Intel giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp

Doanh nghiệp số - Ngày đăng : 06:28, 12/05/2022

Tại Intel Vision 2022 từ 10 - 11/5 tại Texas (Mỹ), Intel đã công bố những nâng cấp mới của loạt sản phẩm thuộc nhóm silicon, phần mềm và dịch vụ.

Ông Pat Gelsinger, CEO Intel chia sẻ: "Chúng ta đang sống trong giai đoạn bùng nổ nhất của thị trường toàn cầu. Những thử thách mà các tổ chức đang phải đối mặt rất phức tạp và có liên quan tới nhau, do đó sự thành công của họ sẽ phụ thuộc vào khả năng áp dụng và tối ưu hóa các cơ sở hạ tầng và công nghệ hàng đầu. Intel áp dụng quy mô, nguồn lực và sự kì diệu của sản phẩm silicon, phần mềm cùng các dịch vụ để hỗ trợ các khách hàng và đối tác đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số (CĐS) trong môi trường phức tạp này."

Intel giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp - Ảnh 1.

Intel đã công bố những nâng cấp mới của loạt sản phẩm thuộc nhóm silicon, phần mềm và dịch vụ.

Các sản phẩm silicon, phần mềm, dịch vụ mới phục vụ CĐS

Các DN đang phải đối mặt với những áp lực ngày một lớn dần xoay quanh các vấn đề về chuỗi cung ứng, bảo mật, sự bền vững và khả năng thích ứng với sự phức tạp của lượng công việc mới. Intel đang hỗ trợ giải quyết các thách thức này thông qua việc ra mắt những phần cứng, phần mềm và dịch vụ mới từ điện toán đám mây (ĐTĐM) đến điện toán biên cho khách hàng.

Các công bố tại Intel Vision bao gồm: Bước nhảy vọt trong quy trình deep learning (máy học) với Habana Gaudi2. Vi xử lý Gaudi được sử dụng trong quy trình đào tạo deep learning cho AI cao cấp nhất và được biết đến bởi khả năng cho phép người dùng học nhiều hơn với chi phí thấp hơn. Habana Gaudi2 và bộ gia tốc Greco AI được xây dựng trên một ngăn xếp phần mềm đơn (single software stack) - tên gọi Synapse AI - hỗ trợ nhiều kiến trúc khác nhau, cho phép người dùng tận dụng hiệu suất và khả năng tiết kiệm điện của vi xử lý. 

Bên cạnh đó, Gaudi2 cũng cung cấp hiệu suất huấn luyện AI tốt hơn gấp 2 lần so với các sản phẩm dựa trên A100 trên thị trường, từ đó phục vụ tầm nhìn trọng điểm và các công việc thuộc NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy).

Trong khi đó, Intel Xeon thế hệ 4 Scalable thiết lập tiêu chuẩn mới cho hiệu suất hiện đại. Với việc các đơn vị lưu kho đầu tiên bắt đầu được vận chuyển từ 10/5/2022, vi xử lý Intel Xeon thế hệ thứ 4 Scalable sắp tới sẽ cung cấp hiệu suất đột phá, đi kèm với thiết bị gia tốc tích hợp mới có khả năng mang đến hiệu suất gấp 30 lần thông qua việc tối ưu hóa hoạt động của phần mềm và phần cứng khi thực hiện các tác vụ liên quan đến AI. 

Đối với các mạng lưới viễn thông, vi xử lý cũng mang đến các tính năng mới, giúp cung cấp năng suất cao gấp 2 lần cho các quá trình triển khai mạng truy cập vô tuyến ảo (vRAN). Trong điện toán hiệu suất cao, vi xử lý Intel, tên mã Sapphire Rapids với bộ nhớ băng thông cao (HBM) sẽ tăng cường băng thông bộ nhớ có sẵn cho vi xử lý, điện toán hiệu suất cao siêu sạc;

Trong quá trình hợp tác với Accenture, Intel đã khởi động dự án Apollo - một chương trình cung cấp cho các DN nguồn mở gồm 30 bộ giải pháp AI được thiết kế tối ưu giúp khách hàng dễ tiếp cận với AI hơn trong môi trường lưu trữ tại chỗ, lưu trữ đám mây hoặc lưu trữ biên. Bộ giải pháp đầu tiên của dự án Apollo sẽ được ra mắt trong vài tháng tới;

Intel đã tiết lộ về lộ trình phát triển mở rộng của IPU đến năm 2026, đi kèm với các nền tảng kiến trúc mạch tích hợp FPGA+ từ Intel (tên mã Hot Springs Canyon) và vi mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC) Mount Morgan, cũng như các sản phẩm 800GB thế hệ tiếp theo. IPU là những sản phẩm được thiết kế chuyên biệt với gia tốc kiên cố dành cho các nhu cầu điện toán cơ sở hạ tầng, cho phép DN hoàn thành tác vụ nhanh và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn.

Giải pháp GPU đơn lẻ cho chuyển mã truyền thông, đồ họa trực quan và suy luận trong ĐTĐM: TTDL GPU của Intel với tên mã Arctic Sound-M (ATS-M) là sản phẩm card đồ họa (GPU) rời đầu tiên của thị trường có bộ mã hóa phần cứng AV1. ATS-M là một GPU linh hoạt với mục tiêu đạt 150.000 tỷ điểm hoạt động mỗi giây (TOPS). 

Các lập trình viên sẽ có thể thiết kế cho ATS-M với phần mềm mở thông qua oneAPI. ATS-M sẽ hoạt động trong hai dạng thức và trong hơn 15 thiết kế hệ thống từ các đối tác bao gồm Dell, Supermicro, Cisco, Inspur, H3C và HPE. Sản phẩm sẽ được ra mắt vào quý 3/2022.

Tiếp theo, công ty đã hoàn thiện dòng sản phẩm thế hệ thứ 12 khi ra mắt bộ vi xử lý Intel Core HX. Được tạo ra để phục vụ các chuyên gia cần hiệu suất tối đa và tính linh hoạt để quản lý hoạt động trong môi trường kết hợp, cùng với thiết kế lên đến 16 lõi và tốc độ xung nhịp lên đến 5GHz, vi xử lý Intel Core i9-12900HX là nền tảng máy trạm di động hàng đầu thế giới.

Nhận thấy người dùng muốn có sự linh hoạt khi khai thác tài nguyên máy tính, Intel đã mang đến khái niệm đầu tiên về sáng kiến cơ sở hạ tầng phần mềm của mình: Dự án Endgame. Các ứng dụng có thể tận dụng lớp cơ sở hạ tầng của phần mềm này và cho phép các thiết bị khai thác tài nguyên điện toán từ các thiết bị khác trong mạng lưới để cung cấp dịch vụ điện toán có tính liên tục, độ trễ thấp, và luôn có sẵn. 

Ví dụ, khối lượng công việc đòi hỏi GPU chạy trên một thiết bị có thể cảm nhận và khai thác thêm mã lực xử lý đồ họa từ một máy mạnh hơn để nâng cao trải nghiệm của người dùng. Dự án Endgame đang được phát triển và Intel sẽ bắt đầu thử nghiệm phiên bản beta cho các cột mốc quan trọng đầu tiên của công nghệ này trong năm nay.

Các công bố cũng bao gồm cái nhìn ban đầu về các bước mà Intel đang thực hiện để kích hoạt các mô hình dịch vụ trong hệ sinh thái. Việc giới thiệu dịch vụ Intel On Demand giúp các DN giải quyết các nhu cầu về khối lượng công việc đang lớn dần, tính bền vững của sản phẩm và cơ hội mở rộng quy mô hệ thống gần nguồn dữ liệu. 

Dịch vụ này hiện đang được cung cấp thông qua một số đối tác như HPE GreenLake, Lenovo TruScale và PhoenixNAP's Bare Metal Cloud, và Intel cũng đã giới thiệu một mô hình kinh doanh tiêu dùng mới cho phép khách hàng điều chỉnh cơ sở hạ tầng phù hợp với nhu cầu và yêu cầu kinh doanh của họ.

Hợp tác để tạo ra công nghệ thay đổi thế giới

Điểm nhấn của sự kiện Intel Vision có thể kể đến như: 

Điện toán hiệu suất cao giải quyết những thách thức phức tạp trên thế giới:

Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne đang tiếp tục cung cấp hiệu suất đỉnh đạt 2 exaflops với siêu máy tính Aurora hoạt động trên vi xử lý Intel Xeon thế hệ thứ , tên mã Sapphire Rapids bộ nhớ băng thông cao (HBM) và trung tâm dữ liệu Intel GPU (tên mã Ponte Vecchio) với Intel oneAPI cung cấp sự tích hợp hệ thống liền mạch cho các lập trình viên. 

Trong bài phát biểu khai mạc 10/5, ông Rick Stevens - Giám đốc phòng thí nghiệm về máy tính, môi trường và khoa học đời sống tại Argonne, đã nói về việc lắp đặt siêu máy tính Aurora và bàn luận về cách Aurora giúp giải quyết một số vấn đề phức tạp của loài người, ví dụ như dự đoán khí hậu chính xác hơn và tìm ra các phương pháp mới giúp điều trị ung thư, đồng thời tạo ra các siêu truy cập exascale phục vụ các mục đích nghiên cứu, phát triển và đổi mới.

Trong bối cảnh các quy định ngày càng chặt chẽ, các công ty toàn cầu phải cân nhắc khi xác định phương thức sử dụng dữ liệu được quản lý để đào tạo và phát triển mạng nơ-ron một cách hiệu quả. Bosch và Intel đã hợp tác trong nỗ lực nghiên cứu nhằm phát triển một giải pháp AI an toàn cho phép Bosch đào tạo các mạng nơ-ron một cách riêng tư trên ĐTĐM công cộng. 

Để đạt được điều này trên quy mô lớn, bộ phận Nghiên cứu DN của Bosch đã xây dựng một nền tảng AI an toàn được hỗ trợ bởi Intel Software Guard Extensions (Phần Mở rộng Bảo vệ Phần mềm) có sẵn cùng các nền tảng Intel Xeon thế hệ 3.

Tự chủ trong nông nghiệp với mạng không dây riêng tư:

Blue White Robotics đã phát triển một giải pháp nông nghiệp tự động mới có thể chuyển đổi thiết bị hiện có của nhà nông thành một đội máy kéo tự động được kết nối với nền tảng quản lý Internet. 

Với sự trợ giúp từ Intel và Federated Wireless, Blue White Robotics đã khiến giải pháp này có khả năng mở rộng và tận dụng các vi xử lý Intel Smart Edge và Intel Xeon D, đồng thời triển khai sức mạnh của điện toán biên và phổ tần số chia sẻ để tạo nên một mạng không dây riêng ở bất kỳ trang trại nào.

Trải nghiệm bán lẻ "không chạm":

Đại dịch đã thay đổi phương thức mua sắm của người dân khi nhiều cửa hàng được ưa chuộng với các tùy chọn thanh toán không chạm hoặc tự thanh toán. Nourish + Bloom Market đã thiết kế một trải nghiệm mua sắm không chạm đề cao tính tự động hóa mà không thay thế các công việc hiện tại. 

Để đạt được điều này, Nourish + Bloom đã làm việc với Intel và UST, một công ty cung cấp giải pháp chuyển đổi hàng đầu, nhằm khai thác kiến thức kỹ thuật tổng hợp để xây dựng các cải tiến như phương thức tự thanh toán thế hệ mới bằng công nghệ computer vision và trải nghiệm mua sắm hoàn toàn tự chủ tại cửa hàng.

Công nghệ vì đời sống:

Intel hoạt động trên quy mô toàn hệ sinh thái để thúc đẩy sự thay đổi tích cực toàn cầu cho các thế hệ tương lai, ví dụ như nỗ lực giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp, đồng thời đảm bảo tương lai tươi sáng nhất và các kỹ năng cho lực lượng lao động thế hệ tiếp theo của tương lai thông qua các chương trình như AI Festival của Intel và hợp tác với Dự án Hidden Genius và Autodesk./.

Gia Bách