100% các tổ chức XTTM Thừa Thiên Huế được tập huấn ứng dụng CNTT, CĐS

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 21:55, 19/02/2022

Trong mục tiêu thực nhiện nhiệm chuyển đổi số (CĐS) tổng thể và toàn diện hiện nay, các cơ quan nhà nước, cấp chính quyền thành phố, tỉnh địa, phương (đơn vị) luôn xác định bám sát, triển khai hiệu quả trên 03 trụ cột quan trọng, cốt lõi gồm: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Cũng để triển khai 03 trụ cột trên, nhất là đảm bảo việc thực hiện hiệu quả, thực chất đối với trụ cột CQS, mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Hội đồng đánh giá mức độ chính quyền số cấp tỉnh, huyện năm 2021; đồng thời, tỉnh đã ban hành các tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ CĐS cụ thể cho các đơn vị trong tỉnh thực hiện năm nay và những năm tiếp theo.

Cụ thể, tỉnh đã ban hành Quyết định số 376/2022/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng đánh giá mức độ chính quyền số cấp tỉnh, cấp huyện năm 2021 (Hội đồng), gồm 08 thành viên, do ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng và Phó Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT.

Theo đó, Hội đồng có nhiệm vụ thẩm tra kết quả đánh giá, tổ chức điều tra xã hội học, xếp hạng mức độ chính quyền số cấp tỉnh, cấp huyện năm 2021; tham mưu UBND tỉnh quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng.

100% các tổ chức XTTM Thừa Thiên Huế được tập huấn ứng dụng CNTT, CĐS - Ảnh 1.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương được đánh giá cao việc áp dụng CNTT trong quản lý nhà nước, đô thị thông minh - (Ảnh minh họa)

Thừa Thiên Huế cũng ban hành hành Kế hoạch số 58/2022/KH-UBND về thực hiện Quyết định 1968/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) giai đoạn 2021 - 2030".

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh đạt những mục tiêu cụ thể: 100% các tổ chức xúc XTTM và 1000 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái XTTM số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin; 100% các tổ chức XTTM và 1000 lượt DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái XTTM số.

Cùng với đó, đảm bảo 100% các tổ chức XTTM và 1000 lượt DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động XTTM và bảo đảm an toàn thông tin; 100% thủ tục hành chính lĩnh vực XTTM đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, với 90% DN hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Trong giai đoạn này, tỉnh hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành XTTM và mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh được hình thành, kết nối, liên thông với CSDL của thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Để đảm bảo các kế hoạch, mục tiêu này, năm 2022, tỉnh tiến hành đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và CĐS trong xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống CSDL XTTM nhằm kết nối hiệu quả với Hệ sinh thái XTTM số… Các năm tiếp theo, tỉnh tích cực thực tham gia hiệu quả Hệ sinh thái XTTM số; hoàn thiện cơ chế, chính sách; nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến ứng dụng CNTT và CĐS trong XTTM; phát triển hạ tầng số…

Như vậy, với những quyết tâm thực hiện nhiệm vụ CĐS mạnh mẽ và việc ban hành các văn bản chỉ đạo cũng như thành lập Hội đồng, chúng ta luôn tin rằng, đây chính là những giải pháp chỉ đạo, hoạch định thiết thực, giúp địa phương tiếp cận, thúc đẩy nhanh, toàn diện quá trình tăng trưởng, phát triển./.

Đỗ Minh