Việc ký kết Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng CPĐT, Tòa án điện tử giữa VPCP và Tòa án nhân dân là cơ sở, điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở pháp lý, nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới toàn diện tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân Tối cao.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh những thông tin và bài học kinh nghiệm được các chuyên gia của Nhật Bản cung cấp, chia sẻ, trao đổi là hết sức quý báu và có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), chuyển đổi số (CĐS) của Việt Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, việc tích hợp, công bố 4 dịch vụ công (DVC) mới giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.376 tỉ đồng/năm. Tổng chi phí tiết kiệm khi thực hiện DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia từ khi khai trương đến nay là khoảng 8.000 tỉ đồng/năm.
5 dịch vụ công (DVC) của Toà án nhân dân tối cao sẽ được cung cấp lên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG), trong đó có DVC: Gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tuyến... Các DVC này đang được các cơ quan liên quan phối hợp để cung cấp trong tháng 12/2020.
Trong thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tích cực phối hợp với Văn phòng Chính phủ (VPCP) cùng đóng góp, giúp cho Chính phủ trong công tác xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số, đồng thời, luôn bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin tuyệt đối cho các hệ thống của CPĐT.
Nhiều thủ tục hành chính (TTHC) không cần thiết, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành đã được cắt bỏ, góp phần giúp Việt Nam tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh và 20 bậc cải thiện môi trường kinh doanh toàn cầu.
Xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) không làm tăng biên chế, không tăng bộ máy và việc ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT làm thay đổi rất lớn về lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ khi có sự giám sát mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp (DN) và cơ quan báo chí, tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho biết, việc liên thông thủ tục hành chính (TTHC) giúp người dân chỉ cần đến một nơi là UBND xã, chỉ nộp 1 bộ hồ sơ để thực hiện 3 TTHC liên thông: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) giúp tiết kiệm mỗi năm khoảng 14.900 tỷ đồng, theo cách tính của Ngân hàng thế giới.
Văn phòng Chính phủ (VPCP) đang dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG). Trong đó nêu rõ quy trình cập nhật, công khai dữ liệu thủ tục hành chính (TTHC) trên Cổng DVCQG.