong cộng đồng người tiêu dùng, các đồng nghiệp, nhà tuyển dụng và khách hàng. Quan niệm được hình thành từ trước về việc phụ nữ không có khả năng phát triển công nghệ sẽ hạn chế hoạt động của họ; không phải vì thiếu kỹ năng hay khả năng của họ, mà vì những rào cản do người khác tạo ra. Ngoài ra, không gian của các công ty trong lĩnh vực công nghệ thường do nam giới thống trị.

Ngành công nghiệp cũng khiến họ bị chênh lệch về quá trình thăng tiến trong công việc. Sau khi phân tích và giải thích dữ liệu về quỹ đạo nghề nghiệp của các kỹ thuật viên cho các vị trí quản lý, một báo cáo đã tiết lộ rằng trung bình nam giới được thăng chức lên quản lý sau 6 năm kinh nghiệm, trong khi phụ nữ được thăng chức sau 8 năm. Phụ nữ đã quyết định bỏ công việc công nghệ của mình và hướng tới các công việc liên quan đến tiếp thị, quản lý sản phẩm và tư vấn. Hiện tại, đại diện của phụ nữ ở cấp độ C-suite (ban điều hành cao cấp trong tổ chức) tiếp tục là con số 7% đầy ảm đạm. Do đó, điều này dẫn đến khoảng cách giới rộng hơn, khi người lao động có thêm kinh nghiệm.

Ngoài những hiểu biết về ngành, việc thiếu sự khuyến khích của các bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn không cho phép phụ nữ theo đuổi các khóa học chuyên nghiệp liên quan đến công nghệ. 68% diện tích của Ấn Độ là vùng nông thôn, đất nước này đã và đang đánh mất tiềm năng to lớn của những cô gái có thể đóng góp cho ngành công nghệ.

Vậy có thể làm gì để cải thiện vấn đề này?

Điều cốt yếu là thu hẹp khoảng cách về chênh lệch giới tính trong ngành. Chính các công ty công nghệ và các công ty trong ngành có thể gây ảnh hưởng để dẫn đến sự thay đổi. Nghiên cứu tiết lộ rằng phần lớn người lao động nữ bỏ việc sau 5 năm kinh nghiệm đầu tiên; đồng thời họ thường nghỉ ngơi để bắt đầu lập gia đình và không quay trở lại với công việc của họ. Do đó, ngành công nghệ có thể tận dụng các chính sách thai sản hợp lý như nghỉ thai sản có lương để giữ chân nhân viên nữ của mình bên cạnh việc giải quyết các vấn đề bất bình đẳng khác.

Những nỗ lực đáng ghi nhận như chính sách nhân sự, giờ làm việc linh hoạt, làm việc tại nhà, nghỉ phép khi sinh, chính sách chống quấy rối tình dục và chăm sóc sức khỏe… có thể cùng nhau dẫn đến sự gia tăng đáng kể của nhân viên nữ.

Các công ty cũng có thể bắt đầu tập trung vào các thành phố cấp II và cấp III và khuyến khích phụ nữ thông qua các hội thảo, các chương trình và đào tạo để hiểu các khái niệm về công nghệ mới. Điều này sẽ giúp phát triển cả kỹ năng và quan điểm. Các chương trình này có thể khuyến khích sự tham gia của các bậc phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình, điều này có thể tạo ra sự hỗ trợ từ gia đình khi gia nhập ngành công nghệ - bước đệm quan trọng cho những người khao khát công nghệ.

Ngoài ra, các cơ hội thực tập cho phụ nữ có thể trở nên vô cùng hữu ích trong việc tạo ra một môi trường bồi dưỡng cho việc học tập tại chỗ, có thể tạo ra cơ hội và thúc đẩy việc làm cho phụ nữ trong ngành. Những giải pháp như vậy cũng sẽ tạo ra hiệu ứng trong việc truyền cảm hứng cho sự tăng trưởng trong các ngành công nghiệp khác. Có một số tấm gương doanh nhân nữ, những người tiêu biểu cho việc trao quyền trong thế giới chuyên nghiệp. Bất chấp những khó khăn, chính sự tự tin đã cho phép những người phụ nữ giải quyết sự chênh lệch giới tính và tự đặt mình ở vị trí cao nhất trong ngành công nghệ. Họ đã nỗ lực hết sức và tạo dựng tên tuổi cho chính mình trong một môi trường hết sức khó khăn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Vấn đề bình đẳng giới trong ngành công nghiệp công nghệ Ấn Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO