Xuất khẩu CNTT-TT Hàn Quốc đạt mốc kỷ lục mới

Hoàng Linh| 14/08/2021 18:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yohaps, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục trong tháng 7, nhờ nhu cầu toàn cầu về chip và màn hình, trong đó có xuất khẩu sang Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc, các lô hàng sản phẩm ICT ra nước ngoài đạt 19,5 tỷ USD trong tháng 7, tăng 30,2% so với một năm trước đó. Con số này đánh dấu mức cao nhất từ trước đến nay. Nhập khẩu đạt 11,32 tỷ USD trong tháng trước, tăng 14,9% so với một năm trước đó, dẫn đến thặng dư thương mại là 8,17 tỷ USD.

Chip và màn hình tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu CNTT-TT của Hàn Quốc trong tháng trước, với lượng thiết bị bán dẫn tăng 38,8% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị lên tới 11,05 tỷ USD, đạt mốc 10 tỷ USD trong ba tháng liên tiếp.

Bộ Khoa học và ICT cho biết nhu cầu mạnh mẽ và giá cả tăng đã khiến xuất khẩu chip nhớ tăng 43,8% đạt 7,14 tỷ USD trong khoảng thời gian này, trong khi lô hàng chip logic tăng 35,8% lên mức cao kỷ lục 3,34 tỷ USD.

Xuất khẩu màn hình tăng 34,9%, đạt 2,09 tỷ USD nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với màn hình OLED được sử dụng trong điện thoại thông minh và tivi. Xuất khẩu màn hình OLED tăng gần gấp đôi trong tháng trước, tăng 89,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,22 tỷ USD và tăng tháng thứ 11 liên tiếp.

Theo điểm đến, xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 9,1 tỷ USD nhờ nhu cầu lớn. Xuất khẩu chip sang nước này đã tăng 38,1% lên 6,6 tỷ USD trong khoảng thời gian được báo cáo, trong khi các lô hàng màn hình tăng 21,7% lên 940 triệu USD.

Xuất khẩu sang Việt Nam tăng 17,9% lên 2,94 tỷ USD, trong khi sang Hoa Kỳ tăng 47,3% lên 2,65 tỷ USD.

Tổng xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 7 tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức kỷ lục 55,4 tỷ USD, kéo dài mức tăng trong 9 tháng liên tiếp nhờ doanh số bán ô tô và chip tăng mạnh.

Đầu tư 186,5 tỷ won vào phát triển cảm biến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hậu đại dịch

Ngày 13/8, Hàn Quốc cũng thông báo có kế hoạch đầu tư 186,5 tỷ won (160 triệu USD) để phát triển công nghệ cảm biến được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực từ ô tô đến thiết bị di động.

Xuất khẩu CNTT-TT Hàn Quốc đạt mốc kỷ lục mới - Ảnh 1.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Hàn Quốc sẽ phân bổ ngân sách cho các trường đại học và doanh nghiệp địa phương bắt đầu từ năm sau đến năm 2028.

Các bộ cảm biến liên quan đến các cấu kiện điện tử nhỏ, bao gồm ánh sáng hoặc âm thanh, sau đó được chuyển đổi thành tín hiệu điện tử. Nhu cầu hàng năm về cảm biến trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ thiết bị vào năm 2024, tăng từ con số ước tính năm 2020 là 100 tỷ.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cho biết trong một tuyên bố: "Các bộ cảm biến được cho là sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc". Hàn Quốc sẽ đảm bảo các công nghệ lõi của các cảm biến thế hệ tiếp theo, với nhu cầu dự kiến sẽ tăng cùng với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Số tiền sẽ được chi để cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan tại Trung tâm Nanofab Quốc gia ở trung tâm thành phố Daejeon.

Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ có các chương trình tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước để giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ngoài.

Thị trường cảm biến toàn cầu dự kiến sẽ đạt 332,8 tỷ USD vào năm 2025, tăng trung bình 11% hàng năm so với mức 193,9 tỷ USD vào năm ngoái, theo ước tính của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng.

Khoản đầu tư này là bước đi mới nhất của chính phủ Hàn Quốc nhằm thúc đẩy Chính sách kinh tế mới của Hàn Quốc, với kinh phí đầu tư khoảng 58.000 tỷ won vào các công nghệ số quan trọng như cơ sở hạ tầng mạng và trí tuệ nhân tạo, để tạo ra khoảng 900.000 việc làm vào năm 2025./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đấu giá thành công 2 khối băng tần, thu về cho ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng
    Theo Bộ TT&TT, việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.
  • Amazon rót thêm 2,75 tỷ USD vào startup AI Anthropic
    Ngày 27/3, Amazon cho biết đang rót thêm 2,75 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng vốn đầu tư vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) này lên 4 tỷ USD.
  • Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế
    Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội kinh doanh sản phẩm, giải pháp ra nước ngoài, sáng 26/3/2024 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị lần hai về hợp tác số toàn cầu với chủ đề “Cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường quốc tế”.
  • “Kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21” từ góc nhìn của năng lực hiểu biết về truyền thông
    Mạng xã hội đã và đang chứa đầy thông tin sai lệch. Để tồn tại và phát triển tích cực trong một thế giới đầy ắp thông tin và luôn luôn biến động không ngừng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng thẩm định, phân tích thông tin, phân biệt giữa các hình thức truyền thông với những mục đích khác nhau.
  • Phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế số
    Logistics là một ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu cung cấp chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động về nhận hàng, đóng gói, vận chuyển, thủ tục giấy tờ hải quan, kho bãi, giao hàng và quản lý thông tin và ngày càng phát triển mạnh trong quá trình chuyển đổi số nền kinh tế.
Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu CNTT-TT Hàn Quốc đạt mốc kỷ lục mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO