Để CĐS, ĐMST thành công, DN cần có “kiến trúc sư số”

Doanh nghiệp số - Ngày đăng : 05:56, 30/08/2022

Theo đại diện BambuUP, đơn vị này luôn khuyến khích các doanh nghiệp (DN) khi chuyển đổi số (CĐS), đổi mới sáng tạo (ĐMST) thì phải cần đến “kiến trúc sư số” để có bản vẽ về ngôi nhà số, lộ trinh phát triển trong tương lai. Bởi vì, đây là một quá trình dài, nan giải và rất dễ nản lòng, trong khi phải đầu tư lớn.

Những vấn đề DN thường gặp khi tiến hành CĐS, ĐMST

Theo CEO Nền tảng kết nối ĐMST BambuUP Nguyễn Hương Quỳnh, COVID-19 là một "cú hích" tạo ra sự thay đổi lớn về nhận thức và hành động của DN về CĐS. CĐS trước đây được mọi người nhắc đến rất nhiều nhưng chưa có hành động, kế hoạch cụ thể, bởi vì DN chưa có nhu cầu thực sự và lo lắng sẽ ảnh hưởng đến nhân viên, doanh thu… trước mắt. Để rồi, khi COVID-19 xảy ra, một loạt DN chưa có những sự chuẩn bị liên quan đến CĐS gặp khó khăn, khi không có những công cụ làm việc để có thể đảm bảo các hoạt động từ xa. Còn những đơn vị đã hướng tới CĐS vẫn duy trì được hoạt động tương đối tốt, thậm chí còn tận dụng cơ hội để phát triển DN.

Để dẫn chứng, bà Quỳnh đã chia sẻ câu chuyện tư vấn cho một DN, trước chỉ quen bán hàng theo cách truyền thống, trước thời điểm COVID-19. BambuUP có gợi ý về việc kinh doanh online thay vì mô hình B2B quen thuộc, nhưng chủ DN cảm thấy rất lo lắng vì chưa từng thực hiện và đầu tư tốn kém. 

"Điều may mắn là chúng tôi đã thuyết phục thành công. Thời gian đầu dù việc thay đổi có gặp những khó khăn nhất định do chưa có kinh nghiệm. Nhưng khi COVID-19 diễn ra, mọi việc của DN đều thực hiện trơn tru trên môi trường trực tuyến, trong khi nhiều đơn vị khác trong lĩnh vực đó phải đóng cửa", bà Quỳnh chia sẻ.

Đó cũng chính là những thứ BambuUP đang thực hiện gần đây khi đánh giá về CĐS giữa các DN trong khu công nghiệp và khu chế xuất của TP. Hồ Chí Minh. Trong quá trình đó, BambuUP thấy rằng, có một số vấn đề mà các DN Việt đang gặp phải, đầu tiên là vẫn chưa phân biệt được thế nào là CĐS và mới đang ở những bước đi cơ bản (số hoá) để đi đến quá trình này. Vấn đề thứ 2 là khi xây nhà, mọi người thường thuê kiến trúc sư để thiết kế bản vẽ, nhưng khi DN xây "ngôi nhà số" cho đơn vị mình lại rất ít thuê tư vấn. Thay vào đó, các đơn vị thường có xu hướng xem nhu cầu ở các bộ phận, rồi lựa chọn xem có phần mềm nào hay thì mua về. Cuối cùng, số liệu trên các ứng dụng không khớp nhau, không đưa ra được một bức tranh tổng thể để hỗ trợ cho mô hình kinh doanh của DN. 

Chính vì vậy, theo bà Quỳnh, BambuUP luôn khuyến khích các DN khi CĐS phải cần đến "kiến trúc sư số", để có bản đồ về ngồi nhà số trong tương lai, lộ trình phát triển như thế nào. Bởi vì, đây là một quá trình dài, nan giải và rất dễ nản lòng hay đổ lỗi cho nhau. "Đó cũng là lý do tại sao đa phần DN trong giai đoạn đầu thường rất quyết tâm CĐS nhưng dễ bỏ dở trên hành trình này, do không nhận thấy kết quả trong khi chi phí đầu tư lớn. DN cần phải gia tăng nhận thức rất nhiều thì mới hy vọng CĐS thành công", bà Quỳnh lý giải.

BBU khuyến khích các DN CĐS phải cần đến "kiến trúc sư số", để có bản đồ về ngôi nhà số trong tương lai, lộ trình phát triển như nào. Đó là quá trình dài, nan giải, rất dễ nản lòng, rất dễ đổ lỗi cho nhau. Như vậy, đa phần DN  rât quyết tâm chuyển đổi, nhưng bỏ dở quá trình CĐS, vì không thấy kết quả, mà chi phí bỏ ra thì nhiều. Đấy là 2 bước mà bản thân DN Việt Nam cần phải tăng nhận thức rất nhiều, thì mới hy vọng CĐS thành công.

Chưa kể đến, khi CĐS, DN phải ứng dụng công nghệ, thay đổi mô hình kinh doanh rất nhiều trong khi đa phần nguồn lực nội bộ chưa sẵn sàng. Hay đối với nguồn nhân lực số, ngay cả thị trường Việt Nam còn thiếu, chưa nói đến câu chuyện của một DN. Trong quá trình làm việc với khách hàng, BambuUP thường sẽ đưa ra lộ trình CĐS của khách hàng sao cho phù hợp với thực tiễn và gắn liền với chiến lược kinh doanh của họ. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên và bắt buộc khi tiến hành CĐS là DN phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Điều này cũng giúp các hoạt động marketing hiệu quả hơn. Sau COVID-19, thị trường, kênh phân phối thay đổi rất nhiều, nên DN phải nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh của mình, xem có phải điều chỉnh gì hay không. Sau đó, các hoạt động liên quan như CĐS mới được điều chỉnh để phù hợp. 

"Khi đó, các kiến trúc sư số mới có thể vẽ ra được lộ trình phù hợp với chiến lược kinh doanh đó, xem nên thuê ngoài hay tận dụng nguồn lực nội bộ để CĐS", bà Quỳnh bày tỏ.

Như gần đây, BambuUP có tư vấn ĐMST cho một Tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, trước đây họ tự thực hiện bằng nguồn lực nội bộ và không ra được kết quả khả quan. Sau khi hợp tác với BambuUP để thiết kế, đưa ra những giải pháp phù hợp, chỉ sau 3 tháng, đơn vị này đã tăng gấp 10 lần số lượng khách hàng so với thời gian trước. "Đó cũng là cách để tận dụng nguồn lực từ bên ngoài, để có thể rút ngắn thời gian triển khai, tiết kiệm chi phí", bà Quỳnh nói.

Để CĐS, ĐMST thành công, doanh nghiệp cần có “kiến trúc sư số” - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh: Việc DN cho phép mình chậm lại trong quá trình CĐS, ĐMST sẽ khiến đơn vị mình phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn trong tương lai.

"Đi chậm" trong CĐS, ĐMST sẽ khiến DN gặp nhiều rủi ro trong tương lai

Trong thời gian qua, đã có nhiều DN truyền thống tích cực hơn trong quá trình ĐMST và CĐS. Lý giải cho điều này, bà Quỳnh cho rằng, nếu họ không thay đổi, tức là tự đào thải mình khỏi thị trường, trong bối cảnh khách hàng, đối thủ liên tục có những sự biến động. Điều này đúng với ngay cả những ông lớn trong thị trường công nghệ như Nokia, khi họ đã phải biến mất trên thị trường vì không thay đổi, không chấp nhận đổi mới. Có thể nói, thời điểm hiện tại, thay đổi chính là phương án an toàn nhất của DN, bởi vì, nếu dậm chân tại chỗ, họ sẽ không tồn tại. 

"Nhất là khi thị trường Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng với các nhà đầu tư nước ngoài. BambuUP liên tục nhận được yêu cầu của các nhà đầu tư từ liên tục nhận được yêu cầu của các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… muốn vào thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam", bà Quỳnh nói.

Nhưng để CĐS, những DN truyền thống sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn. Có thể kể đến như nếu xác định phải thay đổi, chấp nhận thử thách, thì điều này đồng nghĩa với việc phải làm khác những gì đang làm, khác với những thói quen, hành vi đang thực hiện từ trước đến nay. Đây cũng là lý do tại sao nhiều chủ DN truyền thống ngại thay đổi. Khó khăn tiếp theo là nguồn lực của DN chưa sẵn sàng, kỹ năng chưa đủ đáp ứng những yêu cầu mới, nhất là khi do dịch COVID-19 khiến nhiều công ty chưa thể tuyển dụng được đủ số lao động cần thiết. Những rào cản này khiến nhiều DN cho biết họ sẽ CĐS, sẽ ĐMST nhưng lại không dành đủ thời gian, đủ tâm huyết để vượt qua nó để đầu tư cho tương lai.

Thậm chí, nhiều DN đã bắt đầu nhưng lại đang đi chậm lại, "thiếu lửa" trên hành trình CĐS. Bà Quỳnh cho rằng, đây là một suy nghĩ sai lầm, suy nghĩ sai lầm của DN, trong bối cảnh thị trưởng đã sang giai đoạn mới. COVID-19 chỉ là dấu hiệu khởi đầu, trong tương lai không loại trừ khả năng sẽ có những biến động mới tương tự. Đó là lý do vì sao khi nói chuyện với DN, BambuUP luôn khẳng định các DN cần chuẩn bị tâm thế cho những "sự cố" lớn trong thời gian tới, thì họ có bị ảnh hưởng như giai đoạn vừa qua hay không. Nếu DN cảm thấy kể cả một dịch tương tự COVID-19 xảy ra, công ty tôi vẫn ổn, tức là họ đã có những sự chuẩn bị tốt. Còn câu trả lời là vẫn bị ảnh hưởng, thì đồng nghĩa với việc, công ty đó cần phải thay đổi. 

"Việc DN cho phép mình chậm lại trong quá trình CĐS, ĐMST đồng nghĩa với việc khiến đơn vị mình phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn trong tương lai, khi đó hậu quả sẽ rất rõ ràng", bà Quỳnh nhấn mạnh.

Về lời khuyên cho DN truyền thống, theo bà Quỳnh, các công ty phải xác định, ĐMST, CĐS là câu chuyện phải có, yếu tố sống còn nếu muốn muốn tồn tại, phát triển trên thị trường. Ngoài ra, các DN phải xác định rõ, đây là một hành trình khó khăn, những người lãnh đạo cần chuẩn bị tâm lý và quyết tâm, học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác, đón nhận chia sẻ, chuẩn bị phương án cho sự thay đổi của đơn vị mình.

Để làm được điều này, các DN cần nhìn lại chiến lược, để nhận ra điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của đơn vị mình, từ đó đưa ra phương án hoạt động phù hợp. Nhiều DN mà BambuUP làm việc, họ xây dựng chiến lược sắp tới không phải là chiến lược sản phẩm, giá mà là chiến lược hệ sinh thái đổi mới. Đối với các DN truyền thống, nếu tự xây một nền tảng, một công nghệ nào đấy để cạnh tranh với startup, thì sẽ mất nhiều thời gian, tiền bạc. Thay vào đó, một phương án khác là trở thành đối tác chiến lược hoặc mua lại, đầu tư với một startup bên ngoài để trở thành một phần trong hệ sinh thái của DN, tập đoàn lớn. 

"Tuỳ từng đơn vị, tuỳ từng chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có phương án của riêng mình, nên tự xây dựng hay đầu tư/mua lại/hợp tác với startup bên ngoài", bà Quỳnh nói.

Khi được hỏi, các DN truyền thống có lo ngại việc bị mất thị phần vào tay các DN ngoại hay không, bà Quỳnh cho rằng, có những lĩnh vực, DN Việt Nam có nhiều lợi thế, vì hiểu thị trường, hiểu người tiêu dùng như ngành bán lẻ. Các DN nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam trong lĩnh vực này sẽ rất chật vật, nhất là trong quãng thời gian đầu. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các DN nội "lơ là" nhờ vào lợi thế bản địa của mình. Bởi vì, những ngành như fintech, bán lẻ trong tương lai sẽ thay đổi cực kì nhanh và nếu công ty Việt Nam không thay đổi kịp thời thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh của mình. DN truyền thống phải nhhận thức, nhìn lại chiến lược kinh doanh của mình để có những hành động ngay lập tức./.

Thế Phương